Danh mục

Kỹ thuật chăm sóc cây có múi - ThS. Phan Anh Thế

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.15 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặc điểm chung cây có múi, kỹ thuật phòng trừ bệnh, kỹ thuật phòng trừ một số sâu hại,... là những nội dung chính trong tài liệu "Kỹ thuật chăm sóc cây có múi". Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đang học và nghiên cứu chuyên ngành Nông nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật chăm sóc cây có múi - ThS. Phan Anh Thế THS. PHAN ANH THẾ KỸ THUẬTCHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI (Tài liệu tham khảo) 2015 1KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÂY CÓ MÚI 1.1. Bộ rễ, lá, hoa, lộc  Rễ Rễ cam thuộc loại rễ nấm: Nấm Micorhiza ký sinhtrên lớp biểu bì của rễ hút nước, muối khoáng… Rễ phânbố chủ yếu ở tầng đất từ 10-30 cm. Cam quýt không ưatrồng sâu.  Lá Cây cam trưởng thành cần 150.000-200.000 lá. Tổngdiện tích khoảng 200-250 m2. Vì vậy khi phun thuốc trừ sâu bệnh cho 1 cây trưởngthành, diện tích lá cần phun của 2 cây tương đương với 1sào 500m2, nên lượng nước phải lớn hơn 16 lít. Tuổi thọ của lá 2-3 năm. Số lá tốt nhất để nuôi quả là50-60 lá/ quả. Trên mặt lá có khoảng 400-500 khíkhổng/1 mm2Email: anh_the.phan@outlook.com 2KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo  Hoa Hoa có 2 loại, hoa đầy đủ và hoa dị hình. Hoa đầyđủ có cánh dài, màu trắng, mọc đơn hoặc thành chùm.Nhị có thể có phấn hoặc không có phấn. Số nhị thường gấp 4 lần số cánh hoa, xếp thành 2vòng. Bầu thường có 10-14 ô (múi). Lưu ý, hoa của chi cam quýt chỉ đậu quả trên cành 1năm tuổi, quả có từ 8-14 múi, 0-20 hạt. Cam quýt chủ yếu là thụ phấn chéo, hoặc tự thụphấn, có thể không qua thụ phấn thì sẽ hình thành quảkhông hạt.  Lộc- Lộc xuân: từ tháng 2-3 (Bón phân lần 1 vào T1-T2)- Lộc hè: Cuối tháng 5-7 (Bón phân lần 2 vào T5-T6)- Lộc thu: Tháng 8-9 (Bón phân lần 3 vào T8-T9)- Lộc xuân cho cành hoa và cành quả. Lộc hè và lộc thusẽ hình thành cành quả cho năm sau.- Trong những đợt lộc cần chú ý phòng trừ sâu bệnh.Email: anh_the.phan@outlook.com 3KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo 1.2. Nhiệt độ, ánh sáng, đất, nước, gió Nhiệt độ: Thích hợp nhất 23-27oC Ánh sáng: Ưa ánh sáng tán xạ. Nước: Ưa ẩm nhưng không chịu úng. Nếu đủ ẩmtrong mùa hè và hạn nhẹ từ tháng 12-2 năm sau quả sẽnhiều . Tháng 3-4 khô hạn làm giảm số lượng quả/ cây.1.3. Đất và dinh dưỡng- Có tầng đất dày, đủ ẩm và thoát nước tốt.- Độ pH thích hợp 5,5-6,0, có thể trồng trên đất có pH từ4-8. Tuy nhiên nếu dưới 5 thì nên bón vôi để cây dễ hấpthu phân bón.- Bón phân theo tuổi cam, lượng phân bón cho 1 câyTính cho 1 cây trên 1 năm theo Gam (1kg = 1000 gam).Năm tuổi Đạm U rê Phân lân nung chảy Kali1-3 tuổi 110 - 330 310 - 630 1004-6 tuổi 440 - 550 840 - 1300 2007-10 tuổi 650 - 900 1600 - 1900 300Trên 10 900 - 1700 2200 - 2500 400- Bón theo lượng quả thu hoạch Loại phân và lượng phân 15 tấn/ha Trên 18 tấn/ha Urê (kg/1 tấn quả) 17 26 Lân nung chảy (kg/1 tấn quả) 50 75 KCl-Kali (kg/1 tấn quả) 16 20- Thời kỳ cây con: Bón lân và kali một lần vào cuối mùamưa, phân đạm và phân lân chia thành 3-4 lần, bón trướccác đợt lộc Xuân, lộc Thu và lộc Đông.Email: anh_the.phan@outlook.com 4KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảo- Cây trên 3 tuổi và bắt đầu thu hoạch quả:  Phân Urê: Chia làm 3 lần đều nhau, bón trước ra hoa, sau đậu quả và sau thu hoạch.  Phân Lân nung chảy: Bóng toàn bộ sau khi thu hoặc quả cùng với phân chuồng.  Phân Kali: Chia làm 2 lần đều nhau, bón sau khi đậu quả và trước khi thu hoạch 1-2 tháng.- Trên 7 tuổi: Nên bón theo sản lượng cam thu hoạchhàng năm._____________________________________________ 2. KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ BỆNH 2.1. Bệnh ghẻ sẹo (Elsinoe fawcettii) Bệnh gây hại chủ yếu trên các bộ phận non của câynhư lá non, cành non, trái non... trong điều kiện thời tiếtnóng ẩm (nhiệt độ cao, ẩm độ cao). Trên lá non: ban đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏmất màu, chỗ vết bệnh trong mờ. Sau đó vết bệnh lớndần, màu đỏ nâu. Dần dần vết bệnh tạo thành mụn cócnhô lên khỏi mặt lá, nhiều vết bệnh mọc dầy đặc, sờ lênmặt lá thấy mụn rộp, làm cho lá vặn vẹo, biến dạng. Xung quanh vết bệnh không có hoặc có mộtquầng vàng rất hẹp. Nếu bị tấn công trễ thì vết bệnh tậptrung ở gần gân chính của lá, làm cho lá co rúm, có hìnhdạng lòng mo. Trên cành non: vết bệnh cũng mọc nhô lên giốngnhư trên lá, vết bệnh thường mở rộng hơn và dày đặcEmail: anh_the.phan@outlook.com 5KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Tài liệu tham khảohơn. Nếu nhẹ vết bệnh sẽ làm cho cành sần sùi, vàngnhạt, có các vảy màu vàng, khi cạo nhẹ các vảy này sẽtróc ra. Nếu nặng sẽ làm cho cành bị khô, chết. Trên trái non: ban đầu vết bệnh nhỏ, sau đó lớn dầntheo độ lớn của trái ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: