Danh mục

Kỹ thuật chăm sóc hoa Lan sau khi ra hoa

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 260.23 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi trổ hoa, cây lan mất rất nhiều sức lực. Việc chăm sóc và dinh dưỡng đúng mức sẽ giúp cây mau hồi phục, tiếp tục tăng trưởng tạo điều kiện tốt cho lần ra hoa tiếp theo.- Sau khi cây lan trổ hoa, điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm là làm sao cho cây nhanh chóng tăng trưởng trở lại. Dấu hiệu dễ quan sát nhất là sự phát triển rễ mới, làm sao cho rễ mới ra càng nhanh càng tốt. Rễ mới càng nhiều thì càng tạo điều kiện cho sự hấp thu nước...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật chăm sóc hoa Lan sau khi ra hoaKỹ thuật chăm sóc hoa Lan sau khi ra hoaSau khi trổ hoa, cây lan mất rất nhiều sức lực. Việc chăm sóc và dinh dưỡngđúng mức sẽ giúp cây mau hồi phục, tiếp tục tăng trưởng tạo điều kiện tốt cholần ra hoa tiếp theo.- Sau khi cây lan trổ hoa, điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm là làm sao chocây nhanh chóng tăng trưởng trở lại. Dấu hiệu dễ quan sát nhất là sự pháttriển rễ mới, làm sao cho rễ mới ra càng nhanh càng tốt. Rễ mới càng nhiềuthì càng tạo điều kiện cho sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng dễ dàng, đưacây lan mau chóng trở về trạng thái phục hồi tăng trưởng.- Chúng ta nên đưa cây lan vào một chỗ thoáng mát, có nắng sáng, tốt nhất làcó ánh sáng tới 9 giờ sáng (sau đó nên qua lưới che hay mái che). Nếu thấychậu quá ẩm ướt thì phải để chậu khô ráo hẳn từ 1 – 2 ngày mới tưới nước lại.Nên nhớ sau đó chỉ tưới nước, không được pha thêm phân vào nước tưới, chỉtưới phân khi cây có dấu hiệu tăng trưởng trở lại (rễ mới bám vào chậu).- Để cây nhanh chóng ra rễ mới, trong lần tưới nước đầu tiên nên pha thêmB1 Thái có chứa kích thích tố NAA,ANA… (nồng độ 0,5cc/1lít nước) hoặcatonik. Sau đó, tùy điều kiện nơi trồng mà tưới nước sao cho vẫn đảm bảo đủnước mà không gây úng làm hư rễ.- Thông thường ở miền Nam, mùa nắng tưới nước từ một đến hai lần vào buổisáng sớm và chiều mát. Tưới phun sương hoặc cũng có thể tưới đẫm như mưarào sao cho nước thấm vào toàn bộ chậu lan. Chỉ tưới nước lại khi thấy khôđáy chậu và rễ khô trắng bề mặt. Với Hồ điệp không có giả hành dự trữ nước,có thể tưới nước hai ba lần/ngày, thậm chí có thể hơn nếu thời gian khô chậuquá nhanh.- Mùa mưa ở miền Nam thì sau khi tưới lan ta phải quan sát khi nào khô chậumới tưới lại. Thời gian này tùy thuộc vào nơi bạn trồng lan, có chỗ 2 – 3ngày, có khi cả tuần, thậm chí cả tháng mới khô chậu. Riêng với những câylan trồng trên cao, thời gian khô chậu có khi rất nhanh, do đó thời gian tướilại gần hơn.- Các bạn lưu ý rằng, việc cung cấp nước mỗi ngày mà không để ý khô chậuhay chưa sẽ làm cây lan chúng ta dễ chết, vì lan dư nước sẽ không ra rễ mớiđược, độ ẩm trong chậu ngày càng tăng cao, nước dư làm úng, chết rễ.- Trung bình cứ 3 lần tưới nước, có 1 lần ta thêm B1 Thái cho đến khi ra rễmới. Sau đó cứ một tháng một lần mới cần pha thêm B1 Thái vào nước tưới.Tuy nhiên, các bạn phải nhớ rằng, nếu thấy cây lan phát triển quá mềm yếuthì có thể tạm ngưng thuốc kích thích tăng trưởng. Nếu rễ đã bám chậu có thểdùng NPK nồng độ P,K cao hơn (20 – 20 – 20 hay 15 – 30 – 15 hay 6 – 30 –30) để tưới tăng cường cho cây cứng cáp lại.- Khi cây ra rễ mới bám vào chậu, thì ta có thể yên tâm tưới phân bình thườngnhư những cây lan khác, có thể tưới thêm một lần phân hữu cơ (phân hữu cơchỉ nên tưới gốc).

Tài liệu được xem nhiều: