1. Dấu hiệu nái sắp sinh - Nái sắp sanh thường biểu hiện ăn ít hay không ăn, có tiếng kêu rền của nái sắp đẻ. Nái thường ủi phá nền chuồng (hiện tượng quầng ổ). Để nái ít hao tốn năng lượng do việc quầng ổ, ta nên rải rơm, cỏ khô hoặc bao bố sạch vào chuồng cho nái nằm. - Nái sắp sinh có thể tăng thân nhiệt, tăng nhịp thở, đi lại không yên trong chuồng, đi phân, đi tiểu nhiều lần (gọi là đi mót) làm cho ô chuồng dơ bẩn. Do đó cần vệ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng nái đẻ và heo sơ sinh1234 Kỹ thuật chăm sóc và5 nuôi dưỡng nái đẻ và heo6 sơ sinh7 1 1. Dấu hiệu nái sắp sinh 2 - Nái sắp sanh thường biểu hiện ăn ít hay không ăn, có tiếng kêu rền của nái 3 sắp đẻ. Nái thường ủi phá nền chuồng (hiện tượng quầng ổ). Để nái ít hao tốn 4 năng lượng do việc quầng ổ, ta nên rải rơm, cỏ khô hoặc bao bố sạch vào 5 chuồng cho nái nằm. 6 - Nái sắp sinh có thể tăng thân nhiệt, tăng nhịp thở, đi lại không yên trong 7 chuồng, đi phân, đi tiểu nhiều lần (gọi là đi mót) làm cho ô chuồng dơ bẩn. 8 Do đó cần vệ sinh và giữ chuồng luôn khô ráo để tránh nhiễm trùng cho heo 9 con và bộ phận sinh dục heo nái sau khi đẻ.10 - Nái sắp đẻ có bộ vú phát triển rõ rệt,các núm vú dài ra, quầng núm rộng.11 Heo sắc lông trắng thường có quầng núm vú và núm vú màu đỏ hồng, hai12 hàng vú tạo thành hai bệ sữa chạy dọc đường giữa bụng, có rãnh phân chia rõ13 rệt giữa hai hàng vú và các vú.14 - Khi nặn đầu vú chưa thấy sữa non, chắc chắn nái chưa đẻ trong 4 – 6 giờ sắp15 tới; nếu sữa non rịn ra đầu vú qua hai lỗ tia sữa, nái sẽ đẻ trong vòng 6 giờ.16 Khi nặn các đầu vú đều có sữa non vọt thành tia dài, nái sẽ sinh trong vòng 217 giờ sau. Nếu bộ phận sinh dục có nước nhờn màu hồng và những hạt lợn cợn18 như hạt đu đủ (cứt su do heo con thải ra), nửa giờ sau nái sẽ đẻ. Nếu nái nằm19 nghiêng một bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, quẩy đuôi rặn đẻ thì chỉ20 vài mươi giây sau nái sẽ đẻ.21 2. Chăm sóc nái đẻ và heo con sơ sinh22 - Nơi nái đẻ phải thoáng mát, yên tĩnh. Nhiệt độ cao, hầm nóng, không thông23 thoáng làm cho nái thở mệt, lười rặn, đẻ chậm gây ngộp thai. Sự ồn ào, lạ24 người chăm sóc, sự hiện diện của thú lạ như chó mèo có thể làm nái hoảng sợ25 hoặc hung dữ, ngưng đẻ hoặc đẻ chậm, số heo con chết lúc đẻ tăng. 1 - Thông thường mỗi 15 – 20 phút nái đẻ 1 con, có khi nái đẻ liên tiếp nhiều 2 con rồi ngưng nghỉ một thời gian. Bình thường, khoảng 3 – 4 giờ nái đẻ hết số 3 con, nhau được tống ra sau cùng. Những nái tống nhau ra hàng loạt sau chót 4 thường ít bị viêm nhiễm đường sinh dục vì lá nhau như là chất “lau rửa” tống 5 khứ chất dịch hậu sản ra khỏi đường sinh dục. Trái lại nái có thai chết trước 6 khi sinh hoặc thai lớn còn nằm trong bọc nhau, thì nái ít rặn, chậm đẻ; những 7 thai này ảnh hưởng xấu đến những thai còn sống bên trong (tăng số heo con 8 ngộp, chết trong lúc sanh: chết tươi). 9 - Cần cảnh giác các trường hợp nái sinh con nhanh bỗng nhiên ngưng đẻ,10 cường độ rặn yếu để có biện pháp can thiệp kịp thời tống những thai chết11 trước khi sinh, cứu sống những thai sống trong bụng nái. Cũng có trường hợp12 sau khi tống hết số nhau (bằng số con đẻ ra), vẫn còn sót thai. Nguyên nhân13 do thai này to và cũng do nái mệt, ngủ nên không đẻ ra kịp. Hậu quả là thai14 chết, thai bị sình thối gây viêm nhiễm trùng nặng cho nái; nái sốt cao, bỏ ăn,15 mất sữa…; heo con chết vì đói.16 - Không nên can thiệp bằng oxytocin khi chưa đẻ con đầu tiên. Nếu cần thiết,17 nên thăm khám vùng chậu, không nên thọc tay sâu vào bên trong tử cung vì18 dễ gây nhiễm trùng tử cung. Nếu thọc tay sâu vào tử cung nhiều lần gây rối19 loạn nhu động, làm đau nái, nái tạm ngưng đẻ một thời gian.20 - Nhiều trường hợp nái đẻ mà heo con vẫn còn nằm trong bọc nhau, cần21 nhanh chóng xé bọc để heo thở, không bị chết ngộp. Sau khi nái đẻ hết con,22 nhau sẽ tống ra (số lá nhau bằng số con). Nái cho con bú mà đuôi buông23 thỏng thì xem như không còn sót con, sót nhau. Trái lại, khi cho con bú, nái24 vẫn còn cong đuôi (đuôi quấn một vòng cong) và quan sát kỹ có thể thấy25 thỉnh thoảng nái nín thở, ép bụng thì xem như vẫn còn sót con hay sót nhau. 1 Dấu hiệu cong đuôi thường báo hiệu rất chính xác tình trạng sót con, sót 2 nhau. Heo nái đẻ sót con xảy ra nhiều hơn sót nhau so với những thú khác. 3 - Trong khi đẻ, nhiều nái thường đứng dậy, đi uống nước, hoặc đi phân, đi 4 tiểu, trở thế nằm để tiếp tục đẻ. Nguyên nhân có thể do thai phân bố hai bên 5 sừng tử cung. Do vậy khi thấy nái đẻ một số con rồi ngưng nghỉ, ta nên nhẹ 6 nhàng đỡ nái đứng dậy đi một vòng và tác động các vú đối diện để cho nái trở 7 bề nằm (nếu muốn nái nằm bên phải thì xoa nắn bệ vú, hàng vú bên trái và 8 ngược lại). 9 - Trước khi nái đẻ cần vệ sinh sạch sẽ vùng hội âm (quãng giữa âm hộ với hậu10 môn). Vùng này thường có nhiều nếp gấp, da chết, tích tụ chất bẩn hoặc phân11 dính, chúng dễ vấy nhiễm vào âm đạo khi can thiệp móc thai. Nên cắt sạch12 lông đuôi để tránh tình trạng nái quẩy đuôi khi rặn đẻ làm văng và phát tán13 dịch nhày (sản dịch), hoặc dịch hậu sản, hoặc mủ (khi bị viêm đường sinh14 dục). Việc cắt lông đuôi cũng có lợi cho chủ nuôi đoán biết khoảng cách giữa15 hai lứa đẻ của nái ( ...