Danh mục

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.54 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dê cái sinh sản Thân mình nở rộng, đầu rộng hơi dài, ngực sâu và dài, da mềm, lông bông mịn, bộ phận sinh dục nở nang. Dê cái mắn đẻ (1,5 -1,6 lứa/mẹ/năm), nuôi con khéo, dê con mau lớn. 2. Dê đực giống Dùng dê Bách Thảo làm đực giống cho lai với dê cỏ tạo con lai có tầm vóc to, cho nhiều thịt. Chọn con có thân hình cân đối, ngực nở, không khuyết tật, đầu to, ngắn, rộng, tai to và dày, dài cụp xuống, mắt sáng, tinh nhanh, tứ chi khoẻ mạnh, cứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI DÊ I.CHỌN GIỐNG 1. Dê cái sinh sản Thân mình nở rộng, đầu rộng hơi dài, ngực sâu và dài, da mềm, lôngbông mịn, bộ phận sinh dục nở nang. Dê cái mắn đẻ (1,5 -1,6 lứa/mẹ/năm),nuôi con khéo, dê con mau lớn. 2. Dê đực giống Dùng dê Bách Thảo làm đực giống cho lai với dê cỏ tạo con lai có tầmvóc to, cho nhiều thịt. Chọn con có thân hình cân đối, ngực nở, không khuyết tật, đầu to,ngắn, rộng, tai to và dày, dài cụp xuống, mắt sáng, tinh nhanh, tứ chi khoẻmạnh, cứng cáp, chắc chắn, 2 tinh hoàn đều đặn, to, cân đối. II. PHỐI GIỐNG Chỉ phối giống lần đầu khi dê cái đạt trên 7 tháng tuổi, trọng lượng 15– 17 kg. Với dê đực Bách Thảo trên 8 – 9 tháng tuổi, trọng lượng 22 – 25kg. Tuyệt đối không cho dê đực giống phối với dê cái có quan hệ gần gũihọ hàng như anh chị em ruột hoặc là con cháu của dê đực giống đó để tránhhiện tượng đồng huyết. Chu kỳ động dục của dê là 19 – 21 ngày. Thời gian động dục kéo dài1 – 3 ngày với các biểu hiện âm hộ sưng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, nhảy lênlưng con khác, kêu la bỏ ăn. Phối giống vào ngày thứ 2 sau khi có biểu hiệnđộng dục, tốt nhất là phối 2 lần trong ngày: sáng sớm và chiều mát. Sau phối giống 21 ngày, nếu dê cái không động dục lại thì có thể là dêcái đã có chửa. III. THỨC ĂN Thức ăn thô xanh: cỏ tự nhiên, cây bụi, lá cây như mít, keo tai tượng,chuối, xoan, cây đậu, lá sắn, … các loại cỏ trồng như cỏ voi, cỏ ghinê, đậuSơn Tây, keo dậu... Thức ăn tinh: lúa, ngô, khoai, sắn (thái lát phơi khô), các phụ phẩmnông, công nghiệp chế biến như khô dầu, cám, rỉ mật,... Thức ăn củ quả: sắn, khoai lang, chuối, bí đỏ. Thức ăn khoáng: bột can xi, bột vỏ sò, vỏ trứng. Nên bổ sung muốivào khẩu phần ăn cho dê Không cho dê ăn thức ăn đã thối mốc, hà hỏng hoặc lẫn đất, cát. IV. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG 1. Nuôi dưỡng dê cái sinh sản. a. Dê cái mang thai Dê mang thai trung bình 150 ngày. Trong thời gian này nhu cầu dinh dưỡng của dê tăng dần lên đặc biệtở 2 tháng cuối cùng. Cần đáp ứng đủ số lượng và chất lượng thức ăn để nuôithai và có đủ lượng sữa để nuôi con sau đẻ, đồng thời hồi phục cơ thể dê mẹnhanh sau đẻ. Không chăn thả quá xa chuồng; Tránh dồn đuổi, đánh đập dê, tuyệtđối không nhốt dê đực giống trong đàn cái đang chửa. b. Dê đẻ và nuôi con Sau khi đẻ cần lấy khăn sạch, mềm, khô lau hết nhớt từ miệng, mũi,tai, mình, 4 chân. Không được để dê mẹ ăn nhau thai. Dê mẹ đẻ xong cho uống nướcấm pha muối 0,5% hoặc nước đường 10% Cung cấp thức ăn thô xanh non, ngon, chất lượng tốt, bổ sung thêmthức ăn tinh, củ quả cho dê mẹ với lượng 300 – 500 g/con/ngày. 2. Nuôi dê con từ sơ sinh đến cai sữa Sau khi đẻ 20-30 phút cho dê con bú sữa đầu ngay nhằm tăng cườngsức khoẻ, s ức đề kháng ph òng b ệnh tật. Từ ngày tuổi 15 trở đi bắt đầu tập cho dê con ăn các loại thức ăn dễtiêu như bột cám, bột ngô, các loại cỏ lá non, khô sạch. Từ 24 - 45 ngày tuổi cho ăn 30-35g thức ăn tinh. Từ 21–30 ngày tuổitrở đi cho dê con chăn thả theo đàn. V. CHUỒNG TRẠI Chuồng nuôi: kiểu chuồng sàn, cao cách mặt đất 40-80 cm, có thangcho dê lên xuống... Sàn làm bằng nan gỗ hoặc tre, phẳng, chắc có khe rộngluôn khô, sạch, thoáng mát mùa hè và tránh được gió lùa mùa đông. Nên có ngăn riêng cho các nhóm: Dê đực giống và dê đực hậu bị; Dêchửa gần đẻ, dê mẹ và dê con dư ới 3 tháng tuổi; Các loại dê k hác. Có máng cỏ, máng thức ăn tinh và máng uống. C ó sân chơi liền với chuồng, cao ráo không đọng n ước, dễ quétd ọn. VI. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH Phòng bệnh: Định kỳ 6 tháng một lần tiêm phòng các loại vắc xin:Nhiệt thán, Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng ... và tẩy giun sán. Hàng ngày phải theo dõi tình trạng sức khoẻ đàn dê để phát hiệnnhững con ốm yếu, bỏ ăn, chướng bụng đầy hơi, lở loét miệng để kịp thờiđiều trị. ...

Tài liệu được xem nhiều: