Hoà các thành phần trên với 2,5 lít nước để cho dê uống với mức 10% khối lượng cơ thể, chia ra uống 2-4 lần/ngày trong 2 ngày liền, từ ngày thứ 3 giảm dần lượng dung dịch đó và tăng dần lượng sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn. Nếu sau 2 ngày mà dê không khỏi tiêu chảy thì nên kết hợp dùng kháng sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật chăn nuôi dê part 7Hoà các thành phần trên với 2,5 lít nước để cho dê uống với mức 10% khối lượngcơ thể, chia ra uống 2-4 lần/ngày trong 2 ngày liền, từ ngày thứ 3 giảm dần lượngdung dịch đó và tăng dần lượng sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn. Nếu sau 2 ngày màdê không khỏi tiêu chảy thì nên kết hợp dùng kháng sinh.Có thể sử dụng nước sắc các loại lá, quả có chất chát như: búp ổi, hồng xiêm, cỏsữa v.v. để thay nước pha các thành phần hoạt chất trên.Trường hợp bệnh nặng thì cần dùng kháng sinh để điều trị (Ví dụ: hỗn hợpTrimethoprim - Sulfonamide, tetracyclin, neomycin)Phòng bệnhCách ly ngay những con dê mắc bệnh. Chuyển dê ra khỏi chuồng ô nhiễm để vệsinh sát trùng. Vệ sinh chuồng dê sạch sẽ; khô ráo trước khi đẻ. Dê con sơ sinh cầnđược bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Dê con cần dược lót ổ bằng cỏ khô và khẩuphần thức ăn tinh được bắt đầu ăn từ tuần thứ hai, khi dạ cỏ phát triển tốt, hệ vikhuẩn hoạt động bình thường và chống được hiện tượng sốc khi cai sữa. Chốngnhiễm bẩn vào thức ăn, nước uống.Bệnh viêm phổi (Pneumonia)Nguyên nhânBệnh này được gây nên bởi vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc do các tác động củamôi trường như lạnh, gió lùa, vận chuyển đường dài, ẩm ướt làm giảm sức đềkháng của cơ thể.Triệu chứng lâm sàngBệnh có thể ở dạng quá cấp làm dê chết nhanh, thường ở dạng cấp tính và mãn tínhcó thời gian nung bệnh thường 6- 10 ngày hoặc lâu hơn. Tất cả các lứa tuổi dê đềucó thể mắc bệnh này. Triệu chứng lâm sàng đặc trưng là dê bị sốt, ho và thở khó,đau, đầu cúi xuống, có thể chảy nước mũi và chảy dãi, dê không muốn hoạt động.Tỷ lệ mắc bệnh 100% và tỷ lệ chết thường là 50-100%. Dê chết trong vòng 2-10ngày sau khi biểu hiện triệu chứng lâm sàng.Điều trị và phòng bệnhĐiều trị cũng như phòng bệnh phải bắt đầu từ khâu chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tạosự thông thoáng trong chuồng nuôi dê, thức ăn và nước uống được đảm bảo sạchsẽ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt khi vận chuyển đường dài và thời kỳ sinhsản. Dê mắc bệnh cần được điều trị sớm bằng một số loại kháng sinh như: Tylosin(11 mg/kg), Tetracyclin (15mg/kg), Tiamulin (20 mg/kg) hoặc Streptomycin (30mg/kg). Kết quả điều trị chỉ đạt khoảng 87%.Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis)Nguyên nhânBệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella hemolytica và/hoặc Pasteurellamultocida gây nên.Cả hai loại vi khuẩn đó đều tiềm sinh ở phần trên đường hô hấp của dê khỏe. Bệnhxảy ra sau khi nhiễm vi rút hoặc độc tố vi khuẩn, các nhân tố kích thích (stress)như: điều kiện môi trường ngột ngạt, nhốt gia súc chật chội, thay đổi thức ăn độtngột, vận chuyển, sức đề kháng giảm. Độc lực của vi khuẩn Pasteurella rất cao vàtăng lên trong quá trình gây bệnh. Vì vậy bệnh có thể lây lan khắp toàn đàn.Triệu chứng lâm sàngTrong trường hợp cấp tính, dê sốt cao 40-410C, chảy nước mũi và nước mắt. Dê lờđờ, sút cân, khó thở và ho. Tỷ lệ chết lên tới 10% hoặc cao hơn. Phổ biến thườngthấy một con dê trong đàn chết đột ngột trước khi có biểu hiện triệu chứng ốm.Điều trịCác loại kháng sinh thường được sử dụng là Penicillin (20.000-40.000 UI/kg; 2lần/ngày), Ampicillin (5-10 mg/kg), Tetracycline (5 mg/kg, 1 lần/ngày), và Tylosin(10-20 mg/kg, 1-2 lần/ngày). Tất cả các loại thuốc này có thể tiêm bắp hoặc tiêmdưới da. Sau khi điều trị 48 giờ nếu không thấy giảm bệnh (hạ sốt, ngon miệnghơn...) thì nên dùng kháng sinh khác điều trị trong 48 giờ tiếp theo. Khi thấy códấu hiệu khỏi bệnh thì nên kéo dài liệu trình thêm tối thiểu 48-72 giờ. Có nghĩa làtối thiểu phải điều trị bệnh này trong vòng 4-5 ngày.Phòng bệnhĐảm bảo môi trường nuôi nhốt dê thông thoáng để giảm ẩm độ trong chuồng nuôi.Đàn dê mới nhập về phải cách ly ít nhất 2 tuần. Tăng cường sức đề kháng tự nhiêncủa dê con bằng cách cho con sơ sinh bú sữa đầu đầy đủ.Bệnh viêm ruột hoại tử (Enterotoxemia)Nguyên nhân và dịch tễBệnh được gây nên bởi vi khuẩn Clostridium perfringens chủng D. Loại vi khuẩnnày thường cư trú trong đường ruột của gia súc khoẻ mà không gây bệnh vì sốlượng vi khuẩn thấp và độc tố được tiết ra sẽ nhanh chóng theo chiều nhu động củaruột thải ra ngoài. Khi gặp sự tiêu hoá bất bình thường như cho ăn nhiều thức ăn dễlên men, giàu tinh bột hoặc thức ăn khó tiêu qua dạ cỏ tới dạ tổ ong và ruột, ở nơiđó tạo điều kiện cho vi khuẩn Clostridium perfringens phát triển nhanh. Sự tăngtrưởng vi khuẩn này cùng với giảm nhu động ruột sẽ tăng cường độ và độc lực gâybệnh của độc tố mà được sản xuất ra bởi vi khuẩn, rồi dẫn đến viêm ruột và ỉachảy. Đây là một bệnh đặc trưng ở đường tiêu hoá của loài nhai lại. Hầu hết cácđợt bệnh dịch này đều nổ ra ở đàn dê sữa nuôi thâm canh và bán thâm canh khi cósự thay đổi đột ngột về thức ăn hoặc chế độ nuôi dưỡng. Đặc biệt là dê chăn thả,cho ăn nhiều ở đồng cỏ thấp với cỏ non, giàu protein, nghèo xơ, cho ăn nhiều tinhbột như mỳ, cám, rỉ mật, đặc biệt là ăn nh ...