Danh mục

Kỹ thuật chăn nuôi dê part 9

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 428.72 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quá trình gây bệnh bắt đầu từ vĩ ấu trung gian xâm nhập vào gan và di trú qua mô gan. Khi có 1000 con sán ký sinh trong cơ thể có thể sinh ra bệnh sán lá gan cấp tính ở dê. Khi có 200 con sán ký sinh trong cơ thể chỉ có thể gây nên bệnh ở dạng bán cấp tính. Trong trường hợp cấp tính có sự phá vỡ mô gan từng vùng với hiện tượng xuất huyết nặng, máu rỉ đầy xoang bụng và làm dê chết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật chăn nuôi dê part 9Quá trình gây bệnh bắt đầu từ vĩ ấu trung gian xâm nhập vào gan và di trú qua môgan. Khi có 1000 con sán ký sinh trong c ơ thể có thể sinh ra bệnh sán lá gan cấptính ở dê. Khi có 200 con sán ký sinh trong cơ thể chỉ có thể gây nên bệnh ở dạngbán cấp tính. Trong trường hợp cấp tính có sự phá vỡ mô gan từng vùng với hiệntượng xuất huyết nặng, máu rỉ đầy xoang bụng và làm dê chết. Thậm chí khôngxuất huyết dê cũng có thể chết trong vòng vài ngày do hậu quả của việc mất chứcnăng hoạt động của gan. Bệnh viêm gan mãn tính xuất hiện sau khi sán xâm nhậpvào ống mật và gây mưng mủ. Khi đó sẽ xảy ra thiếu máu và thiếu protein huyếtthanh. Cả 3 dạng trên có thể xuất hiện đồng thời ở một cơ thể dê.Bệnh sán lá gan cấp: Mặc dù ít xảy ra ở dê, nhưng có thể xuất hiện các trường hợpnhư dê chết đột ngột, hoặc yếu dần, suy nhược cơ thể, biếng ăn và xanh xao (da,kết mạc, niêm mạc nhợt nhạt). Hiện tượng này kéo dài 3 ngày rồi chết.Bệnh sán lá gan bán cấp: Có các dấu hiệu giống như trên nhưng kéo dài vài tuần.Bệnh sán lá gan mãn tính: Là dạng phổ biến nhất. Gia súc mắc bệnh thì suy yếu,kém ăn, lờ đờ, giảm tiết sữa và giảm trọng lượng sau một tháng trở lên. Trongtrường hợp kéo dài, có thể dê bị ỉa chảy. Thể lực kém, xù lông, niêm mạc nhợt nhạtvà tim đập nhanh hơn. Có xuất hiện thủy thũng trong trường hợp kéo dài.Điều trị và phòng bệnhThuốc điều trị và phòng bệnh sán lá gan có tác dụng tốt thường có ở Việt Nam làAlbendazole (10 mg/kg, uống). Sau khi tẩy 3 ngày, phân gia súc thải ra phải đượcthu gọn và tiêu độc. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là không nên chăn thả dê ở khuvực có điều kiện cho ốc nước ngọt cư trú và định kỳ 6 tháng một lần tẩy sán bằngthuốc hiệu lực cao cho toàn đàn dê bị nhiễm sán.Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)Nguyên nhânBệnh cầu trùng được gây nên bởi các chủng Eimena. Đây là dạng đơn bào ký sinhcư trú ở ruột non. Dê hơn 6 tháng tuổi thường có miễn dịch. Tuy nhiên, bệnh có thểxuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào của dê, nếu chúng bị nhiễm quá cao một cách độtxuất. Miễn dịch cũng có thể bị suy yếu đi bởi dê già và do stress như ốm, tiết sữa,vận chuyển, thay đổi thức ăn nước uống. Những dê non dưới 5 tháng tuổi hay mắcbệnh nặng vì chúng chưa phát triển được khả năng miễn dịch. Bệnh cầu trùngthường xuất hiện ở cơ sở nuôi thâm canh nhiều hơn so với quảng canh. Hầu hếtbệnh xảy ra ở thời gian cai sữa; đặc biệt là dê con cai sữa đột ngột, không có sựchuyển tiếp thức ăn tinh trước khi ngừng bú sữa. Nếu cho dê ăn thức ăn trên mặtđất là dê dễ nhiễm cầu trùng. Nói chung, bệnh xảy ra ở dạng cá thể sau một giaiđoạn ỉa chảy dài khoảng 2 tuần và tỷ lệ chết không quá 10%. Trường hợp bệnh xảyra đột xuất ở cơ sở nuôi dê thâm canh, tỷ lệ chết ở đàn dê con có thể tới 50%.Bệnh lý và triệu chứng lâm sàngTác động có hại của bệnh cầu trùng ở dê con là sự phá hủy biểu mô đường tiêuhoá. ỉa chảy là hậu quả của sự viêm niêm mạc đường ruột. Trường hợp bệnh nặngsự xuất huyết đường ruột có thể làm dê chết do mất máu. Trường hợp cấp tính còngây mất nước và mất chất điện giải. Nhiều khi bệnh thứ cấp do vi trùng cũng xuấthiện sau khi niêm mạc bị phá hủy.Bệnh cầu trùng mãn tính thể hiện: dê con sinh trưởng kém, giảm trọng, phân khôngở dạng viên. Trường hợp quá cấp tính do xuất huyết đường ruột làm dê chết độtngột trước khi có dấu hiệu ỉa chảy hoặc đau bụng. Trong đường ruột có thể chứađầy máu do niêm mạc đường ruột bị phá hủy. Trường hợp cấp tính, các triệu chứngban đầu là kém ăn, gầy yếu, và đau bụng, thể hiện: kêu la và đứng dậy, nằm xuốngliên tục. Phân dê ban đầu nhão, sau loãng, có màu xanh hơi vàng chuyển đến màunâu, lẫn máu. Dê non, yếu sẵn có thể chết do cầu trùng cấp tính trong vòng 1 hoặc2 ngày sau khi biểu hiện lâm sàng. Dê già hơn hoặc dê có sức đề kháng cao có thểbiểu hiện ỉa chảy và gầy yếu với sự giảm trọng trong vòng 2 tuần.Điều trị và phòng bệnhMột số loại Sulfamide có thể được sử dụng như là thuốc cầu trùng nhưng chỉ có tácdụng ức chế sự sinh sản của cầu trùng, giảm được sự thiệt hại trong đàn, chứ khôngthể tiêu diệt hết được mầm bệnh. Ví dụ: Sulfadimethoxine (75 mg/kg thể trọng),Sulfadimidine (75 mg/kg thể trọng), Sulfamethazine (60 mg/kg thể trọng). Các loạithuốc đó nên được sử dụng cho uống, hoặc trộn thức ăn trong 5 ngày liền, nghỉ mộtngày và lại tiếp tục điều trị trong 5 ngày.Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp đối với bệnh cầu trùng là vệ sinh môi trườngtốt, tránh gây các tác động mạnh đột ngột khi cai sữa, nền đất, sàn chuồng và đồ lótkhông được để ướt, nhốt dê ở nơi khô ráo... những biện pháp này có hiệu quảphòng bệnh hơn so với dùng thuốc sát trùng, vì độ ẩm cao là điều kiện tốt cho cầutrùng phát triển. ánh nắng mặt trời trực tiếp có tác dụng sát trùng tốt. Sử sung thuốckháng cầu trùng trong thức ăn hoặc nước uống liên tục từ 2 tuần đến 5 tháng tuổicó thể phòng được bệnh.C. Các b ...

Tài liệu được xem nhiều: