1. Giống và thời vụ bắc mạ: - Nhị ưu 838, N98: Thời gian gieo mạ 10-15/1/2012 - KD18, HT1, Syn6: Thời gian gieo mạ 15-20/1/2012 - TH3-3, PC6: Thời gian gieo mạ 25-30/1/2012 2. Kỹ thuật làm mạ: * Ngâm ủ giống lúa thuần: Thóc giống sau khi đã loại bỏ hạt lép, lửng được xử lý bằng nước nóng 540C (được pha với tỷ lệ 3 sôi + 2 lạnh) và tiếp tục ngâm cho đến khi hạt hút no nước. Toàn bộ thời gian ngâm hạt giống: 48h, cứ ngâm 10-12 giờ thay nước 1 lần,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỸ THUẬT GIEO MẠ PHỦ NILON VÀ CHĂM SÓC MẠ TRÀ LÚA XUÂN MUỘNKỸ THUẬT GIEO MẠ PHỦ NILON VÀ CHĂM SÓC MẠ TRÀ LÚA XUÂN MUỘN1. Giống và thời vụ bắc mạ: - Nhị ưu 838, N98: Thời gian gieo mạ 10-15/1/2012 - KD18, HT1, Syn6: Thời gian gieo mạ 15-20/1/2012 - TH3-3, PC6: Thời gian gieo mạ 25-30/1/20122. Kỹ thuật làm mạ: * Ngâm ủ giống lúa thuần: Thóc giống sau khi đã loạibỏ hạt lép, lửng được xử lý bằng nước nóng 540C (được pha vớitỷ lệ 3 sôi + 2 lạnh) và tiếp tục ngâm cho đến khi hạt hút nonước. Toàn bộ thời gian ngâm hạt giống: 48h, cứ ngâm 10-12giờ thay nước 1 lần, sau cùng đãi sạch chua để ủ. Quá trình ủnếu thấy hạt giống khô, cần tưới thêm nước ấm, khi hạt giống córễ dài bằng chiều dài của hạt thóc và mầm có chiều dài bằng ½hạt thì đem ra gieo.(đối với lúa lai theo quy trình cụ thể từnggiống). * Gieo mạ: Yêu cầu gieo chìm mộng. * Lượng giống gieo và tuổi mạ: - Mạ dày xúc: 0,2 - 0,3 kg mộng/m2. - Mạ sân: 0,4 - 0,5 kg mộng/m2. - Đưa ra ruộng cấy: Khi mạ đạt 3 lá. * Làm đất: - Đối với mạ dày xúc trên ruộng: đất phải được càybừa kỹ, sạch cỏ dại, chủ động tưới tiêu; Nên chọn các vùngkhuất gió mùa Đông Bắc. Yêu cầu làm tập trung để tiện chocông tác quản lý và chăm sóc. - Đối với mạ sân: Làm mạ trên sân xi măng, sângạch, trên nền đất cứng. Yêu cầu nơi làm mạ phải khuất gió, đủánh sáng, khi làm mạ dùng đất bùn ao hoặc bùn ruộng (khônglấy bùn ở những nơi yếm khí, ao tù) trộn đều với các loại phânbón và rải dày từ 2 - 3 cm, tạo thành luống rộng từ 1 - 1,2m. Khigieo mạ đập nhẹ cho mộng chìm. * Phân bón: Chủ yếu là bón lót trước khi gieo, gồm: Phânhữu cơ hoai mục, lân super. - Lượng phân bón cho 1 sào (500m2) là: Phân chuồng hoaimục 300 - 500kg + phân lân super 15 - 20kg. - Khi mạ có lá thật, sử dụng các chất kích thích sinh trưởngnhư Komic, KH,… để tạo điều kiện cho mạ phát triển nhanh. Trong điều kiện thời tiết nhiệt độ dưới 160C tuyệt đốikhông được sử dụng phân đạm bón cho mạ. * Chống rét cho mạ: Thời điểm gieo mạ bổ sung này thờitiết tiếp tục rét đậm, rét hại. Vì vậy, nhất thiết phải dùng nilontrong suốt che phủ (không sử dụng nilon màu) để chống rét.Luống mạ 1,0 - 1,2 m, (tuỳ theo khổ rộng nilon) dùng tre, nứatạo vòm, độ cao của vòm giàn che từ 35 - 40 cm. và phủ kínbằng nilon để giữ ấm cho mạ. Lượng nilon cần cho 1 sào mạ: 9 -10 kg. - Luyện mạ trước khi cấy: Khi thời tiết ấm và mạ đã có láthật, tiến hành luyện mạ bằng cách mở nilon ở 2 đầu luống đểmạ từng bước thích ứng với điều kiện thời tiết. Nếu thời tiếtlạnh, tiếp tục che kín trở lại hoặc ngày mở, đêm che luống mạ.Khi thời tiết ấm hoàn toàn và mạ đã đạt trên 2 lá tiến hành mở từtừ toàn bộ nilon che phủ và chuẩn bị đưa ra ruộng cấy. - Tưới nước cho mạ: Trong suốt quá trình mạ phát triểntrên ruộng hoặc trên nền đất cứng, mạ sân luống mạ phải thườngxuyên đủ ẩm. Không để cho tình trạng ruộng mạ ngập úng hoặckhô cạn. - Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra các đối tượngsâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Cần đề phòng 2 đốitượng là bọ trĩ và dòi đục nõn. (Nếu mạ sinh trưởng kém và thời tiết ấm, nhiệt độ ổn địnhtrên 160C trước khi cấy 5 - 7 ngày có thể dùng 30 - 40 gam urêhoà với nước để tưới cho 4 - 5 m2 mạ giúp cho mạ sinh trưởngtốt hơn)./.