Danh mục

KỸ THUẬT GIEO ƯƠM THÔNG CARIBÊ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.32 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây gỗ lớn, cao 15 – 40 m, đường kính 0,9 – 1 m. Vỏ màu nâu đỏ hoặc màu lửa đỏ. - Lá hình kim, 2 – 3 lá làm thành 1 bó, thông thường 3 lá. - Nón đực ở gần đầu cành, nón cái tập trung. II. Phân bố địa lý - Cây nguyên sản ở Cuba và duyên hải Bắc Mỹ, ở những vùng có khí hậu nóng ẩm vùng duyên hải, lượng mưa cao và những vùng ẩm ướt. Cây được nhâp vào Việt Nam khoảng 20 năm trở lại đây....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỸ THUẬT GIEO ƯƠM THÔNG CARIBÊ KỸ THUẬT GIEO ƯƠM THÔNG CARIBÊTên Việt Nam: Thông caribêTên khoa học: Pinus caribaeaHọ: PiniaceaeI. Đặc điểm hình thái- Cây gỗ lớn, cao 15 – 40 m, đường kính 0,9 – 1 m. Vỏ màu nâu đỏ hoặcmàu lửa đỏ.- Lá hình kim, 2 – 3 lá làm thành 1 bó, thông thường 3 lá.- Nón đực ở gần đầu cành, nón cái tập trung.II. Phân bố địa lý- Cây nguyên sản ở Cuba và duyên hải Bắc Mỹ, ở những vùng có khí hậunóng ẩm vùng duyên hải, lượng mưa cao và những vùng ẩm ướt. Cây đượcnhâp vào Việt Nam khoảng 20 năm trở lại đây.- Ở Việt Nam, cây được trồng ở Vĩnh Yên, Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Giang,Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Nam Đà Nẵng.III. Giá trị kinh tếGỗ khá cứng có thể dùng trong xây dựng, trụ điện, làm nguyên liệu giấy, …Cây cho nhiều nhựa chất lượng cao.IV. Một số thông số kỹ thuật về hạt giống- Nơi thu hái: Rừng trồng năm 1991 của đội lâm nghiệp Tam Đa, huyện SơnDương, tỉnh Tuyên Quang.- Phương thức bảo quản:Bảo quản khô mát ở nhiệt độ 5 – 10oC, giữ hạt được 2 – 3 năm.Không để hạt nơi ẩm, thấp, dễ thấm nước.- Số hạt trong 1 kg: Khoảng 50.000 hạt.V. Kỹ thuật thu hái hạt giống, tạo cây con và gây trồng1. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống- Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 15 tuổi trở lên. Cây mẹ được chọnphải có hình dáng đẹp, thân thẳng, chiều cao dưới cành từ 6 m trở lên, tán láđều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá, chỉ thu háinhững quả đã chín. Dấu hiệu nhận biết quả chín: Khi quả chín vỏ thường cómàu vàng nhạt, hoặc một phần vỏ quả có màu cánh dán, mắt quả to mẩy,nhân hạt chắc, cứng, hạt có nhiều dầu, một số mắt quả nứt để hạt tung rangoài.- Quả sau khi thu hái đem về phải chế biến ngay. Phân loại quả, những quảchưa chín được ủ lại thành từng đống (đống cao không quá 50 cm và phảithông gió) từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, mỗi ngày đảo 1 lần. Quả chínđem rải đều phơi dưới nắng nhẹ (2 -3 nắng) để tách hạt ra khỏi quả. Sau khihạt tách ra khỏi quả phải thu ngay để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ cao, loạibỏ tạp chất, hạt lép. Khi phơi phải đảo trộn nhiều lần trong ngày. Khôngphơi quả trên nền xi măng; chỉ phơi trên vải, cót, nong, nia, … Hạt sau khithu tiếp tục được phơi 1 – 2 nắng cho khô, đem sàng sảy hết tạp vật, thu hạttốt cho vào bao vải hoặc chum, vại đem đi bảo quản.2. Tạo cây con2.1 Xử lý hạt giốngHạt giống trước khi gieo được ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ0,05% trong 10 phút, sau đó vớt ra rửa sạch và ngâm hạt vào nước 45oCtrong thời gian 10 – 12 giờ, sau đó vớt ra cho vào túi vải ủ, mỗi ngày rửa lạitrong nước ấm 1 lần và ủ lại, sau 4 - 10 ngày hạt nứt nanh đem gieo vào bầuđất đã chuẩn bị sẵn.2.2 Chuẩn bị bầu đấtDùng túi bầu PE 7 x 12 cm đựng hỗn hợp ruột bầu, thành phần ruột bầu gồm80% đất tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai. Đất làm ruột bầu được đậpsàn nhỏ trộn đều với phân và tiến hành đóng bầu. Bầu đất đóng xong đượcxếp đứng, thẳng hàng theo từng luống có chiều rộng 0,8 – 1 m, chiều dài tùyý, khoảng cách giữa 2 luống là 0,4 m.2.5 Gieo hạt và chăm sóc cây conTrước khi gieo hạt, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày.Chọn những hạt nhú mầm, dùng que bằng đầu đũa vót nhọn một đầu tạo lỗgiữa bầu sâu 0,5 – 1 cm rồi gieo hạt vào, phủ một lớp đất mịn vừa lấp kínhạt, dùng rơm (hoặc cỏ khô, lá) đã qua khử trùng bằng nước vôi trong để chephủ mặt luống, bên trên dùng dàn che bằng lưới che nắng 50% – 70%. Hằngngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm. Sau 6 – 7 ngày, cây mạmọc đều thì bỏ lớp vật liệu che phủ (rơm, rạ, cỏ, lá khô) và chăm sóc luốngbầu, bầu nào cây chết phải được cấy dặm ngay. Chú ý đề phòng nấm bệnhvà côn trùng phá hoại cây mầm.Cây trong vườn ươm cần phải được che bóng, độ che thích hợp 25% ánhsáng tự nhiên.Chăm sóc cây: Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm trong 03 tháng đầu, mỗi ngàytưới 4 – 5 lít/m2/1 lần, 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần và tưới nước phânchuồng hoai hoặc phân NPK pha loãng 1%.Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 6 - 12 tháng, cây có chiều cao từ 14 –20 cm, đường kính cổ rễ 2,5 – 4 mm thì có thể đem xuất vườn. ...

Tài liệu được xem nhiều: