KỸ THUẬT IN HOA VĂN SÁP ONG VÀ NHUỘM CHÀM CỦA NGƯỜI DAO TIỀN
Số trang: 1
Loại file: pdf
Dung lượng: 107.01 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Người Dao Tiền có truyền thống in hoa văn bằng sáp ong trên vải, đặc biệt là trên trang phục phụ nữ. Muốn tạo hoa văn gì người ta dùng dụng cụ nhúng vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Sáp ong khô đem nhuộm chàm nhiều lần, nhờ có sáp ong kết dính nên các họa tiết hoa văn không bị ngấm chàm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỸ THUẬT IN HOA VĂN SÁP ONG VÀ NHUỘM CHÀM CỦA NGƯỜI DAO TIỀN KỸ THUẬT IN HOA VĂN SÁP ONG VÀ NHUỘM CHÀM CỦA NGƯỜI DAO TIỀNNgười Dao Tiền có truyền thống in hoa văn bằng sáp ong trên vải, đặc biệt là trên trang phục phụnữ. Muốn tạo hoa văn gì người ta dùng dụng cụ nhúng vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Sápong khô đem nhuộm chàm nhiều lần, nhờ có sáp ong kết dính nên các họa tiết hoa văn không bịngấm chàm. Khi đã nhuộm được mầu chàm ưng ý họ nhúng vải vào nước sôi, sáp ong tan ra sẽhiện lên các hoa văn có màu xanh nhạt trên nền chàm truyền thống.Bộ dụng cụ in sáp ong rấtđơn giản gồm có : từ 2 đến 7 cái bút vẽ hình chứ T gắn ngòi đồng có kích cỡ khác nhau, vài cáikhung hình tam giác làm bằng tre hoặc nứa kể in các đoạn thẳng và góc. Dùng các ống tre cóđường kính to nhỏ khác nhau từ 1,5 cm đến 2 cm để in các hình tròn, một vài lá chít được épphẳng dùng làm cữ. Một chiếc nanh lợn rừng, một phiến đá dùng để miết vải cho nhẵn. Sáp ongcho vào nồi đun chảy thành nước sau đó lọc thật kỹ cho hết tạp chất. Sáp phải có độ loãng cầnthiết mới in được, nếu loãng quá khi in hoa văn hay bị nhoè, đặc quá thì sáp ong không ăn vàovải.Khi in người ta căng tấm vải trắng trên phiến đá, dùng răng nanh lợn miết cho tấm vải thậtphẳng, chia tấm vải thành nhiều ô cột bằng nhau, công việc in ấn được làm liên tục khi nào hếtkhô vải mới được nghỉ.Nhuộm chàm là công việc khá tỷ mỉ đòi hỏi phải kiên trì và dầy dạn kinhnghiệm. Chàm thường được trồng vào tháng 3-4, thu hoạch vào tháng 6-7. Cây chàm được cắtthành từng bó đem về ngâm vào chum, vại, khi lá chàm nát ngấm thì vớt ra bỏ bã, nước chàmđược lọc kỹ qua một cái rá đựng chấu, sau đó cho vôi bột vào nước rồi khuấy thật đều, chonhiều hay ít vôi tuỳ thuộc vào lượng nước chàm. Ngoài vôi còn có tro bếp, tro được đựng trongmột cái rổ có lót lá chuối, đổ nước vào chảy xuống cái chum nhỏ, dung dịch này để từ 3-5 ngàyrồi trộn với nước vôi ngâm chàm và để lắng, khi nào thấy nước trên mặt có mầu nâu nhạt thì gạnđi để lấy phần chàm và vôi lắng ở dưới chum, đó chính là cao chàm.Khi nhuộm vải, lấy cao chàmhòa với nước đun với lá ngải cứu để nguội pha thêm ít nước tro vào rượu rồi khuấy đều. Khi đãpha xong muốn thử phải lấy tay nhúng vào nước chàm, thấy da có mầu xanh chàm là được.Người Dao Tiền thường nhuộm chàm vào tháng 7-8, vì thời gian này trời nắng nhiều vải maukhô và bắt mầu tốt. Trước khi nhuộm phải ngâm giặt cho thật kỹ để vải hết hồ mới dễ bắt màu vàkhi sử dụng không bị loang lổ. Khi nhuộm cho vải chìm ngập trong nước chàm, dùng tay hoặcchân đạp thật kỹ cho vải thấm đều, công đoạn phải làm thật nhiều lần (ngày phơi nắng, đêmngâm chàm) nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao có màu sắc xanh sẫm. Đây cũng là côngđoạn cuối cùng trong kỹ thuật chế biến và nhuộm chàm của người Dao Tiền.VI BIÊN (theo báo Văn hoá số 27(96) ra ngày 03-04-2001)
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỸ THUẬT IN HOA VĂN SÁP ONG VÀ NHUỘM CHÀM CỦA NGƯỜI DAO TIỀN KỸ THUẬT IN HOA VĂN SÁP ONG VÀ NHUỘM CHÀM CỦA NGƯỜI DAO TIỀNNgười Dao Tiền có truyền thống in hoa văn bằng sáp ong trên vải, đặc biệt là trên trang phục phụnữ. Muốn tạo hoa văn gì người ta dùng dụng cụ nhúng vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Sápong khô đem nhuộm chàm nhiều lần, nhờ có sáp ong kết dính nên các họa tiết hoa văn không bịngấm chàm. Khi đã nhuộm được mầu chàm ưng ý họ nhúng vải vào nước sôi, sáp ong tan ra sẽhiện lên các hoa văn có màu xanh nhạt trên nền chàm truyền thống.Bộ dụng cụ in sáp ong rấtđơn giản gồm có : từ 2 đến 7 cái bút vẽ hình chứ T gắn ngòi đồng có kích cỡ khác nhau, vài cáikhung hình tam giác làm bằng tre hoặc nứa kể in các đoạn thẳng và góc. Dùng các ống tre cóđường kính to nhỏ khác nhau từ 1,5 cm đến 2 cm để in các hình tròn, một vài lá chít được épphẳng dùng làm cữ. Một chiếc nanh lợn rừng, một phiến đá dùng để miết vải cho nhẵn. Sáp ongcho vào nồi đun chảy thành nước sau đó lọc thật kỹ cho hết tạp chất. Sáp phải có độ loãng cầnthiết mới in được, nếu loãng quá khi in hoa văn hay bị nhoè, đặc quá thì sáp ong không ăn vàovải.Khi in người ta căng tấm vải trắng trên phiến đá, dùng răng nanh lợn miết cho tấm vải thậtphẳng, chia tấm vải thành nhiều ô cột bằng nhau, công việc in ấn được làm liên tục khi nào hếtkhô vải mới được nghỉ.Nhuộm chàm là công việc khá tỷ mỉ đòi hỏi phải kiên trì và dầy dạn kinhnghiệm. Chàm thường được trồng vào tháng 3-4, thu hoạch vào tháng 6-7. Cây chàm được cắtthành từng bó đem về ngâm vào chum, vại, khi lá chàm nát ngấm thì vớt ra bỏ bã, nước chàmđược lọc kỹ qua một cái rá đựng chấu, sau đó cho vôi bột vào nước rồi khuấy thật đều, chonhiều hay ít vôi tuỳ thuộc vào lượng nước chàm. Ngoài vôi còn có tro bếp, tro được đựng trongmột cái rổ có lót lá chuối, đổ nước vào chảy xuống cái chum nhỏ, dung dịch này để từ 3-5 ngàyrồi trộn với nước vôi ngâm chàm và để lắng, khi nào thấy nước trên mặt có mầu nâu nhạt thì gạnđi để lấy phần chàm và vôi lắng ở dưới chum, đó chính là cao chàm.Khi nhuộm vải, lấy cao chàmhòa với nước đun với lá ngải cứu để nguội pha thêm ít nước tro vào rượu rồi khuấy đều. Khi đãpha xong muốn thử phải lấy tay nhúng vào nước chàm, thấy da có mầu xanh chàm là được.Người Dao Tiền thường nhuộm chàm vào tháng 7-8, vì thời gian này trời nắng nhiều vải maukhô và bắt mầu tốt. Trước khi nhuộm phải ngâm giặt cho thật kỹ để vải hết hồ mới dễ bắt màu vàkhi sử dụng không bị loang lổ. Khi nhuộm cho vải chìm ngập trong nước chàm, dùng tay hoặcchân đạp thật kỹ cho vải thấm đều, công đoạn phải làm thật nhiều lần (ngày phơi nắng, đêmngâm chàm) nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao có màu sắc xanh sẫm. Đây cũng là côngđoạn cuối cùng trong kỹ thuật chế biến và nhuộm chàm của người Dao Tiền.VI BIÊN (theo báo Văn hoá số 27(96) ra ngày 03-04-2001)
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
khoa học xã hội văn hóa nghệ thuật phong tục tập quán lịch sử văn hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 258 0 0 -
Bù sáng: Chụp tay không cài đặt
5 trang 230 0 0 -
4 trang 217 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 206 0 0 -
Nghệ thuật sử dụng hiệu quả công cụ tài chính
3 trang 187 0 0 -
3 trang 155 0 0
-
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 131 0 0 -
14 trang 117 0 0
-
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 115 0 0