Thông tin tài liệu:
Kim long quá bối Kim long quá bối là loài cá cảnh bản địa phổ biến và đắt tiền nhất ở Malaysia. Dòng kim long chất lượng nhất với vảy vàng phủ lưng là kim long quá bối Malaysia. Dòng này phân bố ở hồ Bukit Merah, bang Perak, Malaysia. Ngoài môi trường tự nhiên, mùa sinh sản diễn ra từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Vào thời gian này, dân làng sống quanh hồ thường đi vớt những con cá bột quý giá vào ban đêm. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật lai tạo kim long quá bối trong hồ xi măng Kỹ thuật lai tạo kim long quá bối trong hồ xi măngKim long quá bốiKim long quá bối là loài cá cảnh bản địa phổ biến và đắt tiền nhất ở Malaysia. Dòng kimlong chất lượng nhất với vảy vàng phủ lưng là kim long quá bối Malaysia. Dòng nàyphân bố ở hồ Bukit Merah, bang Perak, Malaysia. Ngoài môi trường tự nhiên, mùa sinhsản diễn ra từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Vào thời gian này, dân làng sống quanh hồthường đi vớt những con cá bột quý giá vào ban đêm.Có hai dòng cá rồng phân bố ở Malaysia là kim long quá bối và thanh long. Thanh longrẻ tiền và phổ biến hơn so với kim long quá bối. Kim long quá bối thường xuất hiện ởsông Kerian và các nhánh của nó ở bang Perak. Ngoài môi trường tự nhiên, cá thích hợpvới nguồn nước trong, hơi a-xít và không bị ô nhiễm, đặc biệt là những con sông cạn vàchảy xiết, bờ có cây cối rậm rạp.Vì dòng cá có giá trị, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản - FFRC (trụ sở đặt tại BatuBerendam, bang Melaka) bắt một vài cá thể hoang dã để làm giống. Cá hoang được thuthập từ những người đánh bắt cá ở hồ Bukit Merah vào năm 1990. Năm 1996, FFRC đãmay mắn lai tạo thành công kim long quá bối trong hồ xi măng ngay trong lần thửnghiệm đầu tiên.Chăm sóc cá giốngTám con kim long quá bối được nuôi trong hồ xi măng kích thước 5 x 5 m, mực nước sâu0.5 m với hàng rào nhựa cao 0.75 m để ngăn cá khỏi nhảy ra ngoài. Một gian đẻ đượcdựng lên ở một góc của hồ xi măng và một vài mẩu lũa được thêm vào để tạo môi trườngsống tự nhiên cho cá. Những vật trang trí khác như đá cuội và đá tảng đều tránh vì chúngcó thể làm cá bị thương hay vô tình bị cá nuốt phải trong khi ăn. Hồ nuôi được che mátmột phần, tránh ánh nắng trực tiếp và bố trí ở nơi yên tĩnh. Cá giống được nuôi ở đấy chođến khi trưởng thành.Kiểm soát chất lượng nướcMặc dù cá rồng giỏi thích nghi, nước trong hồ nuôi nên có cùng độ pH với môi trường tựnhiên. Độ pH trong hồ nuôi nên từ 6.8 đến 7.5, nhiệt độ từ 27 đến 29 độ C. Mỗi lần thaytừ 30 đến 35% tổng thể tích nước và châm đầy bằng nước máy đã khử clor. Độ sâu nênduy trì từ 0.5 đến 0.75 m.Thức ănCá giống được cho ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Chế độ dinh dưỡng cân bằng rấtquan trọng trong việc giúp cá trưởng thành và sinh sản. Khẩu phần hàng ngày nên đượcchia nhỏ và giàu dưỡng chất. Hàng ngày, cá được cho ăn thức ăn tươi giàu chất đạmchẳng hạn như cá bảy màu, tép (Macrobrachium lanchestrii), cá chép mồi và thịt cá băm.Thịt đông lạnh có hàm lượng 32% đạm thô cũng được dùng như là nguồn thức ăn bổsung. Thức ăn cung cấp mỗi ngày đạt khoảng 2% trọng lượng cơ thể cá.Trưởng thànhCá trưởng thành khi đạt khoảng 4 tuổi với kích thước từ 45 đến 60 cm. Cá sinh sản quanhnăm với đỉnh điểm kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12. Ngoài môi trường tự nhiên, cá đực ấptrứng đã thụ tinh trong miệng cho đến khi cá con bắt đầu tự bơi được sau khoảng 2 tháng.Cá cái có một buồng trứng chứa từ 20 đến 30 trứng có đường kính khoảng 1.9 cm. Cácquan sát của chúng tôi rút ra từ việc giải phẫu xác cá rồng nuôi trong hồ đất khẳng địnhrằng cá rồng chỉ có một buồng trứng. Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện khoảng 50-60 trứngở những cấp độ thành thục khác nhau. Cá đực trưởng thành cũng có một ống dẫn tinhgiống như sợi chỉ.Phân biệt giới tínhCá non không hề có dấu hiệu phân biệt giới tính rõ ràng. Chúng chỉ trở nên rõ ràng khi cátrưởng thành và đạt từ 3 đến 4 năm tuổi. Việc xác định giới tính dựa trên hình dáng cơthể và kích thước của họng. Cá đực thuôn và hẹp hơn, miệng rộng hơn và màu sắc tươihơn cá cái. Miệng rộng và hàm dưới sệ ở cá đực là để phục vụ cho việc ấp trứng. Đầu cáđực tương đối to hơn. Cá đực cũng thường hung dữ hơn và luôn dẫn đầu trong việc tranhgiành thức ăn.Hành vi sinh sảnCá rồng có hành vi bắt cặp rất độc đáo. Việc bắt cặp diễn ra từ vài tuần đến nhiều thángtrước khi giao phối. Quá trình bắt cặp thường diễn ra vào ban đêm khi mà cá có xu hướngbơi gần mặt nước. Cá đực đuổi theo cá cái khắp hồ và đôi khi cả hai quấn ngược đầu vớinhau. Khoảng 1-2 tuần trước khi đẻ trứng, cặp cá bơi vai kề vai, chạm thân vào nhau. Sauđó cá cái đẻ ra một búi trứng màu vàng-đỏ.Cá đực thụ tinh cho trứng, rồi ngậm trứng vào miệng nơi chúng được ấp ở đó cho đến khicá con có thể bơi và sống tự lập được. Trứng có đường kính 8-10 mm chứa đầy noãnhoàng và nở sau khi thụ tinh một tuần. Sau khi nở, noãn bắt đầu sống trong miệng cá chathêm 7-8 tuần nữa cho đến khi tiêu thụ hết noãn hoàng. Cá con rời miệng cá cha và sốngđộc lập khi đạt khoảng 45-50 mm.Phát hiện cá đực đang ấp trứngSau khi sinh sản, cá đực đang ấp trứng được phát hiện qua nắp mang phồng to và dángbơi của chúng. Chúng dường như bỏ ăn và trông lặng lẽ hơn bình thường. Cá đực đang ấptrứng cũng có thể được nhận biết dựa vào cái nọng bên dưới miệng.Thu hoạch cá conThời gian ấp (từ khi trứng thụ tinh cho đến khi cá con bơi được) vào khoảng 8 tuần. Đểrút ngắn thời gian này, trứng đã thụ tinh có thể được lấy ...