Danh mục

Kỹ thuật nhân giống bưởi

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 69.64 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, trồng bưởi bằng hạt gần như không còn được áp dụng vì có nhiều nhược điểm, đặc biệt là chậm cho trái. Nhân giống bằng cách chiết cành cũng chỉ dùng cho các vườn gia đình có diện tích nhỏ. Cách nhân giống phổ biến nhất hiện nay là ghép, nhất là ghép mắt. Muốn nhân giống bằng phương pháp ghép, nhà vườn phải chuẩn bị kỹ giống bưởi làm gốc ghép và cây bưởi giống để lấy cành (mắt) ghép. Gốc bưởi làm gốc ghép phải tạo từ giống bưởi đạt các tiêu chuẩn: ít bị nhiễm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật nhân giống bưởiKỹ thuật nhân giống bưởiHiện nay, trồng bưởi bằng hạt gần như không còn được áp dụng vì có nhiều nhượcđiể m, đặc biệt là chậm cho trái. Nhân giống bằng cách chiết cành cũng chỉ dùngcho các vườn gia đình có diện tích nhỏ. Cách nhân giống phổ biến nhất hiện nay làghép, nhất là ghép mắt.Muốn nhân giống bằng phương pháp ghép, nhà vườn phải chuẩn bị kỹ giống bưởilàm gốc ghép và cây bưởi giống để lấy cành (mắt) ghép.Gốc bưởi làm gốc ghép phải tạo từ giống bưởi đạt các tiêu chuẩn: ít bị nhiễm bệnh,nhất là các bệnh do virus, bệnh vàng lá gân xanh, bệnh nứt thân xì mủ và tuyếntrùng; thích nghi với nhiều loại đất, chịu được hạn, úng và gió bão tốt; có nhiều hạtvà phần lớn là hạt đa phôi để cho ra nhiều cây con khỏe.Giống bưởi để lấy cành (mắt) ghép phải đạt các tiêu chuẩn: thích nghi với điềukiện địa phương, sinh trưởng tốt, nhiều quả và không có hiện tượng ra quả cáchniên; quả phù hợp với nhu cầu thị trường về kích thước, màu sắc và chất lượng.Chú ý là không lấy cành ghép ở các cây bưởi bị bệnh virus và bệnh vàng lá gânxanh.Cách ghép thường dùng là ghép mắt (ít tốn cành ghép) theo kiểu cửa sổ hay chữ T,trong đó kiểu ghép chữ T lật ngược dễ làm và tỷ lệ sống rất cao.Cách làm: Hạt sau khi lấy ra khỏi quả phải gieo ngay xuống liếp ươm đã chuẩn bịkỹ. Gieo hạt thành hàng cách nhau 20cm. Sau 6 tháng loại bỏ các cây xấu, chọncác cây tốt trồng vào liếp ươm hay bầu ươm. Chăm sóc cho cây phát triển tốt 8-10tháng sau cây đã có đường kính gốc từ 0,8-1cm (nơi cách cổ rễ 15-20cm) thì tiếnhành ghép. Thời gian từ gieo hạt đến khi cây ghép được khoảng 14-16 tháng.Vị trí ghép là nơi cách cổ rễ 20-30cm. Thời vụ ghép thích hợp nhất là đầu mùamưa.Sau khi ghép khoảng 2-3 tuần, mắt ghép đã liền thì tháo dây buộc ra. 1-2 tuần sauđó nếu thấy mắt ghép sinh trưởng tốt thì cắt ngọn gốc ghép (cách chỗ ghép 10-15cm). Cắm cọc và buộc dây để đỡ chồi ghép cùng cắt các chồi khác mọc trên gốcghép chỉ chừa 1-2 chồi để giúp chồi ghép sinh trưởng. Sau khi chồi ghép phát triểnkhoảng 15-20cm cắt bỏ các chồi hỗ trợ đó đi. Khi chồi ghép đạt độ cao khoảng 30-40cm thì có thể đem trồng. Thời gian từ khi gieo hạt đến cây ghép trồng được làkhoảng 20-24 tháng. Thời gian chồi ghép phát triển chú ý chăm bón và phòng trừsâu bệnh, nhất là sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, bệnh loét.

Tài liệu được xem nhiều: