Danh mục

Kỹ thuật nhân giống cam quýt và Nhân Giống Chôm Chôm

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 329.00 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giới thiệu các phương pháp nhân giống phổ biến với cam quýt, ngoài ra có thể áp dụng cho các dòng cây có múi Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt: Là phương pháp lấy hạt giống cam quýt cho nảy mầm thành cây con. Hạt giống được thu từ quả đã chín thuần thục, trong điều kiện thích hợp, nảy mầm hình thành cây mới. Nhân
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật nhân giống cam quýt và Nhân Giống Chôm Chôm Kỹ thuật nhân giống cam quýt và Nhân Giống Chôm Chôm Giới thiệu các phương pháp nhân giống phổ biến với cam quýt, ngoài ra có thể áp dụng cho các dòng cây có múi 1. Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt: Là phương pháp lấy hạt giống cam quýt cho nảy mầm thành cây con. Hạt giống được thu từ quả đã chín thuần thục, trong điều kiện thích hợp, nảy mầm hình thành cây mới. Nhân giống theo phương pháp này có ưu điểm: vận chuyển và bảo quản hạt giống dễ dàng, kích thước hạt giống nhỏ nên có hệ số nhân giống cao, cây con mọc từ hạt có bộ rễ khỏe, ăn sâu xuống đất. Nhược điểm: cây con mọc từ hạt thường biến dị, không giữ được phẩm chất cây mẹ. Thời kỳ kiến thiết cơ bản dài, lâu cho ra quả. Sản lượng quả trên đơn vị diện tích thông thường thấp hơn so với sử dụng giống nhân bằng các phương pháp khác. 2. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành: Cam quýt và nhiều loại cây ăn quả khác có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Cắt một đoạn cành bánh tẻ dài khoảng 15 cm, bỏ hết lá, cắm nghiêng xuống đất ẩm, nơi thoáng mát, đầu cành chồi lên khoảng 5 cm. Sau một thời gian cành ra rễ và phát triển thành cây mới. Phương pháp này dễ làm nhưng có nhược điểm là tỷ lệ cành giâm bị chết cao. 3. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành: Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền cho nhiều loại cây ăn quả. Cách làm: Cắt một khoanh vỏ dài khoảng 3 - 4 cm trên cành định chiết, cạo hết thượng tầng, để se khô, bọc đất xung quanh, khi ra rễ cắt khỏi cây mẹ sẽ được một cây mới. Chú ý: Chọn cây mẹ khỏe, cành chiết đủ tiêu chuẩn của cây mẹ, tuổi cành khoảng 2 - 3 năm. Thời vụ chiết: vào khoảng tháng 3 - 4, hạ bầu vào tháng 5 - 6 - Vụ Thu: chiết vào tháng 8 - 9, hạ bầu vào tháng 10 - 11 4. Nhân giống bằng phương pháp ghép: Là phương pháp nhân giống phổ biến nhất hiện nay, khắc phục được những nhược điểm của gieo hạt, giâm cành, chiết cành và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Nhưng để có được cây giống tốt, cần làm tốt các công việc sau: - Sản xuất gốc ghép: giống cây gốc ghép là bưởi chua hoặc chấp. Vườn ươm nhân giống phải cách xa vùng bệnh vàng lá cam quýt. Cây gốc ghép có thể ra ngôi trực tiếp trên luống hoặc túi bầu có kích thước 15 x 25 cm đựng hỗn hợp đất phân. Cây gốc ghép cần giữ trong điều kiện cách ly nguồn bệnh và đặc biệt cần phòng trừ triệt để rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh vàng lá. - Tuyển chọn cây mẹ ưu tú để lấy mắt ghép: chọn cây mẹ lấy mắt ghép ít nhất đã có 5 năm cho quả, cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và ổn định, chất lượng quả ngon. Đặc biệt là cây lấy mắt ghép không nhiễm bệnh vàng lá. Chỉ lấy những mắt trên các cành khỏe, lấy mắt ở phần giữa cành dài khoảng 20 cm cho 5 - 6 mắt ghép. - Thời vụ ghép: thời vụ ghép thuận lợi ở các tỉnh phía Bắc là các tháng 2, 3, 5, 7, 8, 9 khi thời tiết khô ráo. - Phương pháp ghép: phương pháp ghép cam quýt phổ biến hiện nay là ghép chữ T hoặc ghép mắt dạng mảnh. + Phương pháp ghép chữ T: có thể ghép trên gốc từ 9 - 12 tháng tuổi. Dùng dao ghép cắt 2 lát trên gốc ghép cách mặt đất 15 - 20 cm (1 dọc, 1 ngang) tạo ra hình chữ T. Lấy mũi dao nạy vỏ theo vết dọc để luồn mắt ghép vào. Lấy mắt ghép bằng một lát cắt từ dưới mắt ghép đưa lên, sao cho mắt ghép lấy đi có dính một màng gỗ mỏng, đặt lên vết cắt hình chữ T đã tạo trên gốc ghép rồi cuốn lại bằng dây tự hoại. + Ghép mắt dạng mảnh: dùng dao ghép cắt 2 lát trên cành lấy mắt ghép để lấy mắt (cả gỗ và vỏ), cắt 2 lát tương tự trên gốc ghép, đưa mắt ghép vào và cuốn lại bằng dây tự hoại. - Chăm sóc sau ghép: cây giống sau khi ghép cần được chăm sóc tốt. Tưới và bón phân đầy đủ, thông thường sử dụng NPK với tỷ lệ 5 : 7 : 5 pha loãng tưới hàng tháng. Cây giống tốt nhất được giữ trong nhà lưới chống côn trùng và phòng trừ triệt để sâu bệnh như rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, bệnh sẹo, loét... Cây con trong vườn ươm cần được bấm ngọn, tạo tán... Khi cây có 2 - 3 cành cấp 1, chiều cao thân chính từ 40 - 60 cm và sinh trưởng tốt, không bị bệnh vàng lá mới đem đi trồng. Nhân Giống Chôm Chôm in gửi mail Lần xem: 759 Chôm chôm cùng họ với nhãn vải nhưng có một số đặc trưng hình thái và các đặc tính sinh học khác hẳn. Chôm chôm có hương vị thơm ngon, cùi giòn hợp khẩu vị với đa số các dân tộc châu Á. Vỏ quả chôm chôm dày mọng nước nên dễ bảo quản và vận chuyển hơn nhãn, màu vỏ quả vàng đẹp nên hấp dẫn người mua. Chôm chôm chỉ thích hợp với các vùng khí hậu từ sau vĩ tuyến 12o Bắc trở lại Nam. Yêu cầu nhiệt độ cao và 1-3 tháng mùa khô để phân hóa mầm hoa. Mùa thu hoạch chôm chôm từ cuối tháng 6 dương lịch đến hết tháng 9 – thời gian thu hoạch quả dài là một ưu điểm của chôm chôm. Các giống chôm chôm phổ biến hiện nay là chôm chôm Java, chôm chôm đường, chôm chôm nhãn. Nhân giống chôm chôm bằng phương pháp ghép: - Gieo hạt: Ngày gieo hạt chôm chôm chỉ để lấy cây con làm gốc ghép vì số lượng cây có toàn hoa đực mọc từ hạt chiếm 48-50% (Torres, 1962). Cũng có thể sử dụng các cây con gieo từ hạt trồng ra vườn sản xuất làm cây thụ phấn (cây gieo từ hạt có chiều cao sinh trưởng lớn hơn cây ghép). Hạt chôm chôm có nhiều dầu và rất nhanh mất nước khi tách khỏi cùi, vì vậy nhiều vùng nông dân chỉ bóc vỏ và gieo cả cùi, như vậy phải xử lý chống kiến, hoặc tách cùi xong phải gieo ngay và tưới đẫm nước, phủ đất hoặc giá thể dày. Cũng có thể gieo ngay vào túi bầu, xếp trong nhà ươm cây hoặc vườn ươm cây. - Ghép cây chôm chom sau gieo 8-12 tháng có thể ghép được. Tiêu chuẩn cây gốc ghép cao 80-100 cm; đường kính gốc ghép 1,2-1,5 cm. - Phương pháp ghép: ghép cửa sổ, mắt nhỏ có gỗ và đòan cành. Phương pháp tốt nhất là ghép đoạn cành. Dù là ghép cửa sổ, ghép đoạn cành hay mắt nhỏ có gỗ, đều phải mở miệng ghép cao và chừa lại một đoạn 20 cm có lá bánh tẻ của cây gốc ghép dưới vết ghép (như ghép nhãn, xoài ...). Dùng dây nilông mỏng căng mạnh và quấn vòng đơn ở chỗ có mắt ghép để mầm ghép tự mọc qua dây buộc. C ...

Tài liệu được xem nhiều: