Danh mục

Kỹ thuật nuôi cá Điêu hồng trong ao đất

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 119.57 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kỹ thuật nuôi cá Điêu hồng trong ao đất Cá điêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ, kỹ thuật nuôi tương tự như nuôi các loài cá nước ngọt khác, tuy nhiên cần lưu ý các điểm cơ bản sau: Về đặc điểm sinh học: cá điêu hồng thích hợp với nguồn nước có độ pH: 6,2 – 7,5, khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 – 12%o cá sống trong mọi tầng nước. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật nuôi cá Điêu hồng trong ao đấtKỹ thuật nuôi cá Điêu hồng trong ao đấtCá điêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ, kỹ thuật nuôi tươngtự như nuôi các loài cá nước ngọt khác, tuy nhiên cần lưu ý cácđiểm cơ bản sau:Về đặc điểm sinh học: cá điêu hồng thích hợp với nguồn nướccó độ pH: 6,2 – 7,5, khả năng chịu phèn kém nhưng có thể pháttriển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 – 12%o cá sống trongmọi tầng nước.Cá điêu hồng ăn tạp thiên về thực vật và có thể ăn mùn bả hữucơ, do đó nguồn thức ăn cho cá rất đa dạng, bao gồm các loạicám thực phẩm, khoai củ, ngũ cốc,... ngoài ra có thể tận dụngcác nguyên liệu phụ phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản(nhu vỏ tôm, râu mực, đầu cá,....) hay các phấn phẩm lò giếtmổ gia súc để chế biến thành các nguồn thức ăn phụ cung cấpcho cá nuôi. Mặt khác có thể chọn loài ốc bươu vàng làmnguồn thức ăn tươi sống để cho cá ăn.[http://agriviet.com]>Ao nuôi: phải được thực hiện các bước cảitạo theo tuần tự như sau: bơm cạn nước, vét bùn nền đáy ao, bónvôi khử phèn độc tố tiềm tàng trong ao với liều lượng từ 10 – 15kg/100m2, phơi ao khoảng 1 tuần rồi tiến hành cấp nước sạch vàoao qua cống có ngăn lưới ở miệng công không cho cá tạp và cá dữvào ao nuôi. Chọn ao có diện tích từ 500 – 1.000m2, độ sâu từ 0,8– 1,5m và phải chủ động cấp thoát nước khi cần thiết.Mật độ: có thể nuôi đơn cá điêu hồng trong một ao hoặc nuôi ghépvới nhiều loại cá khác như: cá sặc rằn, cá chép, cá hường, cá rô phivằn... Nếu nuôi cá điều hồng là chủ yếu: nên nuôi với mật độ từ 5 –8 con/m2.Lượng thức ăn: tùy theo mức độ sử dụng của cá, trung bình bằng 5– 7% trọng lượng cá, cần bố trí các sàn ăn trong ao để kiểm tralượng thức ăn hàng ngày, sử dụng nhiều sàn ăn để cá lớn, cá nhỏđều được ăn. Tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí và ô nhiễm nguồnnước, lượng thức ăn nên chia làm 2, cho ăn vào buổi sáng sớm vàbuổi chiều mát. Theo dõi thường xuyên tình hình nước trong ao(màu sắc, mùi vị ...). Nếu thấy nước bẩn thì cần phải thay nướcsạch cho ao nuôi tránh hiện tượng thiếu oxy.Thu hoạch: cá nuôi khoảng 7 – 8 tháng là có thể thu hoạch được,vào thời gian này cá đạt trọng lượng từ 0,4 – 0,6kg/con, nếu đượcchăm sóc tốt, trong trường hợp cá lớn đều thì thu hoạch 1 lần, nếukhông đều thì thu hoạch những con lớn trước, con nhỏ để lại nuôitiếp 1 - 2 tháng sau sẽ thu hoạch tiếp.

Tài liệu được xem nhiều: