Danh mục

Kỹ thuật nuôi cá Lăng Nha

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.19 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghề nuôi thuỷ sản ở Lâm Đồng trong những năm gần đây đã phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, nhất là tạo ra con giống mới nhằm đa dạng hoá đối tượng nuôi tại địa phương, góp phần phát triển phong trào nuôi các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Trong các loài cá nước ngọt bản địa có giá trị kinh tế thì cá lăng nha (Mystus wyckiioides, Chang và Faux, 1949) là 1 loài đang được các nhà nghiên cứu quan tâm. Cá thích nghi với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật nuôi cá Lăng NhaKỹ thuật nuôi cá Lăng Nha Nghề nuôi thuỷ sản ở Lâm Đồng trong những năm gần đây đãphát triển khá mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, nhất là tạo ra con giống mới nhằm đa dạng hoá đối tượng nuôi tại địa phương, góp phần phát triển phong trào nuôi các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Trong các loài cá nước ngọt bản địa có giá trị kinh tế thì cá lăng nha (Mystuswyckiioides, Chang và Faux, 1949) là 1 loài đang được các nhà nghiên cứu quan tâm. Cá thích nghi với môi trường nước ngọt hoặc lợ nhẹ, có pH nước: 7 - 8, nhiệt độ thích hợp nhất là 25 - 270C. Trong ao nuôi cá nên thay nước thường xuyên (1 tuần thay nước 1 lần). Vì vậy, nuôi cá trong lồng bè để nước được thay đổi thường xuyên. Cá lăng nha giống có màu xám tro hơi đậm, đến giai đoạn trưởng thành có màu xám tro nhạt, đuôi và vây có màu đỏ. Ngoài tự nhiên cá lăng nha có thể nặng 10 kg/con. Trong điều kiện nuôi, từ tháng thứ 8 trở đi cá lăng nha tăng trọng rất nhanh, cá 1 tuổi có trọng lượng khoảng 2 – 2,5kg/con. Giống cá lăng vàng có sức sinh sản cao, ăn tạp, cóthể nuôi mật độ dày và tăng trưởng nhanh. hiện nay giá bán trên thị trường là 83.000-85.000 đồng/kg (tại miền tây). Để giúp bà con nông dân hiểu thêm về đối tượng nuôi này TTKN LâmĐồng sẽ giới thiệu đến bà con kỹ thuật nuôi cá lăng nha trong ao đất. Điều kiện ao nuôi: Diện tích ao nuôi từ 1000m2 trở lên, độ sâu mức nước 1,5-2 m, độ che phủ mặt nước ao không quá 30% tổng diện tích mặt nước. Đáy ao phải đạt lớp bùn từ 10-15cm, ao chủ động được nước, nguồn nước dùng để nuôi cá lăng nha phải có chất lượng nước tốt như: PH đạt từ 6-8 (tốt nhất là 6,5-7,5) ; Oxy hoà tan đạt 3mg/l; Độ trong từ 30-40cm; Độ mặn 0 - 5‰; Hàm lượng NH3 dưới 0,01mg/l. Chuẩn bị ao nuôi: Tẩy trùng ao tốt trước khi thả cá sẽ làm giảm cơ hội phát triển mầm bệnh và diệt hết cá tạp, cá dữ trong ao. Tẩy dọn ao: Sau khi tháo cạn nước, dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) rải đều khắp đáy ao với liều lượng 10-15kg/1000m2.Ngay sau khi bón vôi, sử dụng sản phẩm chuyên dùng để thu khí độc chứa Yucca như Xorbs (liều dùng 1,5-2kg/1000m3 nước) hoặc pures liều dùng 1,5-2kg/1000m3, chế phẩm xử lý môi trường đáy ao nuôi Environ - AC của công ty Vĩnh Thịnh với liều dùng 1-1,5 kg/1000m3 nước để thúc đẩy việc phân huỷ các chất hữu cơ và khử khí độc ở đáy ao nhằm tạo môi trường sốngtốt nhất cho cá lăng. Sau đó phơi ao từ 1-2 ngày rồi khử trùng ao một lần nữa bằng các sản phẩm BKS với liều lượng 0,7 – 1 lít/1.000m3 hoặc Sanmolt – F liều lượng 1 – 1,5 lít/1.000m3.Không nên bón lót ao bằng phân chuồng, lấy nước vào ao và xử lý bằng wolmid 0,1 kg/1.000m3. Thả cá giống: Sau khi xử lý và lấy nước vào ao ta tiến hành thả cá giống. Tiêu chuẩn cá thả nuôi phải đạt các tiêu chuẩn sau: - Cá không mất nhớt, đuôi và râu không bạc màu. - Cỡ cá thả phải đồng đều và đạt 6-8cm. Mật độ thả: Nuôi đơn từ 6- 8 con/m2, nếu nuôi thâm canh thì nên thả thêm cá rô phi thường (khoảng 3 - 5%) để cá rô phi con làm mồi cho cá lăng nha nhằm giảm chi phí đầu tư về thức ăn.Chăm sóc quản lý: Trước khi thả cá xuống ao ta nên tắm cho cá bằng muối ăn (01 muỗng canh pha trong 1lít nước) hoặc BKS, Sanmold-F theo liều lượng hướng dẫn trên sản phẩm.Thức ăn cho cá có thể bằng cá tạp cắt khúc vừa cỡ miệng (3- 5% P); có thể bằng thức ăn tự chế (50% cám + 50% cá ( 5- 10 % P)), 2 lọai thức ăn này cho vào sàn và đặt chìm trong nước; có thể là thức ăn viên nổi với độ đạm ít nhất đạt 35% (4- 7% P), loại thức ăn này cho vào khung và đặt nổi trên mặt nước. Một ngày cho ăn 3 lần (sáng, chiều và tối ), bữa tối chiếm 40-50% tổng lượng thức ăn trong ngày.Để tiện việc quản lý thức ăn, nên tập cho cá ăn loại thức ăn viên nhưng cần bổ sung cá tạp để cung cấp chất đạm cho cá. Nên bổsung thêm chất bổ vào thức ăn giúp cá tăng sức đề kháng và tiêu hoá thức ăn tốt hơn tạo điều kiện cho cá lớn nhanh hơn. Có thể dùng các loại Vitamin, nhất là VitaminC: (C-Maxi 5g/kg thứcăn); Chế phẩm vi sinh vật, men tiêu hoá: Aqualct 1g/kg thức ăn;Khoáng vi lượng Vitatech-F liều lượng 1-2g/kg thức ăn, Gromix 1-2g/ kg thức ăn. Liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫncủa mỗi sản phẩm. Tuy nhiên, do cá Lăng Nha rất nhạy cảm với hoá chất nên cần giảm nửa liều so với hướng dẫn. Chăm sóc cá: Thường xuyên theo dõi hoạt động và nổi đầu củacá, nhất là vào sáng sớm để xử lý kịp thời. Định kỳ 15 – 20 ngày thay nước ao 1 lần, không để nước trong ao quá bẩn. Từ tháng thứ 2 trở đi, đề phòng bệnh và giúp cá ăn mạnh nên định kỳ 10-15 ngày tiến hành khử trùng nước và khử khí độc ở đáy ao bằng một trong các sản phẩm dùng trong nuôi trồng thuỷ sản như:BKS liều lượng 0,5 lít/1.000m3 nước hay Sanmold-F liều lượng0,7-1 lít/1.000m3 nước và sản phẩm có chứa chất ...

Tài liệu được xem nhiều: