Danh mục

Kỹ thuật nuôi cá Lóc Đầu Nhím trên bể xi măng

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 460.27 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ðặc điểm hình thái Vây lưng có 40 – 46 vây; vây hậu môn có 28 – 30 tia vây, vảy đường bên 41 – 55 cái. Ðầu cá quả O.maculatus có đường vân giống như chữ “nhất” và 2 chữ bát còn đầu cá O.arbus tương đối nhọn và dài giống như đầu rắn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật nuôi cá Lóc Đầu Nhím trên bể xi măngKỹ thuật nuôi cá LócĐầu Nhím trên bể xi măngI. Đặc điểm sinh học1. Ðặc điểm hình tháiVây lưng có 40 – 46 vây; vây hậu môn có 28 – 30 tia vây, vảy đường bên 41– 55 cái. Ðầu cá quả O.maculatus có đường vân giống như chữ “nhất” và 2chữ bát còn đầu cá O.arbus tương đối nhọn và dài giống như đầu rắn.2. Phân bố và tập tính sống- Ngoài tự nhiên cá lóc phân bố ở nhiều loại thủy vực nước ngọt, lợ. Chúng cómặt ở sông, kênh rạch, ao, đầm lầy, ruộng, đìa… Cá thích sống nơi có thựcvật thủy sinh (rong, cỏ, bèo…) để thuận lợi cho việc rình và bắt mồi.- Cá có thể sống trong cả môi trường nước ngọt và lợ (8 – 12‰), độ pH thíchhợp 6,3 – 7,5, nhiệt độ phù hợp cho tăng trưởng của cá 25 – 30 độ C. Cáthường trú ẩn trong lùm cây cỏ.- Đặc biệt, nhờ vào cấu tạo thích nghi của cơ quan hô hấp, sự phát triển củacơ quan hô hấp phụ trên mang, ngoài việc sử dụng oxy có trong nước, cá còncó khả năng lấy oxy trực tiếp từ ngoài không khí (khí trời).- Cá có thể sống trong môi trường chật hẹp, trong điều kiện nước dơ bẩn,nước tù, thiếu oxy. Đây cũng là ưu thế để phát triển các mô hình nuôi thâmcanh trong ao, vèo và bể bạt…3. Đặc điểm dinh dưỡng- Cá mới nở sử dụng dinh dưỡng từ khối noãn hoàng trong 3 ngày. Từ ngàythứ 4 – 5, khi noãn hoàng đã hết, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài là các loàiđộng vật phù du kích cỡ nhỏ vừa với cỡ miệng chúng (luân trùng, trứng nước)hay lòng đỏ trứng. 5 – 7 ngày sau cá có thể ăn trùn chỉ hay thức ăn tổng hợpdạng bột.- Khi cá lóc đạt chiều dài khoảng 5 – 6 cm thì có thể rượt bắt các loại cá, tépcon có kích cỡ nhỏ hơn. Khi cá có chiều dài trên 10cm thì khả năng rình bắtmồi rất tốt và có tính ăn như cá trưởng thành.- Cá lóc là động vật ăn thịt, có tập tính rình bắt mồi. Trong điều kiện nuôi, cáquen dần với việc ăn thức ăn tĩnh, cá ăn được nhiều loại thức ăn: cá biển, phụphế phẩm của nhà máy chế biến, phế phẩm từ lò mổ gia súc, gia cầm và thứcăn viên tổng hợp.4. Đặc điểm sinh trưởng- Giai đoạn nhỏ, cá tăng chủ yếu về chiều dài. Cá càng lớn thì sự tăng trọngcàng nhanh.- Trong tự nhiên, sức lớn của cá không đều, phụ thuộc vào thức ăn sẵn cótrong thủy vực, do vậy tỉ lệ sống trong tự nhiên của cá thấp.- Trong ao nuôi, có thức ăn đầy đủ và chăm sóc tốt thì tỉ lệ sống của cá cao vàđạt trọng lượng trung bình 0,5 – 0,8 kg/con sau 6 – 8 tháng (cá lóc đen và lócbông); 0,6 – 0,7kg/con sau 3,5 – 4 tháng (cá lóc môi trề và đầu nhím).II. Một số loài cá lóc phổ biến ở Việt Nam1. Cá lóc đen- Mô tả: Cơ thể hình lăng trụ, đầu dẹp, đuôi tròn. Lưng và hai bên hông sậmmàu với những đốm đen và màu gạch, bụng màu trắng; đầu to như đầu rắn,gãy khúc, miệng có đủ răng, vảy rất lớn. - Sinh học: Sống ở miềnnhiệt đới, trong môi trường nước ngọt và nước lợ, ở tầng giữa. Độ pH: 7.0 –8.0; độ cứng: 20; nhiệt độ: 23 – 27 độ C. Thức ăn bao gồm cá, ếch nhái, rắn,côn trùng giun đất, nòng nọc và động vật giáp xác. Di cư từ sông Mekong vàocác vùng nước xung quanh, xâm nhập vào vùng ngập lũ theo mùa và trở vềnơi cư trú khi mùa khô đến. Cá sống sót qua mùa khô bằng cách tự chôn mìnhvào bùn ở đáy hồ, kênh và đầm lầy để giữ ẩm cho phổi và tiêu thụ chất béo dựtrữ trong cơ thể.- Nơi sống và sinh thái: cư trú ở ao hồ, các nhánh sông vừa và nhỏ, suối, vùngngập lũ và các con kênh chảy chậm; ưa thích các cánh đồng nước đục và cóbùn; sống trong đầm lầy và các con sông miền đồng bằng. Thường xuất hiệnở độ sâu 1 – 2 m, nước tĩnh.- Phân bố: Việt Nam: cả ba miền; Thế giới: trải dài từ Pakistan đến miền namTrung Quốc.2. Cá chuối- Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, ở tầng giữa.Thức ăn gồm động vật giáp xác, côn trùng cỡ lớn, ếch nhái và cá.- Nơi sống và sinh thái: Cư trú nơi có đáy bùn và thực vật nổi ở sông hay hồ.- Phân bố: Việt Nam: miền Bắc, lưu vực sông Hồng; Thế giới: miền NamTrung Quốc. Loài này cũng du nhập vào Đài Loan, Nhật Bản và Philippin.3. Cá lóc bông- Mô tả: Cá trưởng thành có một sọc to và đậm dọc theo thân, cá non có haisọc màu cam dọc theo thân.- Sinh học: sống ở miền nhiệt đới, trong môi trường nước ngọt, ở tầng giữa,nhiệt độ thích hợp: 25 – 28 độ C. Thức ăn chủ yếu là cá, đôi khi ăn cả độngvật giáp xác.- Nơi sống và sinh thái: cư trú ở vùng trũng và đầm lầy; sống ở vùng nướcsâu; trong các dòng chảy và kênh lớn nước tĩnh hay chảy chậm.- Phân bố: Việt Nam: đồng bằng sông Cửu Long; Thế giới: Thái Lan, Lào,Campuchia, Malaysia và Indonesia.4. Cá lóc môi trềĐây là loài chưa được mô tả và đặt tên chính thức. Tuy nhiên, cá lóc môi trềđược nuôi rất phổ biến ở những vùng ngập lũ như An Giang và Đồng Tháp.Cá lóc môi trề có bề ngoài tương tự như cá lóc đen nhưng đuôi có màu phớtxanh, đặc biệt môi dưới trề ra đặc điểm này lộ rõ ở những cá thể trưởng thành.5. Cá lóc nhímLà con lai giữa cá lóc môi trề và cá lóc đen, đây là loài cá được nuôi phổ biếnvà được ưa chuộng trên thị trường.II ...

Tài liệu được xem nhiều: