- Hiện nay nghề nuôi Cầy vòi hương đang bước đầu phát triển rộng, trên nhiều trang web, diễn đàn thường rao mua bán Cầy hương, Cầy vòi hương nhưng thực ra đa phần là Cầy vòi hương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật nuôi cầy vòi hương
KỸ THUẬT NUÔI CẦY VÒI HƯƠNG
I. GIỚI THIỆU:
- Hiện nay nghề nuôi Cầy vòi hương đang bước đầu phát triển rộng, trên nhiều trang web,
diễn đàn thường rao mua bán Cầy hương, Cầy vòi hương nhưng thực ra đa phần là Cầy
vòi hương. Cầy vòi hương và Cầy hương có thân mình khá giống nhau nhưng đặc điểm
dễ phân biệt nhất của hai loài này là Cầy hương có đuôi gồm nhiều khoang trắng và đen
xen kẽ nhau, thường mỗi thứ 7 khoang, còn Cầy vòi hương đuôi có các đốm đen và đen
dần về phía cuối đuôi. Ngoài ra gương mặt cũng khác nhau và đối với Cầy hương có
tuyến xạ nằm ngay trước tinh hoàn còn Cầy vòi hương có tuyến xạ nằm sâu phía trong
mông phân bố hai bên hậu môn mà không lộ ra ngoài như Cầy hương. Cầy vòi hương có
tên khoa học là Paradoxurus hermaphroditus còn Cầy hương có tên khoa học là
Viverricula indica, hiện nay nhiều nơi còn nhầm lẫn nuôi Cầy vòi hương nhưng lại đăng
ký và làm giấy phép chăn nuôi với tên khoa học của Cầy hương, bà con chăn nuôi khi
mua giống cần chú ý điều này. Một điều quan trọng là Cầy vòi hương đang được xếp vào
nhóm động vật hoang dã thông thường, khi mua bán trao đổi chỉ cần đăng ký tại Hạt
kiểm lâm huyện còn đối với Cầy hương được xếp vào nhóm IIB nên việc trao đổi, mua
bán phải đăng ký thủ tục tại chi cục kiểm lâm tỉnh, thành phố.
II. TRIỂN VỌNG NGHỀ CHĂN NUÔI CẦY VÒI HƯƠNG:
- Hiện nay số lượng Cầy vòi hương trong tự nhiên suy giảm với mức độ khá nghiêm
trọng, trong vài năm gần đây lượng Cầy vòi săn bắt ngoài tự nhiên giảm hẳn và rất hiếm
gặp, một phần do môi trường sống bị thu hẹp, một phần do loài này đang có giá trị khá
cao trên thị trường nên bị săn bắt khá ráo riết. Theo sự theo dõi giá cả tôi nhận thấy trong
vài năm trở lại đây giá Cầy vòi hương tăng khoảng 10% - 20% hàng năm và ngày càng
cao hơn. Có lẽ trong vài năm tới lượng Cầy vòi hương nói riêng và các loài động vật
hoang dã có giá trị cao trong tự nhiên sẽ bắt đầu cạn kiệt. Hiện nay giá Cầy vòi tại những
trung tâm tiêu thụ lớn như: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và một lượng lớn xuất đi Trung
Quốc với giá khoảng 1 triệu đồng/kg, cho nên việc nuôi Cầy vòi hương vừa có tác dụng
bảo tồn loài này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
- Thịt Cầy vòi hương thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, ít mỡ, cùng với điều kiện
kinh tế ngày càng phát triển, một bộ phận người dân có thu nhập khá cao với thị hiếu
thưởng thức những món ngon, làm dược liệụ và một thị trường xuất khẩu sang Trung
Quốc rộng lớn nên đầu ra của Cầy vòi hương, rắn, rùa có lẽ không bao giờ cung đủ cầu,
không những thế giá ngày càng cao nên người chăn nuôi không phải lo lắng đến đầu ra và
đây là một trong những ưu thế lớn đối với việc chăn nuôi những loài động vật hoang d
khác như nhím, lợn rừng... vì những loài này chưa xuất khẩu được sang thị trường Trung
Quốc.
- Cầy vòi hương có đặc tính là loài ăn đêm, ban ngày ngủ cho nên việc chăm sóc khá đơn
giản và khẩu phần ăn hàng ngày ít và là loài ăn tạp nên rất dễ kiếm nguồn thức ăn trong
chăn nuôi.
- Ngoài ra, hiện nay cà phê chồn một số nơi đã bắt đầu có nguồn tiêu thụ,tuy chưa mạnh,
nhưng nếu thời gian tới sản phẩm này có đầu ra ổn định thì ngoài giá trị thịt đây còn là
một nguồn thu khá lớn đối với bà con chăn nuôi.
- Tuy nhiên, nuôi Cầy vòi hương cũng không hề quá đơn giản như các bài viết trên các
diễn đàn và báo chí. Cầy vòi hương mỗi tháng có thể tăng trọng từ 0,3 – 0,5kg tuỳ theo
điều kiện chăm sóc, trong điều kiện nuôi nhốt cũng có khá nhiều bệnh như những con vật
nuôi khác như: tụ huyết trùng, cầu trùng, thương hàn... nhưng nếu người nuôi nắm vững
được kỹ thuật chăm sóc và xử lý đối với dịch bệnh thì nuôi Cầy vòi hương là một trong
những nghề phát triển bền vững và mang lại giá trị kinh tế cao hiện tại và trong tương lai.
Là một trong số ít những nghề mang lại thu nhập cao từ việc cung cấp thịt thương phẩm
ra thị trường mà không cần chú trọng đến việc cung cấp giống. Muốn đạt được kết quả đó
trước hết chúng ta phải nắm vững kỹ thuật nuôi Cầy vòi hương trong thực tế chăn nuôi để
giảm tỉ lệ hao hụt, tránh thất thoát góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình chăn nuôi.
Sau đây là một số kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi nhằm giúp bà con khắc phục
một phần những khó khăn gặp phải trong quá trình chăn nuôi, từng bước nâng cao hiệu
quả trong chăn nuôi và đưa việc nuôi Cầy vòi hương phát triển thành một nghề mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho bà con chăn nuôi góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông
dân. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những kinh nghiệm thực tế của riêng tôi, việc chăn nuôi
còn tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu từng vùng nên không tránh khỏi những điều chưa
hợp lý và hạn chế, mong những ai có kinh nghiệm xin cùng đóng góp ý kiến để bà con
cùng học tập rút kinh nghiệm phục vụ cho việc chăn nuôi hiệu quả hơn.
III. CHUỒNG TRẠI:
- Về kỹ thuật làm chuồng trại hiện nay có khá nhiều mô hình như mô hình nuôi nhốt
trong cũi, mô hình nuôi bán hoang dã tức là tạo môi trường càng giống tự nhiên càng tốt
nhưng phải thuận tiện cho việc chăm sóc, dọn vệ sinh, theo dõi vật nuôi. Mỗi mô hình có
ưu, nhược điểm riêng. Nói chung dù mô hình nào thì chuồng trại bắt buộc phải chắc chắn,
tránh gió lùa trực tiếp vào chuồng vì Cầy vòi hương có đặc tính chịu nóng khá giỏi nhưng
chịu gió lạnh khá kém, tốt nhất chuồng nên tránh quay mặt hướng tây và hướng bắc. Nếu
đóng chuồng cũi thường dùng gỗ và lưới mắt nhỏ nhưng sợi lưới phải lớn nếu sợi lưới
nhỏ (đường kính dưới 2mm) Cầy có thể cắn đứt, thường bên dưới nên đóng bằng lưới để
phân lọt xuống thuận tiện cho việc dọn vệ sinh, chuồng có thể đóng dài x rộng x cao =
0,5 x 0,6 x 0,5 (m), đối với làm chuồng kiểu bán tự nhiên thì bắt buột phải kín từ dưới lên
trên, cửa phải chắc chắn, mái phải lợp kín bằng tôn ximăng hoăc tôn kẽm, nếu lợp ngói
buộc phải có trần nếu không có thể sẩy mất vì Cầy vòi leo trèo rất giỏi. Trong chuồng
chúng ta bố trí nơi ăn, ngủ, leo trèo riêng với nguyên tắc tự nhiên, thông thoáng, thuận
tiện cho việc vệ sinh chuồng trại, dễ quan sát theo dõi. Cầy vòi hương ...