Thông tin tài liệu:
Trong tự nhiên, ĐBSCL có các yếu tố giới hạn đối với các loại cây lâu năm như: - Đất thấp nên mặt thủy cấp thường gần mặt đất hoặc đất dễ bị ngập úng trong mùa mưa.- Độ dày tầng mặt mỏng vì thường có tầng phèn hay tầng sinh phèn ở dưới. - Phân phối vũ lượng không đều trong năm, dễ gây ngập úng trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa nắng. - Để hạn chế các yếu tố giới hạn trên, khi thiết lập vườn, việc đầu tiên là đất phải được xẻ mương và lên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật thiết kế vườnKỹ thuật thiết kế vườn1. XẺ MƯƠNG VÀ LÊN LIẾP: Trong tự nhiên, ĐBSCL có các yếu tố giớihạn đối với các loại cây lâu năm như: - Đất thấp nên mặt thủy cấp thườnggần mặt đất hoặc đất dễ bị ngập úng trong mùa mưa.- Độ dày tầng mặt mỏng vì thường có tầng phèn hay tầng sinh phèn ở dưới.- Phân phối vũ lượng không đều trong năm, dễ gây ngập úng trong mùamưa, thiếu nước trong mùa nắng. - Để hạn chế các yếu tố giới hạn trên, khi thiết lập vườn, việc đầu tiên là đất phải được xẻ mương và lên liếp nhằm mục đích: + Nâng cao tầng mặt tránh ngập úng. + Hạ mực thủy cấp thường xuyên xuống thấp. + Nuôi thêm tôm cá trong vườn. Kích thước mương: tùy thuộc vào các yếu tố: · + Chiều cao đỉnh lũ. + Độ dày của tầng mặt. + Độ sâu của tầng phèn. + Giống cây trồng và chế độ nuôi, trồng xen trong vườn. Thường ở những vùng đất có độ dày tầng mặt mỏng, đỉnh lũ cao, tầngphèn cạn thì chọn liếp đơn. Liếp đơn thường thích hợp cho lối độc canh.Ngược lại, những vùng đất có độ dày tầng mặt khá, đỉnh lũ vừa phải thì liếpđôi thường được thiết kế. Liếp đôi thích hợp cho việc xen canh. Trong thựctế, việc chọn liếp đơn hay liếp đôi còn tùy thuộc chặt chẽ vào các điều kiệnnhư vốn đầu tư xây dựng vườn, nguồn nước và giống cây trồng. Bề mặt và chiều sâu của mương phụ thuộc rất chặt vào chiều cao củaliếp, độ sâu xuất hiện của tầng phèn và chế độ nuôi xen. Tỷ lệ mương/liếpthường là ½, có nghĩa là mương rộng 1 liếp rộng gấp đôi. Thường bề mặtliếp đơn rộng 4-5m và liếp đôi rộng 9-10cm được xem là thích hợp trongđiều kiện của ĐBSCL. Điể m cần lưu ý là vách bên của mương cũng như mặtbên của liếp luôn luôn phải có độ nghiêng thích hợp để tránh sụp lở. Thườngđộ nghiêng với gốc 30-45o là tốt nhất. * Hướng liếp: nếu vườn chỉ trồng một loại cây (độc canh) và các câytrồng trên liếp theo hình tam giác thì liếp nên xây dựng theo hướng Bắc Namđể cây hưởng được nhiều ánh sáng. Ngược lại, nếu vườn ngoài cây trồngchính còn trồng xen các loại khác thì nên hướng liếp theo Đông - Tây để câyxen hưởng thêm được nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm hơntrong việc xây dựng hướng liếp là làm thế nào cho liếp luôn song song haythẳng góc với đê bao để dễ dàng trong việc điều tiết nguồn nước vào vườnhơn là vấn đề ánh sáng vì ở ĐBSCL lượng ánh sáng phần lớn thừa thải chocác loại cây trồng khi giữ đúng khoảng cách cây trồng hợp lý. * Kỹ thuật lên liếp: lớp đất mặt luôn luôn tốt hơn lớp đất dưới, do đókhi đào mương lên liếp phải giữ lớp đất mặt lên trên trên liếp để giúp câyphát triển. - Lên liếp theo lối cuống chiếu: thường những vùng có lớp đất mặttốt và lớp đất dưới không xấu lắm thì kỹ thuật lên liếp theo lối “cuốn chiếu”được áp dụng. Trong kỹ thuật này, lớp đất mặt ở mương thứ nhất đưa qua liếp thứnhất bên trái (hình 1). Tiếp đến lớp dưới đưa trãi lên liếp thứ hai bên phải.Sau đó lớp đất mặt đào ở mương thứ hai đưa trãi chồng lên mặt liếp thứ hai,tiếp đến lớp dưới của mương thứ hai đưa trãi chồng lên mặt liếp thứ ba, lớpdưới của mương thứ ba đưa trãi lên liếp thứ bốn và cứ như vậy cho đến liếpcuối cùng. - Lên liếp theo lối đắp thành băng hay đắp thành mô: ở nhữngvùng có lớp đất mặt mỏng nhưng lớp đất dưới lại không tốt lắm, thậm chí cóchút ít phèn thì kiểu lên liếp đắp thành băng hay thành mô thường đường sửdụng. Trong trường hợp đắp thành băng thì lớp đất mặt đào ở mương đượctrãi dài thành băng ở giữa dọc theo liếp, sau đó lớp đất dưới được đắp vàohai bên băng.Lên liếp theo kiểu này cần lưu ý là lớp đất ở hai bên băng luôn thấp hơn mặtbăng để khi mưa các độc chất không tràn vào băng mà trôi xuống mương vàđược rửa đi. Lên liếp theo kiểu đắp thành băng thì ngoài cây ăn trái, phần đất cònlại trên băng có thể được xen ngay với các loại hoa màu khác khi cây cònnhỏ vì đây là phần đất tốt. Trong trường hợp đắp thành mô thì lớp đất mặtđược tập trung đắp thành các mô (kích thước, khoảng cách và vị trí các môtrên liếp tùy theo loại cây trồng đã định trước), phần đất xấu ở dưới đượcđưa vào phần còn lại của liếp và thấp hơn mặt mô.(hình 3)Cả 2 lối lên liếp này đều có phần đất ở hai bên băng hay giữa các mô thườngkhông sử dụng ngay được cho các loại cây ăn trái như cam quít bưởi... mànên đợi một hai mùa để rửa bớt độc chất và cải thiện lý tính của đất bằngcách trồng các loại cây làm phân xanh hay bón thêm phân hữu cơ, để giúpgia tăng sự khoáng hóa của đất. Trong trường hợp muốn sử dụng ngay thì nên tìm các loại cây chịuđựng tốt với các điều kiện khó khăn của đất đai khi mới lên liếp như chuối,khóm hay các loại cây họ đậu như bình linh, so đủa.. để trồng khi cây ăn tráitrên mô chưa khép tán đầy đủ. Dù lên liếp theo kiểu nào cũng cần chú ý: - Khi xẻ mương không nên đào sâu quá tầng phèn ...