Cải bắp thuộc nhóm rau có nguồn gốc ôn đới và là cây rau chủ lực trong họ Thập tự, trồng thích hợp nhất trong vụ đông xuân ở các tỉnh phía bắc. Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn, nhưng có bộ rễ chùm phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn so với cây su hào và su lơ. Đặc biệt ở cải bắp khả năng phục hồi bộ lá khá cao. Cây phát triển thuận lợi ở nhiệt độ trung bình ngày 15-200C, chênh lệch biên độ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật trồng cây cải bắpKỹ thuật trồng cây cải bắpI. Nguồn gốc và điều kiện sinh tháiCải bắp thuộc nhóm rau có nguồn gốc ôn đới và là cây rau chủ lực trong họThập tự, trồng thích hợp nhất trong vụ đông xuân ở các tỉnh phía bắc.Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn, nhưng có bộrễ chùm phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn so với cây su hào và su lơ.Đặc biệt ở cải bắp khả năng phục hồi bộ lá khá cao.Cây phát triển thuận lợi ở nhiệt độ trung bình ngày 15-200C, chênh lệch biênđộ nhiệt độ ngày đêm dao động 50C. Nhiệt độ trên 250C, cải bắp vẫn sinhtrưởng nhưng khả năng cuốn bắp hạn chế.Độ ẩm thích hợp là từ 75-85%, ẩm độ không khí khoảng 80-90%. Đất quáẩm (trên 90%) kéo dài 3-5 ngày sẽ làm rễ cây nhiễm độc vì làm việc trongđiều kiện yếm khí.Cải bắp thích hợp trên đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn cao, thoát nướctốt, độ pH= 6,0-6,5.II. Biện pháp kỹ thuật1. Thời vụỞ các tỉnh phía bắc, có 3 vụ trồng cải bắp chủ yếu :- Vụ sớm: gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng tháng 8 và tháng 9 thu hoạchtháng 11, tháng 12.- Vụ chính: gieo cuối tháng 9, đầu tháng 10, trồng giữa tháng 10 đến hếttháng 11; thu hoạch tháng 1, tháng 2 năm sau.- Vụ muộn: gieo tháng 11, trồng giữa tháng 12; thu hoạch tháng 2 - 3 nămsau.Tuỳ thuộc vào thời vụ gieo trồng để tính tuổi cây con, nhưng khi cây có 4 - 6lá thật là thời điểm trồng tốt nhất (tuổi cây trong khoảng 20-30 ngày).2. Vườn ươmLàm đất kỹ, lên luống cao 25 - 30cm, rộng 80 - 100cm. Bón lót 1kg phânchuồng hoai mục + 0,2kg lân + 0,1 kg kaly cho 10m2 đất vườn ươm.Rải phân đều trên mặt luống, đảo đều đất và phân, vét đất ở rãnh phủ lên mặtluống dày 1,5 - 2cm.Hạt giống nên ngâm trong nước ấm 500C trong 20 phút, sau đó ngâm trongnước lạnh 8 – 10 giờ trước khi gieo.Lượng hạt giống gieo cho 1 m2 đất là: 1,5 - 2 gam, gieo xong phủ lên một lớptrấu, sau đó dùng ô doa tưới đẫm nước.Trong 3 ngày sau gieo tưới 1 - 2 lần trên ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên khỏimặt đất ngừng tưới 1 - 2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới một lần.Khi cây 1 - 2 lá thật tỉa bỏ cây bệnh, cây không đúng giống để mật độ 3 -4cm/1 cây. Sau mỗi lần nhổ tỉa kết hợp tưới bằng phân chuồng ngâm ngấupha loãng, không được tưới phân đạm.Tiêu chuẩn cây giống tốt: Còn nguyên 2 lá tai, phiến lá tròn, đốt sít, mập,lùn. Cây có 4 - 6 lá thật thì nhổ trồng.3. Làm đất, bón lót phân* Chọn đất: Nơi trồng rau an toàn phải xa nguồn nước thải, các khu côngnghiệp. Đất trồng phải đảm bảo tưới tiêu chủ động. Làm đất, bón lót phân chuồng, phân vô cơ* Làm đất: Làm đất kỹ, nhỏ, tơi xốp; Luống rộng 1-1,2 m, cao 20-25cm,rãnh luống rộng 20-30cm. Vụ sớm lên luống mai rùa cao để phòng mưa, vụchính và vụ muộn làm luống phẳng.* Lượng phân bón tính cho 1.000m2:Phân chuồng 2.000 - 2.500 kg ; Vôi bột 30 kg; Lân supe: 35kg.Đạm 20-24kg; Kaly 17 kg* Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, lân, vôi bột, 4 kg đạm + 3,5 kg kalyCó 2 cách bón lót: trải đều trên mặt ruộng trước khi lên luống hoặc bón vàohốc sau khi lên luống. Nếu bón theo cách thứ 2 phải trộn, đảo đều và lấptrước khi trồng.4. Trồng, chăm sóc* Trồng cây: Chọn những cây khoẻ không sâu bệnh, cứng cáp, đồng đều đểtrồng, nên trồng vào buổi chiều nếu trời nắng, hanh.Trồng cây con ra ruộngMật độ trồng 3.500 - 4.000 cây/1000m2Khoảng cách trồng: cây cách cây 35 - 40cm, hàng cách hàng 60 - 70cm. Tuỳthuộc vào khối lượng của 1 cây cải bắp và thời vụ để có thể trồng dầy hơn.* Tưới nước:Sau khi trồng, tưới đẫm nước, sau đó tưới đều hàng ngày cho tới khi hồixanh. Sau đó 2 - 3 ngày tưới một lần tuỳ thuộc vào độ ẩm của đất.Khi cây trải lá bàng có thể tưới rãnh, sau đó phải tháo nước ngay để tránhngập úng.Tuyệt đối không được dùng nguồn nước thải, nước ao tù chưa được xử lý đểtưới, đặc biệt không tưới nước phân tươi.* Bón thúc:Bón thúc làm 3 thời kỳ :- Lần 1 sau trồng 15 ngày: 4kg đạm + 3,5kg kaly, bón cách gốc 10 - 15cm.- Lần 2 thời kỳ trải lá bàng (30 - 35 ngày sau trồng) bón 6kg đạm + 5kg kaly- Lần 3 bắt đầu cuốn bắp (45 - 50 ngày sau trồng) 6kg đạm + 5kg kaly.Các đợt bón thúc đều phải kết hợp xới xáo, làm cỏ và vun gốc.5. Quản lý sâu bệnh hạiÁp dụng biện pháp quản lý dịch hại bằng việc thực hiện tổng hợp các biệnpháp: vệ sinh đồng ruộng, cày lật đất sớm để tiêu diệt nguồn sâu non, nhộngcủa sâu khoang, sâu xám, sâu xanh,... Luân canh với cây lúa nước ở vùngrau 2 lúa + 1vụ rau, với hành, tỏi, đậu tương ở vùng chuyên canh rau màu.Thường xuyên quan sát đồng ruộng, phát hiện, bắt giết sâu xám đầu vụ, ngắtổ trứng và ổ sâu khoang tuổi 1-2, nhổ bỏ kịp thời cây bị héo, nhũn.Trường hợp mật độ sâu cao, gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng có thểdùng một trong các loại thuốc sau: Sherpa 25EC, ofatox, padan...để hạn chếsự phát triển và gây hại của sâu.Cây bắp cải thường bị một số loại bệnh chính: Bệnh thối nhũn do vi khuẩn,bệnh đốm lá do nấm. Hạn chế bệnh bằng cách không để ruộng quá ẩm, úngkéo ...