Cây mét còn có tên gọi khác là: Mạy sang, Mạy sang mu, Mạy sang mún, Mạy mén; tên khoa học: Dendrocalamus membranaceus Munro. Thuộc họ: Phụ tre nứa (Bambusoideas), họ hoà thảo (Graminaceas) I. Đặc điểm hình thái Thân có đường kính 20-30 cm, cây cao tới 20-30m. Màu sắc thân thay đổi theo tuổi. Khi cây còn non (1-2 tuổi) có màu xanh nhạt, bóng, có phấn trắng ở gần các đốt. Khoảng 3-4 tuổi màu xanh xẫm. Đến 7-8 tuổi có màu xanh nhạt hoặc xanh xám có nhiều rêu (thường gọi hoa đá) Cây mét Đốt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật trồng cây mét Kỹ thuật trồng cây métCây mét còn có tên gọi khác là: Mạy sang, Mạy sang mu, Mạy sang mún, Mạy mén; tên khoa học: Dendrocalamusmembranaceus Munro. Thuộc họ: Phụ tre nứa (Bambusoideas), họ hoà thảo (Graminaceas) I. Đặc điểm hình thái Thân có đường kính 20-30 cm, cây cao tới 20-30m. Màu sắc thân thay đổi theo tuổi. Khi cây còn non (1-2 tuổi) có màu xanh nhạt, bóng, có phấn trắng ở gần các đốt. Khoảng 3-4 tuổi màu xanh xẫm. Đến 7-8 tuổi có màu xanh nhạt hoặc xanh xám có nhiều rêu (thường gọi hoa đá) Cây mét Đốt mét đặc (nơi tiếp giáp giữa hai lóng).Mỗi đốt có mầm thường gọi là mắt mét. Nơi phát sinh ra cành lóng mét, bổ dọc có 3 lớp rõ rệt: Phía ngoài có vỏ mỏng màuxanh; Lớp giữa là lớp “thịt” chiều dày trung bình khoảng 2-3cm; Lớp trong là màng mỏng dính liền với thịt, có nhiều phấntrắng, xốp. Lóng mét dài ngắn khác nhau, nhìn chung cây cao lớn có lóng dài, cây nhỏ thấp thì ngắn Gốc mét (củ) nằm dính mặt đất, hơi cong, to hơn thân, dàikhoảng 30-40 cm. Lóng và đốt ở phần gốc đều đặc không rỗngnhư thân. Rễ chùm phát sinh từ các đốt, rễ được phân thành rễ chính và rễ phụ: - Rễ chính: Phát sinh từ các đốt nằm kín trong đất, dường kính 2-4mm, chiều dài 2-3cm, có thể ăn sâu 1-2m.- Rễ phụ: Phát sinh từ các đốt của thân ở gần mặt đất, các đốtxa mặt đất không mọc rễ phụ. Cành mét: Mọc từ các đốt, ở đốt phát sinh thường có một cành to nhất và 2-3 cành nhỏ. Phần gốc cành tiếp giáp với đốt phìnhto một chút, có khả năng phát sinh mầm và rễ. Trên mỗi đốt của cành lại phát sinh nhiều cành phụ. Những bụi mét lớn, cây to cao, cành tập trung vào những đốt ở phần trên ngọn.Trái lại ở những bụi mét bé, cây nhỏ và thấp, cành lại có nhiều ở các đốt sát mặt đất.Lá mét: Hình thuôn dài, có mũi nhọn, trên xanh thẫm, dưới nhạt hơn, màu lá thay đổi theo mùa và tuổi cây. Mo thân, mo cànhđều dính liền với đốt và bao bọc lấy lóng. Mo thân to hơn nhiều so với mo cành. II. Đặc điểm sinh thái, lâm sinhMét phát triển tốt ở nơi có nhiệt độ trung bình 23-25 0 C, lượngmưa từ 1600-1800 mm/năm, độ ẩm không khí trên 80%. Đòi hỏi đất tốt, phát triển trên các nền đá mẹ Mácma kiềm, Poacphia, Badan. Mọc thuần loại hay hỗn loại với các cây gỗ trong rừngthứ sinh. Mét ưa ánh sáng, mọc rất nhanh, sau 24 giờ có thể cao thêm 20-30 cm. Mét ra hoa từng bụi, nhưng chưa bao giờ gặp mét kết hạt và tái sinh hữu tính. III. Phân bố Mét phân bố tại nhiều nơi ở miền bắc Nghệ An (Con Cuông, Tương Dương, Quế phong, Quì Hợp, Nghĩa Đàn, Quì Châu),Thanh Hoá (Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lạc), Hoà Bình (MaiChâu), Hà Nam, Ninh Bình. Song vùng Ngọc Lạc, Lang Chánhvẫn được coi là cái “nôi” của mét. Đây là vùng mét chủ yếu của Việt Nam .Giá trị kinh tế: Mét được dùng để xây dựng nhà cửa, bè đánh cá, cầu phao, cột buồm, vật liệu đan lát trong gia đình. Mét còn được làm nguyên liệu giấy, ván sợi ép thay gỗ. Măng làm thực phẩm. Mét là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao