Danh mục

KỸ THUẬT TRỒNG CHÈ SHAN NÚI CAO

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Điều kiện đất đai, địa hình: Đất trồng chè có độ cao 600m, độ dốc từ 15 – 25 độ. Đối với đất trồng chè, điều kiện đất đai để giúp cây chè phát triển lâu bền phải đảm bảo: - Độ chua (pHKCL) thích hợp nhất là 4,5 – 5,5. - Tính chất vật lý của đất: Tầng dày đất tối thiểu là 50cm. Thành phần cơ giới đất thích hợp từ thịt nhẹ đến thịt nặng. - Hoá tính đất chè: Hàm lượng mùn trong đất phải trên 2,5%, dinh dưỡng trong đất ở mức độ cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KỸ THUẬT TRỒNG CHÈ SHAN NÚI CAO KỸ THUẬT TRỒNG CHÈ SHAN NÚI CAO Kỹ thuật trồng chè Shan núi cao (Phần 1) 1. Điều kiện đất đai, địa hình: Đất trồng chè có độ cao >600m, độ dốc từ 15 – 25 độ. Đối với đất trồng chè, điều kiện đất đai để giúp cây chè phát triển lâu bền phải đảm bảo: - Độ chua (pHKCL) thích hợp nhất là 4,5 – 5,5. - Tính chất vật lý của đất: Tầng dày đất tối thiểu là 50cm. Thành phần cơ giới đất thích hợp từ thịt nhẹ đến thịt nặng. - Hoá tính đất chè: Hàm lượng mùn trong đất phải trên 2,5%, dinh dưỡng trong đất ở mức độ cho phép. 2. Thiết kế nương chè: Đối với vùng núi cao, thiết kế trồng chè cần đảm bảo: - Thuận lợi cho đi lại chăm sóc, chống xói mòn bảo vệ môi trường. - Với những vùng đất trống, trọc có thể thiết kế khu chè, lô chè, băng chè. - Với vùng đất tốt có nhiều cây thứ sinh mọc như tế, guột, sim, mua tuyệt đối không được phá nương đốt rẫy mà cần phát băng theo đường đồng mức để bảo vệ đất chống xói mòn. Thiết kế nương chè hoàn chỉnh giúp vận chuyển giống, phân bón, sản phẩm thu hoạch dễ dàng, giảm nhẹ cường độ lao động. Thiết kế hợp lý còn giảm rửa trôi, xói mòn góp phần bảo vệ đất trồng chè. Thiết kế nương chè gồm các nội dung: - Thiết kế đường xá (đường trục, đường liên khu, đường khu). - Thiết kế hàng rạch, lô. - Thiết kế hệ thống chống xói mòn, thuỷ lợi (thiết kế hệ thống rãnh ngang, rãnh cách ly để chống xói mòn). a) Thiết kế nương chè: Thiết kế nương chè là căn cứ để bố trí hàng chè, tận dụng được đất đai đến mức tối đa, giữ nước, giữ ẩm, chống xói mòn. Do đặc điểm có nhiều núi cao, để tiện công tác quản lý địa giới cần dựa vào địa hình tự nhiên như suối, ngòi, đường phân thuỷ để chia diện tích khu chè, nên đặt tên, số hiệu cho khu chè, nương chè để dễ quản lý. b) Thiết kế lô chè: Lô chè là đơn vị nhỏ trên đồi chè, có đường ra vào lô. Nếu đồi chè có độ dốc từ 15-250 thì diện tích mỗi lô khoảng 2000-4000m2, nếu độ dốc thấp có thể để diện tích mỗi lô 5000-7000m2. Không nên để lô quá to, bất tiện trong chăm sóc, nhưng nếu lô quá nhỏ mất hàng chè vào đường đi. c) Hàng chè: Hàng chè có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tuổi thọ của nương chè, phương pháp bố trí hàng chè tuỳ thuộc vào độ dốc của đồi chè. - Dưới 5 độ bố trí hàng chè thẳng. - Từ 6-25 độ bố trí hàng chè theo đường đồng mức. - Trên 25 độ muốn trồng chè phải làm bậc thang. (Xác định đường đồng mức trên đồi chè có thể dùng phương pháp thước chữ A) hoặc phương pháp bình thông nhau qua ống nhựa trong. Đường trục nối liền các khu chè với nhau, chiều rộng 5-6m đảm bảo xe cơ giới đi lại được. d) Đường liên đồi: Đường liên đồi nối liền các đồi chè với nhau để đi lại và vận chuyển. Chiều rộng 4-5m, nên bố trí đường vào khoảng 1/2 sườn đồi kể từ chân đồi, giảm dòng chảy bố trí từ trên xuống chống xói mòn cho chân của đồi, vận chuyển lên hay xuống thuận tiện. e) Đường trong đồi: Đường trong đồi nên bố trí đường đồng mức, khép kín chiều rộng 3-4m, đồi nhỏ thấp đánh một đường, đồi to cao đánh hai đường trên dưới cách nhau 30-50m. f) Đường lô: Đường thường cắt ngang hàng chè theo đường thẳng góc, cứ 50-100m nên có một đường để tiện đi lại, đường lô không nên đánh thành đường riêng biệt, chỉ cần chừa lại không trồng chè. Hệ thống đường không nên quá ít hay quá nhiều, diện tích đường không nên vượt quá 2% tổng diện tích trồng chè. g) Thiết kế mương rãnh tiêu nước: - Rãnh dọc sườn đồi: Khu vực hợp thuỷ giữa hai đồi chè hoặc chỗ thấp nên có rãnh dọc, khu thoát nước tránh xói mòn diện tích rộng. - Rãnh ngang sườn đồi: Rãnh này ở mép trong các con đường được thiết kế nghiêng vào phía trong đồi chè, mục đích dẫn nước vào rãnh dọc hoặc hợp thuỷ. - Rãnh cách ly: Rãnh ngăn không cho nước phía trên chảy xuống nương chè (nếu trên có rừng…) và ngăn không cho nước tràn trực tiếp xuống ruộng. Tuỳ lưu lượng mức nước để kích thước to nhỏ khác nhau, tuy nhiên độ sâu không quá 30cm. h) Thiết kế hệ thống thuỷ lợi: Chú ý hệ thống ao, hồ, đập dưới chân đồi để cải thiện môi sinh, có điều kiện để tưới chè. 3. Làm đất: Làm đất chè ở vùng núi cao có những đặc điểm khác với việc làm đất ở vùng đồi trung du: không nên cuốc lật toàn bộ đất mà sau khi đã thiết kế đường liên đồi, đường lô, đường quanh đồi sẽ tiến hành cắm tiêu bám theo đường quanh đồi với khoảng cách trồng tuỳ từng độ dốc để cuốc hố trồng chè. Nếu dốc trên 25o cắm tiêu cuốc hố với mật độ dày 2m x1,8m hoặc 2,5m x1,5 m, nếu đất tốt có thể cắm tiêu cuốc hố thưa hơn với mật độ 2,0m x 1,0m hoặc 1,5m x 1m. Làm đất đúng kỹ thuật sẽ có ảnh hưởng lâu dài cho sinh trưởng và phát triển của cây chè là khâu quyết định đầu tiên đến cấu trúc đất của cây chè. Làm đất tốt sẽ cải thiện lý, hoá tính của tầng canh tác, có tác dụng trừ cỏ dại, chống xói mòn giữ nước, giữ màu. Yêu cầu kỹ thuật làm đất: - Làm đất kịp thời vụ, thực hiện đất chờ cây, thời vụ làm đất tốt nhất đối với vùng núi là sau khi thu hoạch vụ mùa (tháng10- 11). - Đất phải được làm sạch cỏ dại, gốc cây, đá ngầm để thuận lợi cho quá trình canh tác sau này. - Đất chè phải được làm sâu để rễ chè ăn sâu, phát triển mạnh, hút được nhiều nước và dinh dưỡng, chống hạn. - Ở những vùng có điều kiện sau khi làm đất, cuốc hố gieo một vụ cây phân xanh để cải tạo đất là tốt nhất. Kỹ thuật trồng chè Shan núi cao (Phần 3) 9. Hái chè: Hái chè là khâu cuối cùng của sản xuất búp chè vì vậy có ý nghĩa không chỉ về phẩm cấp búp mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây chè. Đối với cây chè kiến thiết cơ bản cùng với kỹ thuật đốn tạo hình, kỹ thuật hái sẽ tạo tiền đề cho cây chè bước vào giai đoạn kinh doanh được tốt. - Hái tạo hình chè KTCB: Chè tuổi một từ tháng 10 bấm những ngọn cao 120 cm trở lên; chè tuổi hai hái đọt trên những cây chè to khoẻ cách mặt đất 150 cm trở lên. - Hái tạo hình sau đốn: Với chè đốn lần 1, đợt đầu hái cách mặt đất ở độ cao120 - 150cm, những năm về sau nâng dần chiều cao bằng kỹ thuật hái và đốn nhẹ khống chế chiều cao ổn định 1,5m – 2,5m. - Hái chè kinh doanh: Cần áp dụng giải pháp hái san chật để làm tăng lứa hái trong năm ...

Tài liệu được xem nhiều: