Danh mục

Kỹ thuật trồng đu đủ phần 1

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.03 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đu đủ chín là loại quả bổ dưỡng, nó chứa tới 0,6% chất đạm, 0,1% chất béo, 8,3-8,5% chất đường, 20-60% vitamine B, C. Đặc biệt chứa tới 2.000-3.500 đơn vị vitamine A, cao gấp 10 lần chuối, dứa, gấp 5 lần quả bơ, ổi và gần gấp đôi xoài. Trong quả đu đủ có rất nhiều men Papain, loại men này làm mềm xương thịt.1. Khí hậu: Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa 100mm/tháng, không bị che bóng mát. Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật trồng đu đủ phần 1 Kỹ thuật trồng đu đủ phần 1 Đu đủ chín là loại quả bổ dưỡng, nó chứa tới 0,6% chất đạm, 0,1% chất béo, 8,3-8,5% chất đường, 20-60% vitamine B, C. Đặc biệt chứa tới 2.000-3.500 đơn vị vitamine A, cao gấp 10 lần chuối, dứa, gấp 5 lần quả bơ, ổi và gần gấp đôi xoài. Trong quả đu đủcó rất nhiều men Papain, loại men này làm mềm xương thịt.1. Khí hậu:Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa100mm/tháng, không bị che bóng mát. Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ,khi nhiệt độ cao 30-350C hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều 250-300mm/tháng,cây sẽ sinh trưởng kém, ít đậu trái. Nhiệt độ dưới 0oC làm cây chết, hư hại nặngnề. Nếu khi trái chín mà khí trời lạnh, không đủ nóng thì trái sẽ không ngọt. Đu đủcũng cần nhiều mưa và mưa phân phối đồng đều. Nếu không mưa thì cần tướinước, đu đủ mới cho nhiều trái. Thiếu nước mùa nắng, hoa sẽ ít đậu trái và tráinon sẽ rụng nhiều. Tuy nhiên, nếu quá nhiều nước thì rễ, lá bị hư hại nhiều, câyphát triển chậm, yếu. Cây đu đủ không chịu đựng được gió to.2. Đất đai:Đu đủ dễ tính có thể trồng trên đất có độ chua thích hợp pH từ 5,5-6,5. Đất trồngđu đủ phải giàu chất hữu cơ, tơi xốp, đất không hoặc ít phèn, thuận tiện cho việctưới nước và thoát nước tốt khi có mưa lớn. Vùng đồng bằng phải lên líp thật caovà đường mương thoát nước phải sâu để dễ thoát nước. Chuẩn bị đất: Đất trướckhi trồng nên đánh luống rộng 2-2,5m. Giữa các luống có rãnh sâu 30cm để thoátnước.3. Thời vụ:Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy nhiên để hạn chế sâu bệnhcó thể bố trí trồng Đu đủ vào đầu mùa mưa (Tháng 4-5). Những vùng chủ độngtưới tiêu trồng vào cuối mùa mưa (Tháng 10-11)4. Giống:Đu đủ có nhiều loại giống khác nhau nhưng phổ biến nhất là các giống sau:- Giống Hong Kong da bông: Cho năn g suất cao, trọng lượng trái trung bình từ2,5-3kg, vỏ dày, chống chịu khá với nhện đỏ và các bệnh do Virus. Thịt trái cómàu vàng, hàm lượng đường từ 9-10%.- Giống Đài Loan tím: Năng suất rất cao, trái nhiều, trọng lượng trái từ 1,2-1,5 kg.Thịt trái có màu đỏ tím, chắc thịt. Hàm lượng đường từ 10-11%. Cây dễ bị nhệnđỏ và các bệnh do Virus, nhưng vẫn có khả năng cho trái tốt trong những năm đầu.- Giống EKSOTIKA: Cho phẩm chất ngon, thịt trái màu đỏ tía, chắc thịt, tươi đẹp,hàm lượng đường 13-14%, trọng lượng trái 0,5-1kg.- Giống Sola: Có đặc điểm gần giống như EKSOTIKA nhưng thịt trái chắc hơn,thơm ngon hơn, hàm lượng đường 15-17%, trọng lượng trái 300-500g- Giống Hồng Phi 786: Cây phát triển rất khỏe, cây có trái sớm, cây có trái đầutiên lúc cây cao khoảng 80cm. Tỷ lệ đậu trái cao, một mùa 1 cây có thể đậu 30 tráitrở lên, sản lượng rất cao. Trái lớn, trọng lượng trái từ 1,5-2Kg (có thể đạt3kg/trái). Cây cái ra trái hình bầu dục, cây lưỡng tính cho trái dài. Da nhẵn bóng,thịt dày màu đỏ tươi, hàm lượng đường 13-14%, dễ vận chuyển.5. Chọn giống:Tháp hay giâm cành đu đủ đều trồng được cả, nhưng trồng bằng hột thì dễ dàng vàtiện lợi hơn vì trái đu đủ nhiều hột, mà hột lại tồn trữ dễ dàng. Hột vẫn còn nẩymầm sau ba năm nếu đựơc tồn trữ nơi khô ráo và mát mẻ. Gieo hột càng tươi càngtốt.- Chọn hạt: Từ trái thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, tráiphải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt đen ở giữa trái thả vào nước, vớt nhữnghạt nổi bỏ đi, chỉ dùng những hạt chìm làm giống.- Xử lý hạt: Vớt những hạt nổi bỏ đi, những hạt chìm làm giống có thể ngâm xâmxấp nước 1-2 ngày đêm trong chậu men, sau đó đãi sạch chất keo, chất nhớt bámvào hạt, chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khôráo.Trước khi gieo cần xử lý hạt, dùng dung dịch Tốp-xin 1% để khử mầm bệnh,tiếp theo ngâm hạt trong Cacbonat natri 1% (NaHCO3) từ 4-5 tiếng đồng hồ, sauđó dùng nước rửa sạch là có thể đem gieo. Để hạt trong nhiệt độ 32-35oC để thúcmầm, khi hạt đã nứt nanh mới đem gieo để cây mọc đều và nhanh.6. Ươm cây con:- Gieo hạt trên các luống: Đất trên luống cần được làm kỹ, trộn đều 5-10kg phânhữu cơ hoai mục, 0,15-0,2kg Supe lân, 0,3-0,5kg vôi cho 1m2 đất luống. Hạt đượcgieo theo lỗ, mỗi lỗ 2-3 hạt, mỗi lỗ cách nhau 5-10cm, gieo hạt ở độ sâu 0,6-1cm,sau đó lấp đất và cần tủ một lớp rơm rạ, thường xuyên tưới hàng ngày cho đủ ẩm,khi cây con đã mọc tưới ít dần, cây có 2-4 lá thì 2 ngày tưới 1 lần. Khi cây caokhoảng 4-6cm (có 4-5 lá) là có thể bứng cấy vào bầu. Chọn những cây khỏe mạnh,kích thước trung bình, rễ chùm nhiều, nhặt mắt, gốc to, ngọn nhỏ để cấy vào bầu.Xếp các bầu cây vào khay, điều chỉnh giàn che để cây con có đủ ánh sáng cây ...

Tài liệu được xem nhiều: