Danh mục

Kỹ Thuật Trồng Dưa Chuột

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.06 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giống và cách chọn giống1. Các giống dưa chuột Việt Nam được chia thành 2 nhóm: a. Nhóm quả ngắn: (đại diện là giống Tam Dương) Quả có chiều dài khoảng 10 cm, đường kính 2,5 - 3 cm. Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn (65 - 80 ngày tùy vụ trồng). Năng suất khoảng 15 - 20 tấn/ha. Dạng này rất thích hợp cho đóng hộp sắt giầm dấm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ Thuật Trồng Dưa Chuột Kỹ Thuật Trồng Dưa ChuộtGiống và cách chọn giống1. Các giống dưa chuột Việt Nam được chia thành 2nhóm:a. Nhóm quả ngắn: (đại diện là giống Tam Dương) Quảcó chiều dài khoảng 10 cm, đường kính 2,5 - 3 cm.Nhóm này có thời gian sinh trưởng ngắn (65 - 80 ngàytùy vụ trồng). Năng suất khoảng 15 - 20 tấn/ha. Dạngnày rất thích hợp cho đóng hộp sắt giầm dấm.b. Nhóm quả trung bình: Thuộc nhóm sinh thái vùng đồng bằng, đại diện là cácgiống Yên Mỹ, Thủy Nguyên, Yên phong, Quế Võ... Quả có kích thước 15 - 20 x3,5 - 4,5 cm. Thời gian sinh trưởng của giống 75 - 85 ngày, năng suất 22 - 25tấn/ha. Các giống này có thể sử dụng để chẻ tư đóng lọ thủy tinh.Tất cả các giống dưa chuột Việt Nam đều có màu gai quả đen hoặc nâu. Đặc điểmnày là nguyên nhân làm quả ngả sang màu vàng. Quả giống có màu vàng sẫmhoặc nâu. Các giống này đều chống bệnh phấn trắng cao, chịu bệnh sương maitrung bình, chất lượng tốt.c. Dưa chuột nhật quả dài:Có 2 dạng quả: Quả nhăn (đại diện là giống F1TK, TO) kích thước 30 - 40 x 4 - 6cm, trọng lượng quả 200 - 400 g, quả giống nặng 700 g. Dạng quả này sử dụng đểmuối mặn. Dạng quả nhẵn, có kích thước nhỏ hơn 25 - 30 x 4 - 5 cm thường đượcdùng để ăn tươi. Quả của các giống này đều có màu xanh hoặc xanh đậm, gaitrắng phần lớn là giống lai F1 nên chúng có năng suất cao, trung bình từ 30 - 35tấn/ha. Thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày. Bị bệnh sương mai nặng, phấn trắngnhẹ.d. Giống dưa chuột lai sao xanh 1:Giống dưa chuột lai sao xanh 1 do. GS. Vũ Tuyên Hoàng, TS. Đào Xuân Thảng vàcác cộng sự - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo, được công nhậngiống quốc gia năm 2000.Giống dưa chuột lai sao xanh 1 có thời gian sinh trưởng từ 85 - 90 ngày. Thời gianthu quả kéo dài từ 45 - 50 ngày, có thể thu quả lứa đầu sau 40 - 45 ngày gieo, câyphát triển khỏe, quả dài 23 - 25 cm, cùi dày 1,2 - 1,5 cm, đường kính 2,8 - 3,0 cm.Quả có dạng hình đẹp, thích hợp cho ăn tươi, muối mặn xuất khẩu. Giống dưachuột lai sao xanh 1 được tạo ra bằng con đường sử dụng ưu thế lai F1. Giống sinhtrưởng, phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp cho cả vụ 2 Xuân H èvà Thu Đông. Giống cho năng suất cao 40 - 42 tấn/ha, có nơi năng suất đạt trên 50tấn/ha.2. Chọn giống: nên chọn các loại giống có năng suất cao và khả năng chống chịuđược sâu bệnh.Chọn thời vụ và làm đất trồng1. Thời vụ:Trong điều kiện đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Khu 4 cũ, dưa chuột có thể trồng2 vụ một năm.- Vụ Xuân là vụ chính, gieo hạt cuối tháng giêng, đầu tháng 2. Nếu gieo sớm hơn,thời tiết quá lạnh sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng và cây sinh trưởng yếu. Nếu gieomuộn gặp nhiệt độ cao và mưa sớm làm giảm tỷ lệ quả, năng suất sẽ thấp.- Vụ Hè: gieo tháng 4 đến tháng 7, thu hoạch tháng 6 đến tháng 9, tháng 10.- Vụ Đông: gieo hạt cuối tháng 9, đầu tháng 10, thu hoạch trung tuần tháng 11 đếngiữa tháng 12.- Các tỉnh phía Nam gieo hạt cuối tháng tư đầu tháng 5, thu hoạch giữa tháng 6đến hết tháng 7.2. Làm đất, bón phân:Do bộ rễ phát triển yếu nên phải làm đất kỹ. Sau khi cày bừa, tiến hành lên luốngngay, tránh gặp mưa, nhất là vào vụ đông. Rạch hàng chia luống với khoảng cách1, 5m mỗi luống (mặt luống 1, 2m rãnh 0,3m), cao 0,3m.Lượng phân bón cho dưa chuột trên 1 hécta như sau:- Phân chuồng mục: 20 tấn (7 tạ/sào)- Đạm urê: 150kg (5-6 kg/sào)- Supe lân: 200kg (7 kg/sào- Kali sunfat: 20kg (8kg/sào)Đất hơi chua, pH dưới 5, 0 có thể bón thêm 30kg vôi bột/sào (khoảng 840kg/ha).Phân chuồng, vôi bột và lân bón lót toàn bộ cùng với một nửa số phân đạm vàkali. Số còn lại dùng để bón thúc kết hợp với xới vun.Phân bón lót được bỏ vào hốc, đảo đều, và lấp một lớp đất nhẹ. Hạt gieo hai hàngtrên luống với khoảng cách 60cm, mỗi hốc cách nhau 40cm. Mật độ trồng 33.000hốc /ha (1.200-1.300 hốc /sào). Mỗi hốc gieo 3 hạt, sau để lại 2 cây. Giống lai F1để 1 cây. Lượng hạt để gieo cho 1 sào Bắc Bộ là 50g (1,3kg/ha). Giống lai F1 cóthể rút bớt lượng hạt gieo (30-40g/sào hay 1kg/ha).Trong vụ Xuân, ở nhiệt độ thấp (dưới 15oC) nên ủ mầm cho hạt nứt nanh rồi hãygieo. Hạt gieo sâu 1-1,5cm, rắc một lớp đất mịn lên trên, sau đó phủ một lớp mùnmục hoặc trấu lên trên trước khi tưới ẩm lên hạt gieo.Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh1. Chăm sóc:Cây 4-5 lá thật, lúc ra tua cuốn thì xới vun kết hợp bón lót 1/2 số đạm và kali cònlại. Sau khi bón phân, xới vun luống, nhặt cỏ kết hợp t ưới rãnh cho cây nếu trướcđó và khả năng sau đó 5-7 ngày không có mưa thì tát nước đầy rãnh, ngâm 3-4 giờcho ngấm và tháo hết nước. Sau 3-4 ngày khi rãnh khô, đất luống còn ẩm, tiếnhành cắm giàn cho cây.Giàn dưa chuột cắm hình chữ nhật. Mỗi sào cần 1400-1500 cây dóc (mỗi hốc bìnhquân 1, 2 dóc). Sau khi cắm buộc giàn chắc chắn, dùng dây đay, dây chuối mềmbuộc ngọn dưa lên giàn. Công việc này làm thường xuyên đến khi cây ngừng sinhtrưởng (thu 3-4 lứa quả).Sau khi thu lứa quả đầu, dùng nốt số đạm và kali còn lại tưới thúc cho cây. ...

Tài liệu được xem nhiều: