Thông tin tài liệu:
Mận là loại trái cây khá giàu chất khoáng, hiện được trồng phổ biến ở miền Tây và Đông Nam Bộ, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 - 30 độ C.Vườn MậnMận An Phước Cây mọc rất khỏe và ưa sáng. Thời vụ trồng cây tốt nhất là tháng 4 - 5 đầu mùa mưa, đất đủ ẩm có thể trồng quanh năm. Nếu trồng trong mùa khô cần phải có nguồn nước tưới. Có rất nhiều loại mận có giá trị kinh tế cao, ở miền Nam được trồng phổ biến các giống sau: Mận trắng (Bắc thảo),...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ Thuật Trồng Mận Vào Đầu Mùa MưaKỹ Thuật Trồng Mận Vào Đầu Mùa MưaMận là loại trái cây khá giàu chất khoáng, hiện được trồng phổ biến ở miềnTây và Đông Nam Bộ, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 - 30 độ C. Vườn Mận Mận An PhướcCây mọc rất khỏe và ưa sáng. Thời vụ trồng cây tốt nhất là tháng 4 - 5 đầumùa mưa, đất đủ ẩm có thể trồng quanh năm. Nếu trồng trong mùa khô cầnphải có nguồn nước tưới.Có rất nhiều loại mận có giá trị kinh tế cao, ở miền Nam được trồng phổbiến các giống sau: Mận trắng (Bắc thảo), mận Hồng đào, mận Hồng đàođiều, mận xanh, mận An Phước,…Khi cây con còn nhỏ, vào mùa nắng cần thường xuyên tưới nước đủ ẩm đểcây phát triển. Bón phân cho cây nên chia làm nhiều đợt. Bón lót toàn bộphân hữu cơ chế biến (10 - 15 kg/hố) + phân lân (0,5kg lân nung chảy hoặclân super/hố). Bón thúc bằng phân urê định kỳ cứ 30 - 45 ngày 1 lần bón,liều lượng 0,1-0,2 kg/cây.Bón phân cho cây mận đã trưởng thành và cho trái được chia làm 4 lầnĐợt 1 (tính từ khi vừa kết thúc thu hoạch vụ trước) ưu tiên bón phân hữu cơ,phân lân và phân đạm (N) nhằm nhanh chóng giúp cây trồng phục hồi sứckhỏe sau một thời gian dài phải huy động dinh dưỡng nuôi trái và tích lũydinh dưỡng cho các giai đoạn kế tiếp. Mỗi gốc bón 5 -10kg phân hữu cơ chếbiến + 1kg NPK 20-20-15 + TE.Đợt 2 (trước khi cây ra hoa), bón tăng tỷ lệ phân lân (P) và phân kali (K),giả m lượng phân đạm (N) nhằ m giúp cho tỷ lệ C/N của cây tăng cao, thuậnlợi cho quá trình hình thành mầm hoa, phát triển hoa. Bón lượng phân có lâncao như DAP với lượng 1,0 - 1,5kg/gốc, hoặc phân chuyên dùng AT-2 + TE,có thể phun xịt hỗ trợ thêm phân bón lá NPK(10-60-10) hoặc (6-30-30).Đợt 3 (sau thụ phấn đến khi trái phát triển tối đa về thể tích), cần bón cânđối các chất đa lượng NPK và cả các chất trung và vi lượng nhằ m giúp hạnchế tỷ lệ rụng trái, tăng nhanh việc phát triển thể tích trái và số quả/cây. Cóthể bón một trong những loại phân NPK như 16-8-16 + TE; 20-0-20 +TE;14-7-21 + TE; 12-12-17 + TE hoặc phân chuyên dùng AT-3. Phun xịt thêmphân bón lá 12-0-40 + 3Ca0 hoặc 20-20-20 + TE.Đợt 4 (trước thu hoạch 1 tháng), đây là giai đoạn tích lũy và chuyển hóa cácchất trong trái, tăng độ chắc của trái và tăng chất lượng của trái nên rất cầnkali (K) để tăng cường quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá cây vàotrái và chất đạm (N), chất calci (Ca), vi lượng. Chúng giúp thúc đẩy nhanhquá trình chín sinh lý và sinh thái của trái, giúp cho việc chín đồng loạt vàtăng chất lượng trái. Đợt bón này cần ưu tiên sử dụng các dạng phân bón cótỷ lệ NPK = 12-0-40 + 3Ca0; 20-20-20 hoặc HK 7-5-44.Chú ý, để trái mận to đều và ngọt cần tiến hành tỉa trái.