Danh mục

Kỹ thuật trồng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây củ sắn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.44 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giống: Hiện nay có các giống củ sắn địa phương và các giống củ sắn nhập nội từ Trung Quốc. 1. Giống Vĩnh Châu: Giống có thời gian sinh trưởng từ 120 -125 ngày, giống trồng tốt vào mùa mưa, giống có nguồn gốc từ Kiên giang củ to, tròn trọng lượng củ trung bình 0,5-0,7kg, vỏ mỏng, da màu xám trắng. Hàm lượng tinh bột cao, chất lượng tốt, ăn ngọt rất được thị trường ưa chuộng. Năng suất trung bình 25-30 tấn/ha. 2. Giống Tàu Tĩnh: Đây là giống nhập nội, củ to nặng 0,8-1kg/củ. Thời gian...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật trồng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây củ sắn Kỹ thuật trồng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây củ sắnI - Giống:Hiện nay có các giống củ sắn địa phương và các giống củ sắn nhập nội từ Trung Quốc.1. Giống Vĩnh Châu:Giống có thời gian sinh trưởng từ 120 -125 ngày, giống trồng tốt vào mùa mưa, giống cónguồn gốc từ Kiên giang củ to, tròn trọng lượng củ trung bình 0,5-0,7kg, vỏ mỏng, damàu xám trắng. Hàm lượng tinh bột cao, chất lượng tốt, ăn ngọt rất được thị trường ưachuộng. Năng suất trung bình 25-30 tấn/ha.2. Giống Tàu Tĩnh:Đây là giống nhập nội, củ to nặng 0,8-1kg/củ. Thời gian sinh trưởng từ 120 -135 ngày,nước nhiều, ăn có vị lạt, vỏ có màu xám vàng, vỏ cứng dầy rất thuận lợi cho việc vậnchuyển, giống trồng thích hợp cho mùa khô.3. Kỹ thuật nhân giống:Muốn làm giống thì chọn những cây tốt không sâu bệnh để mỗi cây 3 -4 chùm hoa, chờcho quả chín vỏ khô và đen lại thì hái phơi khô đập lấy hạt như các loại đậu khác. Hoặcchọn lấy một số củ sắn to, không sâu bệnh, có dạng hình đặc trưng, củ nguyên vẹn vàkhông được cắt rễ cái để làm cây giống, mỗi củ được trồng trong một hố dài rộng 50cm,sâu 20-30cm. Bón vào đó 20-25kg phân hữu cơ ủ hoai, cứ mỗi giàn rộng 20-25m2 thìtrồng 4 gốc, mỗi gốc một củ (chữ nhân hay chữ thập), để cho dây leo tự nhiên. Khi cây raquả thì thu lấy quả chín. Hạt củ sắn có từ 0,5-1% chất Rotenon nên rất độc, không để trẻem, gia súc, gia cầm ăn. Lá cây củ sắn cũng không được dùng làm thức ăn chăn nuôi kểcả nuôi cá.- Việc chọn giống cây trồng rất quan trọng vì vậy cần lưu ý đối với giống lai F1 khôngđược để giống cho vụ sau.II. Kỹ thuật canh tác:1. Thời vụ:-Cây củ sắn có nguồn gốc nhiệt đới, nên có thể bố trí nhiều vụ/năm.-Trồng vụ hè xuống giống 15-30/4 thu hoạch 15-30/8 dương lịch đối với giống Tàu Tỉnh.Năng suất và chất lượng giống vụ này không cao.-Trồng vào vụ Thu và Thu Đông: gieo trồng từ 15/8-30/9 dương lịch. Thu hoạch đầutháng 12 đến tết Nguyên Đán, giống Vĩnh Châu được trồng vào vụ này cho năng suất vàchất lượng tốt.2. Làm đất:Kết cấu đất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất củ sắn. Cây củ sắn trồng và sinhtrưởng trên đất giồng cát, tơi xốp, tầng canh tác dầy từ 8-20cm. Đất phải thật thoát nước.Độ pH từ 5- 6. Nếu pH thấp hơn cần bón thêm vôi. Lượng vôi 30-50kg/công. Hoặc phunMX , pha 1 gói 40 gr cho bình 16 lít quậy đều phun ướt mặt đất, phun 3 bình cho1.000m2 để khử cho đất bớt chua và cung cấp Canxi cho củ sắn. Cày bừa kỹ nhặt hết cỏdại và lên luống rộng 1-1,2m, cao 50-60cm theo hình thang để dễ thoát nước.Ảnh: st3. Gieo hạt:Hạt được gieo đều trên mặt luống với khoảng cách giữa các hàng 20cm, hạt cách hạt20m. Mật độ khoảng 60.000-65.000cây/ha. Có thể gieo hàng ngang trên mặt luống để dễchăm sóc. Hạt giống trước khi gieo cần xử lý hạt bằng thuốc ToPan, Benlat C, Ridomil.Khi gieo hạt chỉ cần ấn nhẹ hạt xuống mặt líp không cần lấp đất sâu. Dùng rơm phủ kínmặt luống nhằm giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại và chống rửa trôi phân bón. Lượng hạtgiống gieo 25-30kg /ha. Sau khi gieo cần giữ ẩm cho hạt mọc mầm. Khi cây mọc được 2-3 lá tỉa bỏ những cây xấu. Nên gieo 5% hạt trong bầu để dặm bổ sung.4. Các bón phân:* Lượng phân tính cho 1 ha (tham khảo).- Phân hữu cơ ủ hoai 10-15tấn, vôi 300-500kg.- Urê 150kg + DAP 150kg + Clorua Kali: 50kg.Cách bón:+ Bón toàn bộ lượng vôi trước khi làm đất 10-15 ngày.+ Bón lót (bón theo hàng ): Toàn bộ phân chuồng đã ủ hoai.+ Do đặc điểm đất giồng cát dễ rửa trôi mất phân nên cần chia nhỏ lượng phân để bónnhiều lần theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây để hạn chế mất phân và tránh lãng phí .* Giai đoạn từ gieo đến khi có bông đầu tiên cây cần phát triển rễ thân lá.- Tưới nhữ cây: 7-10 ngày sau khi gieo hạt. Hạt đã nhú lên lên đều, pha một muỗng phânDAP/ 10 lít nước tưới cho cây. Nếu cây con chậm phát triển nên tưới lại lần 2 (1 muỗngcanh phân urê + 1 muỗng canh phân DAP).- Bón thúc lần 1: (15-20 ngày sau khi trồng): 10kg urê + 10kg DAP rải trực tiếp trên mặtliếp, tưới nước giữ ẩm.- Bón thúc lần 2: 25-30 ngày sau khi trồng (rễ củ bắt đầu hình thành): 35kg urê + 40kgDAP.- Bón thúc lần 3: (45-50 ngày sau khi trồng): 50kg urê + 50kg DAP + 10 g KCL và thuốcFuradan 3H: 2-3 kg/công để phòng trừ tuyến trùng, ấu trùng sùng trắng. Kết hợp nhổ cỏvà chỉ cần xới nhẹ, vun một lớp đất mỏng vào gốc. Không nên vun gốc quá sâu (vun gốcsâu củ sắn sẽ bị vùi sâu mọc dài ra nên khó bán ).Giai đoạn củ phát triển, ra hoa:- Bón thúc lần 4: (lúc cây 60-65 ngày sau khi gieo): 35kg urê + 40kg DAP + 15kg KCL.- Bón thúc lần 5: lúc cây 70-80 ngày sau khi gieo: Bón hết tổng số phân còn lại giúp chocủ to, tăng năng suất và chất lượng củ.III. Chăm sóc:- Khi cây đã mọc đều tỉa bớt những cây mọc yếu, dặm lại những chỗ thưa nhằm đảm bảomật độ sẽ cho năng suất cao sau nầy.- Khi cây bắt đầu vươn ngọn, dùng kéo (dao) cắt ngọn vươn dài và bám vào nhau. Hái bỏhết các chùm nụ, giúp cây tập tru ...

Tài liệu được xem nhiều: