Danh mục

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mãng Cầu (p1)

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.17 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cây mãng cầu có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới. Có nhiều loài, trong đó phổ biến nhất là: Mãng cầu ta (Annona squamosa). Tên tiếng Anh: Custard apple, Sweetsop, Sugar apple, anon. Tên tiếng Pháp: pomme cannelle Từ thế kỷ 16, các cây họ mãng cầu đã được nhập vào nhiều nước nhiệt đới và do tính thích nghi rộng được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Tuy nhiên do trái phức hợp, thường to, nhiều nước, khó vận chuyển, nên hiện nay nó vẫn thuộc loại trái cây chưa khai thác...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mãng Cầu (p1) Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mãng Cầu (p1) PHẦN I CHĂM SÓC CHUNG CHO CÂY MÃNG CẦU I. Nguồn gốc và phân bố Cây mãng cầu có nguồn gốc từ ChâuMỹ nhiệt đới. Có nhiều loài, trong đó phổ biến nhất là: Mãng cầu ta (Annonasquamosa). Tên tiếng Anh: Custard apple, Sweetsop, Sugar apple, anon. Têntiếng Pháp: pomme cannelle Từ thế kỷ 16, các cây họ mãng cầu đã đượcnhập vào nhiều nước nhiệt đới và do tính thích nghi rộng được trồng phổbiến ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Tuy nhiên do trái phức hợp, thườngto, nhiều nước, khó vận chuyển, nên hiện nay nó vẫn thuộc loại trái cây chưakhai thác hết tiềm năng. Ở hội nghị trái cây nhiệt đới họp ở Băngladet tháng7/1992, ngoài những trái đã trồng phổ biến như chuối, dưa, cam, quít, xoài, 5loại trái cây sau đây được chú ý nhất : Mít, Táo gai, Măng cụt, Ổi, Mãngcầu.Có hàng chục loại mãng cầu có trái ăn được nhưng trên thế giới chỉ có 2loại được trồng phổ biến nhất đó là mãng cầu dai (Annona squamosa)và mãng cầu xiêm(Annona muricata). Ở Việt Nam, mãng cầu dai được trồngrộng rãi cả ngoài Bắc và trong Nam, còn mãng cầu xiêm chỉ trồng trongNam; ở miền Bắc chỉ mới trồng thí nghiệm. Ngoài 2 loại này, còn hai loạinữa có trái ăn được, nhưng mùi vị ít hấp dẫn, chất lượng thấp nhất là bìnhbát (A. glalora) và một loại khác là trái nê (na) là một loại trái rất giống bìnhbát tên khoa học là Annona reticulata - tên Pháp là Coeur de boeuf (timbò). Bình bát mọc rất nhiều ở chỗ thấp, úng, nhiễm phèn ở cả miền Nam vàmiền Bắc. Trái có vỏ nhẵn màu xanh, chuyển sang vàng tối khi chín. Thịtmàu trắng vàng, hạt màu nâu vàng. Người ta ghép cành mãng cầu xiêm lêngốc bình bát vì tiếp hợp tốt để trồng ở đất thấp nhiễm phèn, mặt khác domãng cầu xiêm, chiết hay ương từ hạt thường khó. Hạt bình bát cũng chứamột chất diệt sâu nên có thể dùng bột bình bát tán nhỏ làm thuốc trừ sâu.Tráinê khi còn xanh màu hơi vàng khi chín màu vàng đỏ, vỏ trái nhẵn, thịt tráimàu vàng hồng. Hai khác biệt quan trọng nữa là lá nê dài, mỏng như mãngcầu dai, ưa đất cao hạn giống mãng cầu dai trong khi bình bát ưa đất thấpnhiều mùn nặng một chút và chịu úng tốt.II. Đặc tính sinh lý và sinh thái của mãng cầu Mãng cầu ta nói riêng và mãng cầu nói chung là ưa mùa nóng. Mùahoa nở gặp nhiệt độ thấp, mưa nhiều na đậu quả không tốt. Thời gian thụphấn của hoa na ngắn, không có côn trùng hoặc thụ phấn bổ sung, na đậuquả kém. Từ khi hoa nở đến khi chín khoảng 90-100 ngày. Rất mẫn cảm với sương giá, khi cây còn nhỏ rất cần được che nắng.Vào mùa đông ở Bắc Bộ và vào mùa khô hạn ở Nam Bộ mãng cầu thườngrụng lá, khi nắng ấm trở lại hay khi có mưa cây ra lá mới và cho hoa. Mãng cầu mọc tốt trên đất có pH từ 7-8, được trồng được cả trên đấtcó đá như ở Đồng Nai, đất cát pha và đất cát vùng ven biển như như ở huyệnCần Giờ, đất có đá vôi,… Như vậy, mãng cầu thích ứng được với rất nhiềuloại đất khác nhau. Nhân giống: có thể nhân bằng 2 cách: * Gieo hạt: chọn quả to, ngon, chính vụ ở cây sai quả, quả ở ngoàitán. Trước khi gieo đập nhẹ cho nứt vỏ hoặc xát trong túi cát cho mỏng vỏ. *Ghép mắt hoặc ghép cành: cây mau ra quả và đồng đều hơn. Ghép và khả năng tiếp hợp Nhiều loại cây trong họ mãng cầu do huyết thống gần có thể ghép loạinọ lên loại kia. Ở châu Mỹ La tinh có tới 9, 10 loại mãng cầu có thể kết hợptốt với nhau thành từng cặp còn ở Việt Nam chỉ có 4 loại : mãng cầu ta,mãng cầu xiêm, bình bát, nê (na). Tài liệu và thực tế sản xuất cho biết : - Mãng cầu xiêm ghép lên bình bát: tiếp hợp tốt sinh trưởng, kết tráibình thường và miền Nam đã sử dụng rộng rãi kinh nghiệm này. -Mãng cầu ta ghép lên bình bát có thể sống nhưng sau đó tiếp hợpkhông tốt, cây ghép chết dần. -Mãng cầu ta ghép lên nê (na) (có thể tìm giống ở vùng Cẩm Thủy,Thanh Hóa) - tiếp hợp, sinh trưởng phát dục rất tốt nhưng chỉ có thể trồng ở đấtcao, không úng nước. -Mãng cầu ta ghép lên Mãng cầu xiêm và ngược lại: tiếp hợp khôngtốt, sinh trưởng phát dục không bình thường. Chưa ai sử dụng những cặpghép này trong sản xuất. Thời vụ trồng:Trồng mãng cầu vào mùa xuân (tháng 2 - 3), mùa thu(tháng 8 - 9). Cách trồng: - Đào hố sâu, rộng 50cm, khoảng cách hố 3 x 3m, để riêng lớp đấtmặt; bón lót mỗi hố: phân chuồng (15 - 20kg) + 2,5kg lân + 0,5kg kali, trộnđều với lớp đất mặt, cho vào hố trước khi trồng. - Hàng năm bón phân theo tuổi, lượng phân bón cho một cây/năm: cây1 - 4 năm bón phân chuồng (15 - 20kg) + đạm 0,7kg + lân 0,4kg + kali0,3kg; cây 5 - 8 năm bón phân chuồng (20 - 25kg) + đạm 1,5kg + lân 0,7kg+ kali 0,6k; cây trên 8 năm tuổi bón phân chuồng (30 - 40kg) + đạm 1,7kg +lân 0,8kg + kali 0,8kg. ...

Tài liệu được xem nhiều: