Mãng cầu dai ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi mãng cầu chưa cótrái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mãng Cầu (p3) Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mãng Cầu (p3)Phần III: SÂU BỆNH Mãng cầu dai ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rấtphổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi mãng cầu chưa cótrái rệp bám ở dướimặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ởđó. Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khichín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không nhữnglàm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt. Trị bằng thuốc : Bi 58ND, Applaud, Mipcin v.v... Xịt vào cuối vụ, khikhông còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, khôngxịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ. - Rệp sáp, rệp mềm, ruồi đục trái: Bi58 40 EC (Dimethoate), 1,0-1,5lít/ ha (pha 25-30 ml/ bình 8 lít). Phun ướt đều thân, lá cây, ngừng phunthuốc trước khi thu hoạch 14 ngày. Thuốc độc với cá, động vật thuỷ sinh,ong mật và thiên địch. -Trừ rệp sáp, có thể dùng Difluent 25 WP(Buprofezin), 0,6-0,8 kg/ haPha thuốc với 400-600 lít nước, phun đều cho 1 ha Ngừng phun thuốc trướckhi thu hoạch 14 ngày Không phun thuốc khi trời nắng gắt hoặc mưa to . Sâu gây hại phổ biến nhất vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chíchhút khác làm giảm chất lượng, sản lượng. Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn mở cửa ngõ chomột số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết hoại đen. Cách đề phòng : trồng thưa, giữ vệ sinh trong vườn không để cành lábị bệnh, vương vãi kể cả các loại trái cây khác cũng bị thán thư phá hoại nhưổi, táo gai, xoài v.v... Xịt thuốc Benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTNv.v... Con bọ đục bông (hoa) còn được gọi là bọ vòi voi thuộc bộ cánh cứngColeoptera. Bọ trưởng thành hình bầu dục màu nâu xám dài khoảng 5mm,đầu của bọ đục bông kéo dài ra phía trước như vòi voi, miệng nhai ở cuốivòi. Sâu non màu trắng sữa có đầu màu nâu. Bọ trưởng thành hoạt động chủyếu vào ban ngày, thường tập trung phía trong các cánh hoa và đẻ trứng luôntrong đó. Bọ trưởng thành và bọ non đều cắn phá cánh hoa, chúng tấn côngtừ khi hoa mới nở. Trong 1 hoa thường có rất nhiều bọ sinh sống và phá hạilàm hoa bị khô đen và tất nhiên những hoa này sẽ không thể đậu trái. Bọ đục bông là đối tượng gây hại rất quan trọng ở các vùng trồngmãng cầu ta (đặc biệt là tỉnh Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu), chúng thườngxuất hiện và gây hại mạnh từ đầu đến giữa mùa mưa khi hoa bắt đầu ra rộ,bọ đục bông có thể xuất hiện và gây hại trên 80% số cây trong vườn và đến80 % số hoa trên cây. Để phòng trừ loại bọ này mà không phải sửdụng thuốc trừ sâu vì sợ ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn của hoa, một sốbà con trồng mãng cầu ở Tây Ninh đã bắt giết bọ bằng tay hoặc ngắt cánhhoa để hạn chế sự tập trung gây hại của bọ. Tuy nhiên, biện pháp này rất tốncông và cũng dễ làm xây xát bầu nhụy (điều này có tác động xấu đến khảnăng thụ phấn và đậu trái sau này) nên biện pháp phun thuốc trừ sâu có tínhxông hơi mạnh và độ nhũ dầu thấp, nhằm tiêu diệt và xua đuổi bọ đục bôngmà không làm ảnh hưởng đến hoa, hiện là phương pháp được nhiều bà conchọn lựa. Loại thuốc được dùng là Sago-super 20EC (thuốc có tính xông hơimạnh nhưng lại dễ phân hủy trong thời gian ngắn). Liều lượng sử dụng là 20- 25 ml pha trong bình 8 lít nước (hoặc pha 450 - 500 ml thuốc Sago-super20EC cho thùng phuy 200 lít nước), phun đều lên tán cây vào lúc sáng sớm.Hiệu quả của thuốc Sago-super 20EC đã mang lại kết quả rất khả quan là:Tiêu diệt và xua đuổi trên 85% bọ đục bông trong vườn mãng cầu, thời giantái xuất hiện trở lại trong vườn khoảng 15 ngày (do bọ đục bông di chuyểnđến từ những vườn mãng cầu ở xung quanh). Như vậy, nếu xử lý thuốc đồngloạt các vườn mãng cầu trong cùng 1 khu vực thì thời gian tái xuất hiện trởlại của bọ đục bông sẽ rất lâu. Phun Sago-super 20EC với nồng độ 0,25 -0,3% (tức là khoảng 20 - 25 ml trong bình 8 lít nước) như trên sẽ không ảnhhưởng đến khả năng đậu trái của cây mãng cầu. Tuy nhiên cần lưu ýkhông được tăng liều lượng khi phun (pha từ 30 ml thuốc trở lên trong bình8 lít nước) vì có khả năng gây đốm trên hoa. Nên xử lý thuốc 2 lần trongthời gian cây mãng cầu ra hoa (lần 1: Phun thuốc vào lúc cây bắt đầu ra hoa,lần 2: Cách lần thứ nhất từ 10 - 15 ngày). Chỉ nên phun thuốc vào sáng sớmhoặc chiều mát (không được phun thuốc vào buổi trưa nắng). Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporivides : Binhnavil 50SC (Carbendazim): 0,4-0,5 kg/ ha Pha thuốc với 600-800 lít nước phun đềucho 1 ha, phun ướt đều lá, thân cây Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch:20 ngày Không phun thuốc khi trời nắng gắt hoặc mưa to. ...