Thông tin tài liệu:
Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải đạt 1.270mm/ năm. Nhiệt độ thích hợp vào khoảng 25-35oC và ẩm độ không khí thấp nhất là 80%. Trong hai năm đầu trồng ra ruộng sản xuất cây măng cụt cần phải được che bớt 50-60% ánh nắng mặt trời trực tiếp đến với cây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỹ thuật trồng và chăm sóc măng cụt KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MĂNG CỤT (Garcinia mangostana L.) I. Yêu cầu sinh thái 1. Lượng mưa Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải đạt 1.270mm/ năm. 2. Nhiệt độ- ẩm độ Nhiệt độ thích hợp vào khoảng 25-35oC và ẩm độ không khí thấp nhấtlà 80%. 3. Ánh sáng Trong hai năm đầu trồng ra ruộng sản xuất cây măng cụt cần phải đượcche bớt 50-60% ánh nắng mặt trời trực tiếp đến với cây. 4. Đất trồng: Tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, độ pH đất ở khoảng5,5- 7,0 thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới. II. Cách nhân giống, tiêu chuẩn cây giống tốt và những giốngphổ biến hiện nay 1. Cách nhân giống: Trồng bằng hạt: Chọn hạt to (trọng lượng hạt > 1g) và ươm hạt trongmôi trường tro trấu hoặc xơ dừa. Khi cây con đạt 4-5 tháng tuổi chuyểnsang bầu, đến khi cây được 01 năm tuổi lại chuyển sang bầu to hơn, lúc nầybầu phải có kích thước 16 - 17cm x 40 - 45 cm16 2. Tiêu chuẩn cây giống tốt - Cây có thân và cổ rễ thẳng, đang sinh trưởng khoẻ không bị chảynhựa thân. - Lá phải xanh tốt, có hình dáng và kích thước đặc trưng của giống. Đặcbiệt là các lá ngọn đã trưởng thành. - Chiều cao cây giống (từ mặt bầu ươm đến đỉnh chồi) thấp nhất là 70cm. - Bầu ươm cây: Bầu phải chắc chắn, nguyên vẹn và có mặt trong màu đen. - Không bị sâu bệnh. 3. Giống măng cụt: Hiện nay, trong sản xuất trái măng cụt ở các nước Đông Nam á chỉ có01 giống. III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc A. Thiết kế vườn 1. Đào mương lên liếp - Vùng ĐBSCL và những nơi có điều kiện tương tự: + Cần có hệ thống mương liếp thông nhau để thuận tiện trong việc dichuyển trên vườn cũng như cung cấp và thoát nước kịp thời cho vườn câykhi cần thiết. Có thể mương, liếp có kích thước như sau: Mương rộng 2m, liếprộng 7- 8m (nếu trồng 2 hàng cây) và liếp rộng 5m (nếu trồng 1 hàng cây). + Cần có hệ thống đê bao cho từng vườn hay đê bao cho từng khu vựccó điều kiện tương tự nhau, để chủ động nước cho vườn cây. - Vùng có địa hình cao như miền Đông Nam bộ và những nơi có điềukiện tương tự: + Cần thiết kế hệ thống rảnh thông nhau để tiêu thoát nước kịp thời khicó mưa bão, nhằm tránh hiện tượng ngập úng cục bộ. - Vùng có địa hình không bằng phẳng như một số tỉnh ở miền Trung: Cần trồng cây theo đường đồng mức để thuận lợi trong bảo quản,chăm sóc và hạn chế xói mòn đất. 2. Trồng cây chắn gió Nếu vườn có diện tích lớn thì nên chia thành từng lô nhỏ (20-30 ha)và chọn cây có độ cao hợp lý, chắc gỗ, khó đổ ngã để trồng quanh vườnvà đường phân lô để làm cây chắn gió cho vườn cây măng cụt. Tuy nhiên, 17hình dáng và kích thước lô còn tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện cụ thể củatừng nơi. Do đó, diện tích 20- 30 ha nêu trên chỉ là một gợi ý. 3. Mật độ và khoảng cách trồng Nên trồng măng cụt với khoảng cách 6 - 7m x 6 - 7m, mật độ 204 - 277cây/ha nếu không sử dụng cơ giới trong vườn. Đối với những vườn có sửdụng cơ giới, có thể trồng với khoảng cách 8 – 9m x 6 - 7m/cây, mật độ158 - 208 cây/ha. Mặc dù trồng dày nhưng đảm bảo tán cây không đượcgiáp nhau. B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 1. Thời vụ trồng Cây măng cụt có thể trồng được quanh năm, nhưng thường trồng vàođầu mùa mưa để giảm bớt chi phí chăm sóc. 2. Chuẩn bị hố và cách trồng Chuẩn bị hố trồng: Hố được đào với kích thước 60 – 80 cm x 60 – 80 cm x 60 – 80cm, bónlót cho mỗi hố vào khoảng 0,5 – 1 kg vôi, 10 – 20 kg phân chuồng hoai kếthợp với 100 – 200g phân N- P- K (16: 16: 8 hoặc 20: 20: 15),và 10- 20g thuốcsát trùng Regent. Cách trồng: Khi cây con đạt tiêu chuẩn mới đưa ra ruộng sản xuất (cây 2 năm tuổi cókhoảng 13-14 cặp lá và 02 cặp cành cấp 1). Đặt cây vào hố lấp đất ngangmặt bầu, cắm cọc giữ cây khỏi đổ ngã, che bóng và tưới nước cho cây ngaysau khi trồng. 3. Tủ gốc giữ ẩm: Ngay sau khi trồng cần sử dụng rơm hoặc cỏ khô phủ kín phần đất tơixốp quanh cây một lớp dầy 10-20 cm, cách gốc 10 cm. 4. Làm cỏ, trồng xen. Có thể dùng một số cây ngắn ngày làm cây trồng xen trong vườn câymăng cụt để góp phần hạn chế cỏ dại phát triển. Việc trồng xen cần bảođảm cây trồng xen không cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây măng cụt. Trong những năm đầu khi cây chưa khép tán, cỏ dại sẽ phát triển mạnh,nên diệt cỏ bằng phương pháp thủ công, hoặc dùng máy cắt cỏ, khi cầnthiết có thể diệt cỏ bằng thuốc hoá học như: Glyphosate, Gramoxone,...18 5. Tưới nước Cần phải tưới nước cách ngày cho cây nhất là ở giai đoạn sau khi trổhoa, trái. 6. Tỉa cành tạo tán Cắt bỏ những cành vượt ra khỏi khung tán và những cành mọc trongtán, cành mọc đan chéo nhau. 7. Treo cành Cành măng cụt giòn và dễ gãy vì vậy nên dùng dây hay cây đỡ cành. 8. Bón phân a/ Giai đoạn cây con Mỗi năm nên bón 5- 10 kg phân chuồng hoai mục cho m ...