Danh mục

Kỷ yếu hội thảo khoa học đào tạo ngành Toán kinh tế trong bối cảnh hiện nay và các vấn đề liên quan: Phần 2

Số trang: 150      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.47 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 23,000 VND Tải xuống file đầy đủ (150 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Kỷ yếu hội thảo khoa học đào tạo ngành Toán kinh tế trong bối cảnh hiện nay và các vấn đề liên quan" bao gồm một số bài viết tham luận, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực đào tạo ngành Toán kinh tế và sử dụng nhân lực của ngành. Tài liệu được chia thành 2 phần, phần 2 này gồm có một số bài viết như: Phân tích SWOT việc đào tạo ngành Toán kinh tế tại trường Đại học Tài Chính – Marketing; toán kinh tế - ngành kết nối toán học và kinh tế - một ngành học hay với nhiều cơ hội rộng mở; cơ hội việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp ngành toán kinh tế; về việc mở ngành toán kinh tế tại trường Đại học Tài Chính – Marketing;… Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỷ yếu hội thảo khoa học đào tạo ngành Toán kinh tế trong bối cảnh hiện nay và các vấn đề liên quan: Phần 2 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 17. PHÂN TÍCH SWOT VIỆC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING ThS. Hoàng Thị Xuân Trường Đại học Tài chính - Marketing Tóm tắt Trường Đại học Tài chính - Marketing với lịch sử lâu đời trong việc đào tạo nhân lực khối ngành Kinh tế, việc đào tạo ngành Toán kinh tế là hoàn toàn phù hợp với năng lực của trường cũng như thích ứng với xu hướng đào tạo nhân lực khối ngành kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Bài tham luận này chỉ ra Trường Đại học Tài Chính - Marketing có bốn điểm mạnh, ba điểm yếu, ba cơ hội và hai thách thức khi mở ngành Toán kinh tế. Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, tác giả đưa ra bốn giải pháp cụ thể để Nhà trường có thể mở ngành, tuyển sinh và đào tạo thành công ngành Toán kinh tế, cung cấp cho thị trường lao động Việt Nam nguồn nhân lực kinh tế chất lượng cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế nước nhà trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay. Từ khóa: Toán kinh tế, Toán tài chính, Toán ứng dụng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Toán kinh tế là môn khoa học sử dụng các công cụ và phương pháp toán học để phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế, kinh doanh để từ đó hiểu rõ hơn các nguyên tắc và các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường. Công cụ toán học cho phép các nhà kinh tế phân tích suy luận định lượng và xây dựng các mô hình đánh giá, dự báo về kinh tế, kinh doanh trong tương lai. 172 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN Các chương trình đào tạo kinh tế thuộc các trường khối ngành kinh tế hiện nay có nhược điểm chung là chú trọng nhiều vào phân tích định tính, khối kiến thức về Toán và Công nghệ thông tin không tương xứng. Kiến thức về cơ sở dữ liệu hầu như không được đưa vào chương trình đào tạo. Ngoài các phần mềm thống kê như SPSS, STATA, EVIEWS, các phần mềm dựa trên hệ thống code – SAS, R, Python- chưa được đào tạo cho người học; kiến thức về data science, big data chưa đưa vào giảng dạy. Ngày này, cùng với sự phát triển của công nghệ, sức mạnh của máy tính, dữ liệu lớn, việc ứng dụng Toán học vào phân tích giúp các nhà kinh tế lượng hóa các vấn đề kinh tế, giải thích các hiện tượng kinh tế rõ ràng hơn. Việc kết hợp các phân tích định tính và kết quả định lượng giúp việc đưa ra các quyết định và dự báo một cách chính xác hơn. Do đó, đây sẽ là xu hướng chủ đạo trong việc đào tạo nhân lực khối ngành kinh tế trong thời gian tới tại Việt Nam. Trường Đại học Tài chính - Marketing có lịch sử lâu đời trong việc đào tạo nhân lực khối ngành kinh tế. Nhưng cũng giống như các trường khác, các chương trình đào tạo của Trường hiện nay chủ yếu thiên về phân tích định tính. Nhận thức được yêu cầu của thị trường lao động cũng như xu thế tất yếu trong việc đào tạo nhân lực khối ngành kinh tế trong bối cảnh hiện nay, Trường đã lên kế hoạch mở ngành Toán kinh tế. Tuy nhiên, để việc mở ngành thành công, cần phải có sự phân tích kỹ lưỡng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Nhà trường, từ đó đưa những giải pháp giúp tận dụng thế mạnh giành lấy cơ hội, dùng thế mạnh vượt qua khó khăn, khắc phục điểm yếu nắm lấy cơ hội, phòng thủ chặt điểm yếu tránh nguy cơ. Có như vậy, việc mở ngành, tuyển sinh và đào tạo ngành Toán kinh tế mới thành công, cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực chất lượng, góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tham luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các số liệu thống kê để thu thập thông tin về việc mở ngành Toán kinh tế tại Việt Nam; cơ hội việc làm và yêu cầu đối với sinh viên ngành Toán kinh tế. - Phân tích SWOT được sử dụng để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc đào tạo ngành Toán kinh tế tại Trường Đại học Tài chính - Marketing, từ đó xây dựng các chiến lược và đề ra các giải pháp để việc mở ngành và đào tạo ngành toán kinh tế của Trường đạt được thành công. 173 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 3. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH - ĐIỂM YẾU - CƠ HỘI - THÁCH THỨC (SWOT) CỦA VIỆC MỞ NGÀNH TOÁN KINH TẾ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING 3.1. Điểm mạnh (S – Strengths) Một là, đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Tài chính - Marketing nói chung và giảng viên Bộ môn Toán nói riêng có trình độ cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tâm, yêu nghề và giàu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Bảng 1: Thống kê, phân loại giảng viên cơ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: