Danh mục

Làm Sao Định Giá Một Bài Viết Lâm Sàng

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.19 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Định giá trị một bài viết nghiên cứu lâm sàng giúp giới chức Y tế thêm vốn liếng để tham gia một đội săn sóc y tế đầu tiên. Những nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng (randomi- -zed controlle trials) là tiêu chuẩn vàng khi nói về giá trị của một can thiệp y học. Một RCT liên hệ đến những tham dự viên được chọn để ngẫu nhiên tham gia vào một nhóm trong những nhóm khác nhau có thể được chỉ định một can thiệp khác nhau. Những nhóm này nên càng giống nhau cành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm Sao Định Giá Một Bài Viết Lâm Sàng Làm Sao Định Giá Một Bài Viết Lâm Sàng Định giá trị một bài viết nghiên cứu lâm sàng giúp giới chức Y tếthêm vốn liếng để tham gia một đội săn sóc y tế đầu tiên. Những nghiên cứuthử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng (randomi- -zed controlle trials) là tiêuchuẩn vàng khi nói về giá trị của một can thiệp y học. Một RCT liên hệ đến những tham dự viên được chọn để ngẫu nhiêntham gia vào một nhóm trong những nhóm khác nhau có thể đ ược chỉ địnhmột can thiệp khác nhau. Những nhóm này nên càng giống nhau cành nhiềucàng tốt, để cho hiệu nghiệm được chỉ hướng về một can thiệp chung. Loại RCTs mà Dược sĩ thường cần biềt đến là loại so sánh thuốc vớimột thuốc vờ hay là so sánh hai thuốc với nhau. Tường trình thử nghiệm thường được ấn hành dưới một mô thức nhấtđịnh gồm: tóm tắt (abstract), giới thiệu, phương pháp, kết quả, bàn luận, vàkết luận. Chúng ta cần ghi những điểm chính khi đọc một bài viết thử nghiệmlâm sàng để đừng quên những điểm chính bàn luận. Có thể liệt kê hai câu hỏi căn bản khi đọc một bài viết thử nghiệm lâmsàng: Thử nghiệm này được ấn hành ở đâu? Một bài viết tường trình RCT đăng trên một tờ báo y khoa nổi tiếngtrên thế giới thí dụ như Bristish Medical Journal (BMJ), the Lancet thì có thểnhư được coi là tiêu chuẩn vàng cuả thông tin về hiệu nghiệm và an toàn củamột trị liệu. Nguốn tài trợ cho thử nghiệm. Điều này cũng rất quan trọng khi nhìnđến nguốn tài trợ cho nghiên cứu và sự liên hệ của tác giả nghiên cứu vớihãng bào chế thuốc đang nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có thể bị ảnhhưởng của cả hai yếu tố. Phương pháp Phần phương pháp là phần quan trọng nhất của một tường trình thửnghiệm vì nó là một chỉ định cho biết kết quả đáng tin cậy đến mức nào.Thực sự, phần này nên được đọc đầu tiên, vì nếu phương pháp áp dụng đểthử nghiệm có nhược điểm (flawed) trầm trọng thì cả nghiên cứu không cógiá trị. 1- Cần biết mục đích lâm sàng chính của thử nghiệm có được xác địnhrõ ràng không. Thuật ngữ chuyên môn của câu hỏi này là kết quả lâm sàngchính của thử nghiệm (the primary outcome of the trial). Sau dó ta cần tìmhiểu để bảo đảm rằng mục đích này được hoàn tất. 2- Cần chú ý đến chi tiết cho biết những điểm mà thử nghiệm đã ápdụng để tránh tư kiến (bias): thử nghiệm nên được thiết kế và thực hiệntrong đường lối mà chỉ có sự can thiệp lâm sàng là ảnh hưởng đến kết quả. Những đo lường trong thử nghiệm cần chú ý đến để tránh tư kiến, vàtìm xem phương pháp đo lường đã được trình bày, thực hiện ra sao, có rõràng không? Thí dụ: a- Phương pháp dùng thực hiện ngẫu nhiên chọn lựa trong cộng đồngbệnh nhân và phân phối (allocation) ngẫu nhiên cần được xác định. b- Cả nhóm bệnh nhân lẫn quan sát viên, nghiên cứu gia, đều khôngđuợc biết cả tung tích lẫn phân phối trị liệu (nghiên cứu dấu kín hai bên/mùđôi/double blind study). c- Phương pháp chỉ dùng tham dự viên với những đặc tinh giống nhau(tương đẳng/matching). Cần nhìn vào sự miêu tả những đặc tính căn bản củacác bệnh nhân tham dự trong những nhóm khác nhau. Điều này cần thiết đểbảo đảm rằng hiệu nghiệm của thuốc A và thuốc B là do chính vì thuốc chứkhông phải là do điều trị khác nhau. d- Trừ trường hợp thử nghiệm can thiệp (experimental intervention),tất cả bệnh nhân phải được điều trị như nhau về cách dùng thuốc, khuyênbảo, chỉ dẫn, phương pháp theo dõi bệnh nhân v.v... 3- Tiêu chuẩn áp dụng để chấp nhận và từ chối bệnh nhân vào mộtnghiên cứu cũng cần nhìn đến. 4- Số lượng của nhóm bệnh nhân có đủ lớn cho thử nghiệm không, vàthời gian cho thử nghiệm kéo dài bao lâu. 5- Nếu là thử nghiệm về thuốc mới, thì thuốc này cần xem có được sosánh với một thuốc có chuẩn vàng trước đó không? 6- Nếu so sánh hai thuốc thì cần xem liều lượng so sánh hai thuốc cóhợp lý không, có thực tế không? 7- Những biến số chọn lựa trong đo lường có thực sự liên quan đếncâu trả lời muốn tìm kiếm không? Trong thử nhiệm về thuốc, những dứtđiểm hay dấu ghi đại diện (surrogate endpoints/surrogate markers) thườngđược dùng. Thí dụ như thay đổi trong mật độ xương (bone mineraldensity/BMD) và tiềm lực thay đổi trong tỉ số gãy xương không có một liênhệ thật sự (true relationship). Tỉ suất gãy xương còn bị ảnh hưởng bởi nhữngyếu tố khác như nguy cơ bệnh nhân bị ngã (fall). Do đó cần phải tìm mộtgạch-nối rõ ràng và tương hợp vữ ng chắc (consistent) giữa câu hỏi và dứtđiểm đại diện. Kết quả - Phần kết quả cũng cần nhìn đến kỹ lưỡng như phầnphương pháp. 1- Thử nghiệm thống kê (statistical tests). Cần biết kết quả thửnghiệm là thật sự do hiệu quả chứ không phải do may mắn. Kết quả của thửnghiệm thống kê dựa trên trị số P. Nói chung, một trị số P dưới 0.05 thì chấp nhận được như là ...

Tài liệu được xem nhiều: