Danh mục

Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ?

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.42 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ?Sự già nua bắt đầu từ bao giờ? Người ta có thể sống được bao nhiêu năm? Đaya là những câu hỏi mà khoa học nghiên cứu về tuổi già cứ phải tiếp tục trả lời. Thế nào là sự già nua? Sự phát triển của khoa học, nền văn minh của loài người, sự tiến bộ của xã hội… đã làm cho tuổi thọ của con người ngày càng tăng. Ở thế kỷ XVI, tuổi thọ trung bình của loài người là 20 tuổi. Thế nhưng tuổi thọ loài người đến nay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ? Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ?Sự già nua bắt đầu từ bao giờ? Người ta có thể sống được bao nhiêu năm? Đaya lànhững câu hỏi mà khoa học nghiên cứu về tuổi già cứ phải tiếp tục trả lời.Thế nào là sự già nua?Sự phát triển của khoa học, nền văn minh của loài người, sự tiến bộ của xã hội… đã làmcho tuổi thọ của con người ngày càng tăng. Ở thế kỷ XVI, tuổi thọ trung bình của loàingười là 20 tuổi. Thế nhưng tuổi thọ loài người đến nay đã tăng lên đáng kể.Chúng ta thường chỉ tính tuổi già của người bằng năm, bằng tháng. Song vấn đề khôngphải bao giờ cũng là như thế. Lịch sử của môn khoa học nghiên cứu về tuổi già còn ghilại trường hợp một người đàn ông mới 14 tuổi mà diện mạo, râu ria đã như một ngườiđứng tuổi. 15 tuổi người này lấy vợ.18 tuổi đã phải ngồi một chỗ vì tuổi già sức yếu! Và20 tuổi thì chết không phải vì bệnh tật mà vì cơ thể đã… già cỗi. Lại một trường hợpkhác: có một cô gái mới 2 tuổi mà đã hành kinh như một người trưởng thành, tới 8 tuổithì cơ thể phát triển cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý như một cô gái đương thì và cô này lấychồng, sinh con. Năm 25 tuổi, cô chết như một… bà già!Lịch sử y học cũng lại đã ghi những trường hợp con người đã sống tới 120 - 150 tuổi vẫnkhỏe mạnh cả về thể lực lẫn trí tuệ. Một người Anh tên là Thomas Parr đã sống và laođộng tới năm 152 tuổi. Năm 120 tuổi, ông ta vẫn rất khỏe mạnh và thấy rằng không thểsống cơ đơn cho nên đã lấy vợ (tất nhiên không phải là lần đầu tiên được làm chú rể).Ông sống với người vợ rất hạnh phúc thêm 12 năm nữa. Người đương thời kể rằng: bà vợtrẻ của ông ta hoàn toàn hài lòng về người chồng của mình. Cặp vợ chồng người Hungaritên là Jon và Ronven đã chung sống với nhau suốt 147 năm trời. Rồi người chồng chếtnăm 172 tuổi, người vợ chết năm 164 tuổi.Mặc dù thời gian không phải là thước đo lý tưởng của sự già nua. Song, cũng phải dùngnó như một giới hạn chung nhất về tiêu chuẩn của tuổi già. Có những tác giả cho rằng:những dấu hiệu toàn vẹn về sự già nua sinh lý (nghĩa là sự già nua diễn ra rất tự nhiên,chứ không phải do những yếu tố bệnh lý làm cho con người già trước tuổi) diễn ra ở lứatuổi 70 - 80. Nhưng nhiều nhà khoa học lại cho rằng, sự già nua sinh lý biểu hiện toànvẹn khi người ta sống trên 100 tuổi. Hiện nay, theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới thìlứa tuổi 45 đến 59 là trung niên, 60 - 74 tuổi là bắt đầu già, 75 - 89 là già và trên 90 tuổilà đại lão. Để cho con người chỉ “nhắm mắt” vì sự già nua sinh lý đấy là nhiệm vụ củanhiều ngành khoa học hiện đại.Sự già nua biểu hiện bằng những dấu hiệu gì?Thầy thuốc người Pháp, Lagrangie viết: “Sự già nua gõ cửa đầu tiên vào hệ tim mạch”.Nhận định này cũng phù hợp với tình hình bệnh người già của chúng ta. Theo thống kêtại một bệnh viện lớn thì bệnh tim mạch chiếm hơn 50%, kế đó tới bệnh đường tiêu hóa,hô hấp, tiết niệu, sinh dục và cuối cùng là các bệnh hệ thần kinh chiếm tỷ lệ thấp nhất.Hệ tim mạch: với hệ tim mạch thì khả năng co bóp của cơ tim giảm dần. Dấu hiệu nàychứng tỏ khi lao động chân tay chóng xuất hiện mệt mỏi, “đánh trống” ngực, thở hổnhển. Sau khi lao động, mạch rất lâu mới hồi phục về mức trước lúc lao động. Thành mạchmáu biến đổi cả về cấu trúc lẫn thành phần hóa học. Lòng mạch hẹp lại, xơ cứng độngmạch phát triển dẫn đến bệnh huyết áp cao. Khi làm thử nghiệm để thăm dò chức năngcủa hệ tim mạch thì phản ứng diễn ra không “ồn ào”, mạnh mẽ như đối với người trẻ. Vìvậy, người cao tuổi phải hết sức thận trọng khi lao động nặng.Hệ hô hấp: chức năng của hệ hô hấp cũng giảm sút. Tính đàn hồi của tổ chức phổi kémdần. Các cơ hô hấp teo lại, lồng ngực di động yêu ớt. Dung tích sống giảm rõ rệt. Sự hấpthu oxy ít đi nên các quá trình chuyển hóa chất rối loạn. Đây là một yếu tố quan trọnglàm cho các tổ chức và tế bào trở nên già cỗi.Hệ tiêu hóa: bộ máy tiêu hóa của người cao tuổi cũng có nhiều biến đổi. Các tuyến tiếtdịch tiêu hóa thoái hóa dần dần: dạ dày và ruột co bóp, chuyển động yếu ớt. Răng lunglay rồi rụng dần. Chức năng của tuyến gan, tuyến tụy giảm. Khả năng hấp thu các chấtdinh dưỡng kém. Ăn ít đi và không ngon miệng như trước nữa. Dễ bị táo bón.Hệ xương: hệ xương và các dây chằng biến đổi. Tính bền chắc của xương giảm. Xươngdễ gãy và khó liền. Lưng còng xuống, đi, đứng không vững. Tính đàn hồi của da giảmdần. Da nhăn nheo. Các vết nhăn ở đuôi mắt, ở trán ngày càng nhiều. Màu sắc da khô vàsạm đi.Thị giác, thính giác: các cơ quan phân tích rối loạn. Mắt nhìn kém dần. Thủy tinh thể củamắt đục và tính đàn hồi kém đi. Vì vậy, người cao tuổi thường hay mắt bệnh viễn thị.Thính lực của tai giảm dần, tai trở nên nghễnh ngãng hoặc có thể điếc.Hệ sinh dục: khả năng sinh dục kém dần, tiến tới suy nhược hẳn. Ở phụ nữ biểu hiệntrước tiên của hiện tượng này là ở thời kỳ mãn kinh.Hệ thần kinh: sự già cỗi của hệ thần kinh có nhiều đặc điểm đáng chú ý. Nhà sinh lý họcNga vĩ đại I.P. Paplôp và nhiều nhà bác học khác đều xác định rằng: não bộ, ...

Tài liệu được xem nhiều: