Thông tin tài liệu:
Đậu cô ve lùn là cây trồng xen nhưng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình tại các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc...của tỉnh Quảng Nam . Tuy nhiên trong những năm gần đây, năng suất đậu cô ve tại các vùng này rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh thối hạch gây ra. Đây là loại bệnh rất nguy hiểm, có phổ ký chủ rộng, gây hại trên 100 loại cây trồng khác nhau, song việc phòng trừ rất khó khăn và thường hiệu quả rất thấp. Nhằm giúp bà con...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làm thế nào để phòng trừ bệnh Thối Hạch trên đậu Côve hiệu quả Làm thế nào để phòng trừ bệnh Thối Hạch trên đậu Côve hiệu quả Đậu cô ve lùn là cây trồng xen nhưng đem lại nguồn thunhập đáng kể cho nhiều gia đình tại các huyện Duy Xuyên, ĐiệnBàn, Đại Lộc...của tỉnh Quảng Nam . Tuy nhiên trong nhữngnăm gần đây, năng suất đậu cô ve tại các vùng này rất thấp.Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh thối hạch gây ra. Đây là loại bệnh rất nguy hiểm, có phổ ký chủ rộng, gâyhại trên 100 loại cây trồng khác nhau, song việc phòng trừ rấtkhó khăn và thường hiệu quả rất thấp. Nhằm giúp bà con trồngđậu có thêm thông tin để phòng trừ hiệu quả hơn, chúng tôi xingiới thiệu một số đặc điểm và biện pháp hạn chế gây hại của loại nấm bệnh nguy hiểm này. 1. Đặc điểm nhận diện và điều kiện gây hại của bệnh: Bệnh thối hạch do nấm Sclerotiniasclerotiorum gây ra. Bệnh có thể gâyhại tất cả các bộ phận trên mặt đất củacây, nhưng nấm bệnh thường tấn côngvào phần thân sát mặt đất, nách lá cànhvà quả. Khi mới xâm nhiễm vào cây, vếtbệnh ban đầu có màu vàng nâu, gặp điều Triệu chứng bệnh trênkiện ẩm ướt, sẽ xuất hiện lớp nấm trắng ruộngmọc bông xốp, trên đó có các hạch nấmmàu đen, hình dạng không cố định.Bệnh tấn công phần thân sát mặt đất làmcây héo, đổ gục và chết. Nếu gây hạitrên quả làm cho quả bị thối và khôngthu họach được. Bệnh phát sinh gây hại mạnh trongđiều kiện ẩm ướt, nhiệt độ tương đốithấp(15-250C). Ở Quảng Nam bệnhthường gây hại nặng vào dịp trước vàsau Tết Nguyên Đán, khi có mưa phunvà nhiệt độ thấp. Bệnh bảo tồn ở dạng hạch nấm trongđất và sợi nấm trên tàn dư cây bệnh vàbào tử lan truyền chủ yếu theo gió đểgây hại cho cây. Bào tử nấm bệnh xâm nhiễm gây hạicây trồng được phát tán từ Quả thể đĩasau khi nãy mầm từ hạch nấm. Điều kiệnmưa nhiều, liên tục, nhiệt độ thấpthường tạo điều kiện thuận lợi cho cho Quả thể đĩa trênhạch nãy mầm thành nhiều quả thể đĩa. ruộngQuả thể đĩa hình loa kèn hoặc hình phểudẹt, đường kính 2-8mm, màu nâu hồnghoặc hồng nhạt, có cuống màu nâusẫm(trông giống nấm tai mèo thu nhỏ) 2. Biện pháp hạn chế sự gây hại của bệnh Chọn ruộng thoát nước tốt, lên luống cao đối với những - chân ruộng trũng. Trồng mật độ hợp lý, tránh trồng quá dày. - Làm đất kỹ, cày sâu ( > 15cm ) để hạn chế sự nãy mầm - của hạch nấm. Thường xuyên làm sạch cỏ dại và nhổ bỏ tàn dư cây - bệnh trên ruộng. Tỉa bỏ bớt lá già, lá gốc(nếu có thể). - Xới chân kịp thời để tạo độ thông thoáng, tránh ẩm độ - cao trong đất. - Có thể dùng một số loại thuốc có hoạt chất IPRODIONEnhư Rovral, Viroval, Hạt vàng ... để phun trừ, khi gặp điều kiệnẩm ướt, sau những đợt mưa kéo dài, nhiệt độ thấp và cây đang ởgiai đoạn phân cành, hình thành quả. Tốt nhất sau khi trên ruộngxuất hiện quả thể đĩa từ 1-3 ngày, vì đây là thời điểm quan trọngnhất có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả trừ bệnh. Chú ý: Khi phun phải đảm bảo đủ lượng nước thuốc, phun kỹphần gốc thân và các cành lá phía dưới.* Tuy nhiên đây là bệnh gây hại nguy hiểm và nguồn bệnh tồntại lâu dài trong đất, bên cạnh đó việc phòng trừ tương đối khókhăn vì khả năng nhận biết và tìm thấy Quả thể đĩa trên đồngruộng đối với người trồng đậu là rất hạn chế. Về lâu dài, nhữngvùng đã bị bệnh thối hạch gây hại nặng nên chuyển đổi sang mộtsố cây khác như: Ngô, Thuốc lá...