Danh mục

Lập MAT - công việc không thể thiếu khi khởi nghiệp

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.18 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lập MAT - công việc không thể thiếu khi khởi nghiệp! Danh sách MAT – “Một chiếc lưới nặng đan bằng dây thừng hay cáp trùm lên 1 khu vực đang nổ để tránh các mảnh vỡ văng lung tung”. Danh sách MAT được nhắc đến ngay trong những trang đầu trong cuốn “The art of the start” (Khởi thuật) của Guy Kawasaki, Vậy MAT là gì? MAT viết tắt của Milestones (mục tiêu), Assumptions (giả thiết) và Tasks (nhiệm vụ). Mục đích của việc xây dựng danh sách MAT chính là hiểu được phạm vi dự án bạn đang thực hiện,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lập MAT - công việc không thể thiếu khi khởi nghiệp Lập MAT - công việc không thể thiếu khi khởi nghiệp! Danh sách MAT – “Một chiếc lưới nặng đan bằng dây thừng hay cáp trùm lên 1 khu vực đang nổ để tránh các mảnh vỡ văng lung tung”. Danh sách MAT được nhắc đến ngay trong những trang đầu trong cuốn “The art of the start” (Khởi thuật) của Guy Kawasaki, Vậy MAT là gì? MAT viết tắt của Milestones (mục tiêu), Assumptions (giả thiết) và Tasks (nhiệm vụ). Mục đích của việc xây dựng danh sách MAT chính là hiểu được phạm vi dự án bạn đang thực hiện, kiểm tra các giả định nhanh chóng và đưa ra các phương pháp tìm và sửa chữa các lỗi trong tư duy. MAT là việc gạch ra cụ thể các bước bạn cần đi để bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Khi bạn có ý tưởng hay, thông thường bạn nhanh chóng đặt ra các câu hỏi “Đã có ai thực hiện ý tưởng này chưa?” “Ý tưởng này có điểm khác biệt gì”, “Làm thế nào để thực hiện ý tưởng này”, “Nên bắt đầu việc nào trước”…Tiếp tục như vậy, từ ý tưởng ban đầu, bạn phát triển mở rộng các công việc liên quan phục vụ cho nó, càng tiến sâu càng thấy có nhiều vấn đề phát sinh. Các bước đi bề bộn sẽ khiến bạn như đang chìm vào “một núi” các câu hỏi và thật điên đầu để có thể giải quyết tất cả. Hãy cụ thể hóa chúng bằng danh sách MAT. Đối với mọi ý tưởng kinh doanh khi khởi đầu, bạn đều có thể áp dụng danh sách này. Đơn giản vì MAT phân rõ 3 mục chính: mục tiêu của công việc kinh doanh của bạn; các giả thiết trong quá trình hoạt động; cuối cùng là các nhiệm vụ, các công việc mà tổ chức của bạn cần làm. Hãy đề ra các mục tiêu hoạt động của tổ chức, mục tiêu càng cụ thể, thiết thực càng dễ nắm bắt và thực hiện, Hãy đề ra mục tiêu cao hơn khả năng của tổ chức nhưng vẫn phải nằm trong tầm tay với. Guy Kawasaki đưa ra 7 mục tiêu lớn áp dụng trong mọi tổ chức trong giai đoạn bắt đầu hoạt động: - Chứng minh các quan niệm của mình - Hoàn thành các chi tiết thiết kế - Hoàn thành một bản mẫu - Huy động vốn - Đưa mô hình thử nghiệm ra thị trường - Đưa sản phẩm cuối cùng ra thị trường - Đạt được mức hòa vốn Tương ứng với mỗi ý tưởng và tiềm lực của bạn, bạn có thể cụ thể hóa các mục tiêu trên bằng các con số hoặc khoảng thời gian cụ thể. Bạn có thể chỉ ra 1 vài mục tiêu khác mà tổ chức kinh doanh của mình cần đạt được, nhưng 7 mục tiêu trên được xem là bao quát và quan trọng nhất. Việc thực hiện được 7 mục tiêu trên có vai trò quyết định đến sự tồn tại của tổ chức kinh doanh của bạn, Guy Kawasaki khuyên bạn nên dành 80% nỗ lự để thực hiện chúng. Công việc tiếp theo trong danh sách MAT là gạch đầu dòng những giả định trong quá trình kinh doanh. Các giả định cũng chính là những nhận định của bạn về thị trường, về đối thủ, khách hàng, đối tác, thị trường tài chính….Giả định cũng bao gồm cả những hoạt động trong tổ chức “tương lai” của bạn. Giả định càng chính xác và hợp lý thì công việc khởi đầu của tổ chức càng thuận lợi. Nếu có sự sai sót hoặc thiếu chính xác trong giả định thì hãy nhanh chóng có những điều chỉnh thích hợp. Một số giả định quan trọng mà tác giả nhấn mạnh: - Chất lượng sản phẩm, dịch vụ - Dung lượng thị trường - Tỷ suất lợi nhuận gộp - Tỷ lệ khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự - Độ dài chu kỳ bán hàng - Lợi ích mang lại cho khách hàng - Chu kỳ những khoản phải trả và thu - Giá nguyên liệu, linh kiện - Số cuộc gọi bán hàng/nhân viên kinh doanh - Số cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật/số hàng hóa tung ra thị trường - Các yêu cầu bồi thường. Các nhiệm vụ (Tasks) được đặt ra trong thời gian đầu kinh doanh như: thuê văn phòng, xây dựng hệ thống kế toán, quản lý tiền lương, thủ tục pháp lý, mua bảo hiểm…bạn nên đề ra cụ thể và có trình tự nhất định về thời gian và mức độ quan trọng. Việc chỉ rõ các nhiệm vụ giúp bạn thấy được tính tổng thể các công việc mà tổ chức cần làm đồng thời tránh được những sai lầm do chủ quan, bỏ sót. Các nhiệm vụ cần bám sát các mục tiêu và giả thiết. Nếu mục tiêu hay giả thiết thay đổi thì nhiệm vụ cũng cần có ngay những điều chỉnh thích hợp. Danh sách MAT thực sự cần thiết trong giai đoạn khởi sự của một hoạt động kinh doanh. Có thể bạn đang lên danh sách các mục tiêu cần đạt được, hay đặt một vài giả thiết trong đầu, đồng thời tiến hành các nhiệm vụ cần thiết,…Nhưng hãy chú ý nếu không các hành động của bạn sẽ đi theo các hướng khác nhau và xa rời đích đến. Thay vì vậy, hãy liên kết chúng lại bằng MAT, bạn sẽ thấy các bước đi của mình rõ ràng và hiệu quả hơn. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: