Lập pháp ở Hồng Kông với chính sách 'Một quốc gia, hai chế độ'
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 145.56 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hồng Kông đã trở về với Trung Quốc được hơn mười năm. Mười năm thực hiện chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, Hồng Kông vẫn có nền kinh tế phát triển. Năm 2006, GDP của Hồng Kông xếp thứ 40 trên thế giới với giá trị 253, 1 tỷ USD. GDP bình quân đầu người xếp hạng 14 với mức 36.500 USD, cao hơn so với GDP bình quân đầu người của Canada, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len. Theo một báo cáo về tự do kinh tế thế giới do...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lập pháp ở Hồng Kông với chính sách "Một quốc gia, hai chế độ" Lập pháp ở Hồng Kông với chính sách 'Một quốc gia, hai chế độ' Hồng Kông đã trở về với Trung Quốc được hơn mười năm. Mười năm thực hiện chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, Hồng Kông vẫn có nền kinh tế phát triển. Năm 2006, GDP của Hồng Kông xếp thứ 40 trên thế giới với giá trị 253, 1 tỷ USD. GDP bình quân đầu người xếp hạng 14 với mức 36.500 USD, cao hơn so với GDP bình quân đầu người của Canada, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len. Theo một báo cáo về tự do kinh tế thế giới do một viện nghiên cứu có uy tín của Mỹ công bố trung tuần tháng 9/2007, Hồng Kông vẫn l à nền kinh tế tự do nhất thế giới. Đây là năm thứ 11 liên tiếp (hầu như toàn bộ thời kỳ sau khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc), Hồng Kông đứng đầu danh sách này. Hồng Kông (Hương Cảng (1)) là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại và bị người Anh chiếm sau cuộc chiến tranh thuốc phiện 1840 -1842. Ngày 19/12/1984, Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Anh đã ký Tuyên bố chung về vấn đề Hồng Kông trong đó khẳng định Chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện chủ quyền đối với Hồng Kông từ ngày 01/7/1997. Ngày 4/4/1990 - bảy năm trước khi chính thức thu hồi Hồng Kông, Quốc hội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ban hành “Luật cơ bản của Đặc khu hành chính Hương Cảng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/1997. Có thể coi đây như Hiến pháp “mini” của Đặc khu hành chính Hương Cảng. Luật cơ bản quy định chế độ chính trị, hệ thống pháp luật của Hồng Kông nhằm bảo đảm chiến lược cơ bản của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Hồng Kông. Đặc khu hành chính Hương Cảng được coi là đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc nhưng lại có sự khác biệt so với các tỉnh khác của nước này ở chỗ, Đặc khu có Luật cơ bản riêng của mình. Tuy nhiên, các nhà khoa học và chính trị cũng đang tranh luận về bản chất của Luật cơ bản. Đây là đạo luật riêng hay chỉ là bộ phận cấu thành của Hiến pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; thậm chí là bản tu chính của Hiến pháp, phụ trương của Hiến pháp Cộng h òa Nhân dân Trung Hoa? Hồng Kông không phải là một bang của Trung Quốc, vì Trung Quốc không phải là nhà nước liên bang. Hồng Kông cũng không phải là đặc khu kinh tế của Trung Quốc. Hồng Kông có quy chế “một quốc gia, hai chế độ”. V à đây là mô hình đầu tiên trên thế giới được áp dụng ở Trung Quốc. Theo Luật cơ bản, Cơ quan lập pháp của Đặc khu hành chính Hương Cảng có quyền độc lập cao, nh ưng trên thực tế, cơ chế này chỉ có thể được thực hiện khi cả Bắc Kinh và Hồng Kông đều hiểu rằng: cần phải bảo đảm sự thống nhất đất n ước khi vẫn duy trì tính tự trị cao của Hồng Kông trong khuôn khổ Hiến pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chính sách “một quốc gia, hai chế độ” có nghĩa Trung Quốc là quốc gia thống nhất, tại các khu vực của Trung Quốc thực hiện chế độ xã hội chủ nghĩa, ở Hương Cảng tiếp tục duy trì chế độ và lối sống tư bản chủ nghĩa trong vòng 50 năm nữa. Nguyên tắc “Hương Cảng do chính người Hương Cảng quản lý” tức là Hương Cảng do chính những người gốc Hương Cảng quản lý và Chính phủ trung ương không cử đại diện của mình tham gia vào Chính phủ Đặc khu hành chính Hương Cảng. “Chế độ tự trị cao” thể hiện ở chỗ ngoài đường lối đối ngoại và quốc phòng thuộc đặc quyền của Chính phủ trung ương, Đặc khu hành chính Hương Cảng hoàn toàn có quyền độc lập trong việc quản lý các công việc của mình, trong đó có quyền quản lý hành chính, quyền hoạt động lập pháp, quyền tuyên bố các phán quyết tư pháp có hiệu lực cuối cùng. Theo Luật cơ bản, tất cả các văn bản pháp luật được ban hành trước năm 1997 ở Hồng Kông (kể cả các quy phạm của thông luật, luật công bằng, luật tục, án lệ) vẫn tiếp tục có hiệu lực. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống pháp luật của Hồng Kông vẫn phải dựa trên cơ sở Luật cơ bản. Nội dung của Luật cơ bản quy định chế độ, chính sách, chế độ kinh tế - xã hội, chế độ bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người dân Hồng Kông, hệ thống tư pháp, hành pháp và lập pháp. Cơ quan lập pháp của Hồng Kông không được ban hành các văn bản luật trái với Luật cơ bản. Các đạo luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không được áp dụng ở Hồng Kông, ngoại trừ các đạo luật về quốc phòng và đối ngoại (được liệt kê kèm theo Luật cơ bản). Chính quyền trung ương tôn trọng sự tự trị của Hồng Kông khi xác lập quan hệ giữa chính quyền trung ương và Hồng Kông. Đặc khu hành chính Hồng Kông có chính quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập, kể cả việc có những quyết định tư pháp có hiệu lực cao nhất theo quy định của Luật cơ bản và không bị Chính phủ trung ương bác bỏ. Chính quyền trung ương bảo đảm an ninh quốc phòng cho Hồng Kông, còn việc giữ gìn trật tự xã hội tại Hồng Kông do chính quyền Hồng Kông đảm nhận (2). Trong trường hợp nếu ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hay về tình trạng mất ổn định tại Đặc khu hành chính Hương Cảng có thể đe dọa sự thống nhất đất nước hay đe dọa an ninh quốc gia và chính quyền Hồng Kông có khả năng nằm ngoài tầm kiểm soát, ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua quyết định đặt Hồng Kông trong tình trạng khẩn cấp và Chính phủ Trung ương có thể ban hành lệnh áp dụng các đạo luật tương ứng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Hồng Kông. Luật cơ bản cũng quy định về vấn đề giải thích, sửa đổi, bổ sung Luật c ơ bản. Việc giải thích các quy định của Luật cơ bản thuộc quyền của ủy ban Thường vụ Quốc hội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Khi xét xử, các tòa án Hồng Kông đương nhiên có quyền giải thích Luật cơ bản, nhưng khi giải thích các điều khoản liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ trung ương cũng như liên quan đến quan hệ giữa Chính phủ trung ương và Chính phủ Đặc khu hành chính Hương Cảng thì phải hỏi ý kiến giải thích của ủy ban Thường vụ Quốc hội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tòa án phải tuân theo sự giải thích đó. Chỉ có Quốc hội Cộng h òa Nhân dân Trung Hoa mới có quyền sửa đổi, bổ sung Luật cơ bản. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Cộng hòa Nhân dân ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lập pháp ở Hồng Kông với chính sách "Một quốc gia, hai chế độ" Lập pháp ở Hồng Kông với chính sách 'Một quốc gia, hai chế độ' Hồng Kông đã trở về với Trung Quốc được hơn mười năm. Mười năm thực hiện chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, Hồng Kông vẫn có nền kinh tế phát triển. Năm 2006, GDP của Hồng Kông xếp thứ 40 trên thế giới với giá trị 253, 1 tỷ USD. GDP bình quân đầu người xếp hạng 14 với mức 36.500 USD, cao hơn so với GDP bình quân đầu người của Canada, Nhật Bản, Thụy Sỹ, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai Len. Theo một báo cáo về tự do kinh tế thế giới do một viện nghiên cứu có uy tín của Mỹ công bố trung tuần tháng 9/2007, Hồng Kông vẫn l à nền kinh tế tự do nhất thế giới. Đây là năm thứ 11 liên tiếp (hầu như toàn bộ thời kỳ sau khi Hồng Kông trở về với Trung Quốc), Hồng Kông đứng đầu danh sách này. Hồng Kông (Hương Cảng (1)) là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại và bị người Anh chiếm sau cuộc chiến tranh thuốc phiện 1840 -1842. Ngày 19/12/1984, Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Anh đã ký Tuyên bố chung về vấn đề Hồng Kông trong đó khẳng định Chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện chủ quyền đối với Hồng Kông từ ngày 01/7/1997. Ngày 4/4/1990 - bảy năm trước khi chính thức thu hồi Hồng Kông, Quốc hội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ban hành “Luật cơ bản của Đặc khu hành chính Hương Cảng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/1997. Có thể coi đây như Hiến pháp “mini” của Đặc khu hành chính Hương Cảng. Luật cơ bản quy định chế độ chính trị, hệ thống pháp luật của Hồng Kông nhằm bảo đảm chiến lược cơ bản của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với Hồng Kông. Đặc khu hành chính Hương Cảng được coi là đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc nhưng lại có sự khác biệt so với các tỉnh khác của nước này ở chỗ, Đặc khu có Luật cơ bản riêng của mình. Tuy nhiên, các nhà khoa học và chính trị cũng đang tranh luận về bản chất của Luật cơ bản. Đây là đạo luật riêng hay chỉ là bộ phận cấu thành của Hiến pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; thậm chí là bản tu chính của Hiến pháp, phụ trương của Hiến pháp Cộng h òa Nhân dân Trung Hoa? Hồng Kông không phải là một bang của Trung Quốc, vì Trung Quốc không phải là nhà nước liên bang. Hồng Kông cũng không phải là đặc khu kinh tế của Trung Quốc. Hồng Kông có quy chế “một quốc gia, hai chế độ”. V à đây là mô hình đầu tiên trên thế giới được áp dụng ở Trung Quốc. Theo Luật cơ bản, Cơ quan lập pháp của Đặc khu hành chính Hương Cảng có quyền độc lập cao, nh ưng trên thực tế, cơ chế này chỉ có thể được thực hiện khi cả Bắc Kinh và Hồng Kông đều hiểu rằng: cần phải bảo đảm sự thống nhất đất n ước khi vẫn duy trì tính tự trị cao của Hồng Kông trong khuôn khổ Hiến pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chính sách “một quốc gia, hai chế độ” có nghĩa Trung Quốc là quốc gia thống nhất, tại các khu vực của Trung Quốc thực hiện chế độ xã hội chủ nghĩa, ở Hương Cảng tiếp tục duy trì chế độ và lối sống tư bản chủ nghĩa trong vòng 50 năm nữa. Nguyên tắc “Hương Cảng do chính người Hương Cảng quản lý” tức là Hương Cảng do chính những người gốc Hương Cảng quản lý và Chính phủ trung ương không cử đại diện của mình tham gia vào Chính phủ Đặc khu hành chính Hương Cảng. “Chế độ tự trị cao” thể hiện ở chỗ ngoài đường lối đối ngoại và quốc phòng thuộc đặc quyền của Chính phủ trung ương, Đặc khu hành chính Hương Cảng hoàn toàn có quyền độc lập trong việc quản lý các công việc của mình, trong đó có quyền quản lý hành chính, quyền hoạt động lập pháp, quyền tuyên bố các phán quyết tư pháp có hiệu lực cuối cùng. Theo Luật cơ bản, tất cả các văn bản pháp luật được ban hành trước năm 1997 ở Hồng Kông (kể cả các quy phạm của thông luật, luật công bằng, luật tục, án lệ) vẫn tiếp tục có hiệu lực. Tuy nhiên, toàn bộ hệ thống pháp luật của Hồng Kông vẫn phải dựa trên cơ sở Luật cơ bản. Nội dung của Luật cơ bản quy định chế độ, chính sách, chế độ kinh tế - xã hội, chế độ bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người dân Hồng Kông, hệ thống tư pháp, hành pháp và lập pháp. Cơ quan lập pháp của Hồng Kông không được ban hành các văn bản luật trái với Luật cơ bản. Các đạo luật của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không được áp dụng ở Hồng Kông, ngoại trừ các đạo luật về quốc phòng và đối ngoại (được liệt kê kèm theo Luật cơ bản). Chính quyền trung ương tôn trọng sự tự trị của Hồng Kông khi xác lập quan hệ giữa chính quyền trung ương và Hồng Kông. Đặc khu hành chính Hồng Kông có chính quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập, kể cả việc có những quyết định tư pháp có hiệu lực cao nhất theo quy định của Luật cơ bản và không bị Chính phủ trung ương bác bỏ. Chính quyền trung ương bảo đảm an ninh quốc phòng cho Hồng Kông, còn việc giữ gìn trật tự xã hội tại Hồng Kông do chính quyền Hồng Kông đảm nhận (2). Trong trường hợp nếu ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hay về tình trạng mất ổn định tại Đặc khu hành chính Hương Cảng có thể đe dọa sự thống nhất đất nước hay đe dọa an ninh quốc gia và chính quyền Hồng Kông có khả năng nằm ngoài tầm kiểm soát, ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thông qua quyết định đặt Hồng Kông trong tình trạng khẩn cấp và Chính phủ Trung ương có thể ban hành lệnh áp dụng các đạo luật tương ứng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Hồng Kông. Luật cơ bản cũng quy định về vấn đề giải thích, sửa đổi, bổ sung Luật c ơ bản. Việc giải thích các quy định của Luật cơ bản thuộc quyền của ủy ban Thường vụ Quốc hội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Khi xét xử, các tòa án Hồng Kông đương nhiên có quyền giải thích Luật cơ bản, nhưng khi giải thích các điều khoản liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ trung ương cũng như liên quan đến quan hệ giữa Chính phủ trung ương và Chính phủ Đặc khu hành chính Hương Cảng thì phải hỏi ý kiến giải thích của ủy ban Thường vụ Quốc hội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tòa án phải tuân theo sự giải thích đó. Chỉ có Quốc hội Cộng h òa Nhân dân Trung Hoa mới có quyền sửa đổi, bổ sung Luật cơ bản. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Cộng hòa Nhân dân ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng Chính trị Lý luận pháp luật nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội quyền lực nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
112 trang 292 0 0
-
Bài thuyết trình: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa Xã hội
42 trang 221 0 0 -
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 206 0 0 -
6 trang 178 0 0
-
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 176 0 0 -
Đề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
18 trang 148 0 0 -
Tiểu luận: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21 trang 141 0 0 -
57 trang 138 0 0
-
214 trang 121 0 0
-
11 trang 114 0 0