Danh mục

Lê Đại Hành - Lê Hoàn

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.42 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lê Đại Hành (tên húy là Lê Hoàn, 941 – 1005) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lê Đại Hành - Lê Hoàn Lê Đại Hành - Lê Hoàn Lê Đại Hành (tên húy là Lê Hoàn, 941 – 1005) là vị vua đầu tiên của nhà TiềnLê, trị vì từ 980 đến 1005. Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vịhoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêmphương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trongsự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng làngười tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từHoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của vănhóa Thăng Long - Hà Nội, thủ đô hiện tại của Việt Nam. Xung quanh vị Hoàng đế nàycòn nhiều điều chưa được sáng tỏ như vấn đề thân thế, sự nghiệp, và thụy hiệu. Thân thế Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Lê Hoàn sinh ngày 15 tháng Bảy năm TânSửu (tức 10 tháng 8 năm 941)[3][4]. Về quê hương Lê Hoàn, vấn đề mà Ngô Thì Sĩđặt ra từ thế kỷ 18, được thảo luận nhiều lần dưới thời nhà Nguyễn cho đến nay cácnhà sử học vẫn chưa đưa ra được kết luận nơi đâu trong ba nơi: Ninh Bình, ThanhHoá hay Hà Nam là quê hương của ông. Năm 1981, tại hội thảo khoa học “Lê Hoànvà 1000 năm chiến thắng giặc Tống xâm lược”, nhiều vấn đề chung về thế kỷ X, vềquê hương, thân thế, sự nghiệp của ông bước đầu được giải quyết. Đến năm 2005, tạihội thảo “1000 năm Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn”, trải qua một chặngđường đổi mới của sử học, nhiều vấn đề về quê hương của Lê Hoàn được đào sâu vànhìn nhận lại theo chiều hướng thoáng rộng hơn. Tựu chung có các ý kiến sau: Trường Châu (Ninh Bình) Việt sử lược[5] viết từ thời Trần ghi là: “Đại Hành vương húy là Hoàn, họ Lê,người Trường Châu”. Trường Châu là vùng đất kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình.[6] PGS,TS. Trần Bá Chí trước từng viết rất công phu về quê hương, dòng dõi Lê Đại Hànhcho rằng ông người Ái Châu (Thanh Hoá), thì tại hội thảo 2005 cũng khẳng định rằngquê gốc vua là Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình.[7] Các nhà nghiên cứu Mai Khánh(Bảo tàng Hà Nam) và TS. Vũ Văn Quân đồng ý rằng Lê Hoàn là người Trường Châunhưng cho rằng Trường Châu bao gồm cả Ninh Bình và HàNam[8]. Đại Việt sử ký toàn thư[9], Lịch triều hiến chương loại chí [10] ghi: “Vua họLê, tên húy là Hoàn, người Ái Châu”. Cùng quan điểm sách “Các triều đại Việt Nam”còn cho rằng mẹ Lê Hoàn là Đặng Thị Sen chứ không gọi là Đặng Thị.[11] An NamChí Lược của Lê Tắc thời Trần, mục Lê nhị thế gia chép: “Lê Hoàn, người Ái Châu,có chí lược, được lòng quân sĩ”. Website chính thức của tỉnh Thanh Hóa cũng khẳngđịnh Lê Hoàn là người quê hương mình.[12] Đại Nam nhất thống chí chép: “Miếu LêĐại Hành hoàng đế ở xã Trung Lập, huyện Thuỵ Nguyên, chỗ này là nền nhà cũ củatiên tổ nhà vua” song mục tỉnh Hà Nội lại chép “mộ tổ Lê Đại Hành ở bên miếu xãNinh Thái, huyện Thanh Liêm”. Bảo Thái (HàNam) Đại Việt sử ký tiền biên [13] ghi: “Xét thấy Lê Đại Hành Hoàng đế người làngBảo Thái, huyện Thanh Liêm chứ không phải Ái Châu, sử cũ chép nhầm”. CuốnViệtNamsử lược,[14] Từ điển nhân vật lịch sử ViệtNam, Khâm định Việt sử thônggiám cương mục, Việt sử tiêu án đều ghi: “Lê Hoàn quê ở làng Bảo Thái, huyệnThanh Liêm” . Nhà sử học Trần Quốc Vượng cho rằng Lê Hoàn sinh ở Thanh Liêm,HàNamvà theo ông, Thanh Hóa chỉ có thể là quê ngoại hay quê bố nuôi Lê Hoàn.[15].Lịch sử Hà Nam Ninh cũng đã nhận định: “Lê Hoàn quê nội ở Thanh Liêm (Hà Nam),quê ngoại ở Kẻ Sập (Thanh Hoá), Tuy sinh ở đất Ái Châu nhưng ông chỉ sống ở đấyhơn 10 năm, sau trở về Thanh Liêm”.[16] GS. Lê Văn Lan cũng cho rằng Lê Hoàn “làđứa trẻ mồ côi ở làng Kẻ Sập - quê ngoại, chàng trai nghèo ở miền Bảo Thái quênội”[17]. Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố, sau khi điểm lại một số nhận định của các cuốnsử cũ đã nêu quan điểm: Thanh Liêm là nguyên quán của cha mẹ. Ái Châu là chỗ ởcủa cha nuôi, mỗi quyển chép theo một nghĩa” [18] ĐạiNamnhất thống chí của Quốcsử quán triều Nguyễn, phần ghi về lăng mộ ở huyện Thanh Liêm chép: “Mộ tổ Lê ĐạiHành ở bên miếu xã Ninh Thái, huyện Thanh Liêm[19]. Sử cũ cũng nhắc tới TrầnBình Trọng quê ở xã Thanh Liêm là hậu duệ của Lê Hoàn. Vị danh tướng thời Trầnnày được ban quốc tính vì có nhiều công trạng. Website chính thức của tỉnhHàNamcũng khẳng định Lê Hoàn là người quê hương mình.[20] Ý kiến dung hòa Thần tích Lê Hoàn tại lăng vua Lê, làng Ứng Liêm (HàNam)[21] giải thích cóvẻ “hợp tình, hợp lý” tất cả những vấn đề khúc mắc về quê quán, xuất thân của LêHoàn. Thần tích cho biết ông sinh ra ở xã Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ôngnội là Lê Lộc và bà nội là Cao Thị Phương; cha là Lê Hiền, mẹ là Đặng Thị Khiết.Nhà nghèo nên đã về xã Ninh Thái, Thanh Liêm, HàNamlàm nghề chài lưới, đơm đóbắt cá. Ngày mùng 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần (tức 29 tháng 1 năm 942) sinh raông. Năm lên 7 tuổi, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải làm con nuôi quan án châu Ái(Thanh Hoá). Các nhà sử học cho rằng vấn đề quê hương Lê Hoàn còn phải tiếp tục nghiêncứu. Điều dễ nhận thấy là cả Ninh Bình, Thanh Hóa và Hà Nam đều gắn bó mật thiếtvới cuộc đời và sự nghiệp của vị vua này. Lên ngôi Cha mẹ qua đời sớm, Lê Hoàn được một vị quan là Lê Đột nhận về nuôi. Lớnlên ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và đã lập được nhiều chiến công, Đinh BộLĩnh giao cho ông chỉ huy 2.000 binh sĩ. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xongloạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Lê Hoàn có công lao trongcuộc đánh dẹp và được giao chức vụ Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạoquân), Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại CồViệt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó ông mới 27tuổi. Tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Vệvương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính, tự do ravào cung cấm. Các đại thần thân cận của Đinh Tiên H ...

Tài liệu được xem nhiều: