Danh mục

Lễ hội miền Bắc 5

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.60 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội làng Phù ÐổngMồng bảy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu Thì về Hội Gióng.Hằng năm vào ngày mồng tám tháng Tư, tại đình làng Gióng, tên chữ là làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh có mở hội kỷ niệm đức Phù Ðổng Thiên Vương, tục gọi là Ðức Thánh Gióng, rất linh đình và trang trọng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lễ hội miền Bắc 5Hội làng Phù ÐổngMồng bảy hội Khám Mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu Thì vềHội Gióng.Hằng năm vào ngày mồng tám tháng Tư, tại đình làngGióng, tên chữ là làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninhcó mở hội kỷ niệm đức Phù Ðổng Thiên Vương, tục gọi là ÐứcThánh Gióng, rất linh đình và trang trọng.Hội đền Phù ÐổngThiên Vương tục gọi là hội Gióng rất vui với cuộc rước lịch sử,diễn lại trận đánh giặc Ân của đức Thánh Gióng.Sự tíchÐời Hùng Vương thứ VI, có đám giặc gọi là giặc Ân hùng mạnh,không ai đánh nổi. Vua bèn sai sứ đi rao trong nước để tìm ngườitài giỏi ra đánh giặc giúp nước. Bấy giờ ở làng Phù Ðổng, có đứatrẻ xin đi đánh giặc giúp vua. Sứ giả về tâu, vua lấy làm lạ, chođòi vào chầu. Ðứa trẻ ấy xin đúc cho một con ngựa và cái roibằng sắt. Khi ngựa và roi đúc xong thì đứa trẻ vươn vai một cái,tự nhiên người cao lớn lên một trượng, rồi nhảy lên ngựa cầm roiđi đánh giặc.Phá được giặc Ân rồi, người ấy đi đến núi Sóc Sơn thì biến mất.Vua nhớ ơn, truyền lập đền thờ ở làng Phù Ðổng, về sau phonglàm Phù Ðổng Thiên Vương.Sửa soạn ngày hộiHội đền Phù Ðổng Thiên Vương là một hội rất lớn do bốn xãthuộc tổng Phù Ðổng cùng tổ chức với sự tham gia của làng hộiXá, nên việc sửa soạn ngày hội cũng rất cẩn trọng, nhất là sửasoạn cho cuộc diễn lại thần tích đức Thánh Gióng phá giặc Ân.Trong bốn xã này có hai xã Phù Ðồng và Phù Dực được luânphiên cử chủ tọa đám hội. Hai xã Ðổng Xuyên và Ðổng Viên chỉđóng vai phụ tá trong đám hội và chỉ được đóng vai quân lính dothám. Mỗi xã được chia làm nhiều giáp, mỗi giáp tựa như một ấphiện nay.Hàng giáp phải cử lấy những người giữ các vai quan trọng trongcuộc diễn lại trận diệt giặc Ân. Những người này là các ông Hiệu,hiệu Cờ trông nom cờ lệnh, hiệu Chiêng điều khiển khiêng, hiệuTrống điều khiển trống. Còn một ông Hiệu Trung Quân để phốihợp điều hòa sự tiến quân và hai ông Hiệu Tiểu Cổ để đi tiênphong thám thính quân giặc.Tất cả các ông Hiệu đều phải kén trong đám thanh niên từ 12đến 26 tuổi. Có thể là những chàng trai đã lập gia đình rồi nhưngphải chay tịnh trong suốt thời gian sửa soạn cho đến ngày hội.Quân được chọn trong dân đinh bốn xã từ 18 đến 36 tuổi họpthành 10 cơ, mỗi cơ gồm một cơ trưởng và 15 cơ binh. Kẻ địch làquân tướng nhà Ân được tượng trưng bằng 28 thiếu nữ tuổi từ 10đến 13 do hàng tổng cử ra để đóng vai 28 viên tướng giặc Ân, ănmặc sặc sỡ, đeo đồ trang sức lộng lẫy.Cờ lệnh bằng lụa màu lòng đỏ trứng gà, rộng ba tấc rưỡi và dàibảy vuông. Cờ do giáp chủ tọa may, đây chính là cờ đức ThánhGióng dùng trong ngày diễn trận. Mỗi năm thay cờ lệnh một lần.Cờ năm trước, ông Hiệu cờ năm sau dùng để luyện tập trướcngày diễn trận.Ðể phân biệt với những lá cờ khác, trên cờ sẽ có chữ Lệnh domột tay văn tự viết lên. Giáp chủ tọa trong mấy ngày đầu thángtư sẽ lựa một ngày tốt, mời một bậc đại khoa nếu có, bằng khôngcũng phải mời một tay văn học tới viết chữ Lệnh này với sựchứng kiến của tất cả các ông Giáp trưởng bốn xã trong hàngtổng.Những nghi lễ trước ngày mồng chín tháng TưCuộc diện trận đã được sửa soạn từ ngày mồng sáu tháng Tư. N_từ ba giờ chiều hôm mồng sáu, dân làng đã cử hành một đámrước tới giếng trước đền Mẫu, tức là Ðền Hạ, để lấy nước lau rửatự khí dùng trong việc diễn trận. Nước đựng vào hai chỏe sứ. Haimươi bốn quân sĩ của Phù Ðổng Thiên Vương sắp hàng hai theobậc Giếng từ trên bờ tới mặt nước để lấy nước. Người cơ binhđứng ở bậc Giếng cuối cùng, sát mặt nước, múc nước vào mộtchiếc gáo đồng rồi chuyển cho người đứng cùng hàng với mình ởtrước mặt. Người này nhận gáo nước rồi lại chuyển cho ngườiđứng trước mặt mình bên bậc trên, đứng kế bên người vừachuyển cho mình...Cứ lần lượt như vậy, gáo nước được chuyển theo đường chữCHI cho tới miệng Giếng đến tay người đứng bên chóe sứ. Người này đổ nước vào choé, lọc qua một miếng vải điều theo hiệulệnh Cơ trưởng. Cơ trưởng mặc áo thụng xanh, đánh Kiểng để ralệnh cho người cơ binh đổ nước vào choé. Tự khí được rửa bằngnước đã lọc đựng trong choé sứ ở n_ sân đình.Ngày mồng bảy vào cuối giờ Tỵ, cờ lệnh được rước từ đền Mẫuđến đền Thượng và buổi chiều vào lúc giờ Mùi, hàng tổng đi kiểmsoát lộ trình từ đền đến bãi trận. Có điều gì khiếm khuyết lập tứcphải sửa chữa và bổ khuyết n_.Cuộc diễn trận chính thứcVào giờ Tỵ ngày mồng Chín có lễ tế cờ tại đền, có cả mổ trâu giếtbò. Mọi người đều sẵn sàng để xuất trận. Mặt trận sơ sài, dướichân Ðê có một hồ sen, địch quân chiếm đóng nơi hồ. Quân PhùÐổng Thiên Vương tiến chiếm bờ hồ bên này, có một khoảng đấttrống với nhiều mô nhỏ. Có ba chiếc chiếu đã trải giữa những môđấy này. Giữa mỗi chiếc chiếu có một chiếc bát úp trên một tờgiấy: Chiếu tượng trưng cho cánh đồng, Bát tượng trưng cho đồinúi, Tờ giấy cho mây.Cờ lệnh đã trương lên, ông Hiệu cờ tiếp lấy rồi tiến lên ba bước.Rồi ông đứng ở giữa chiếc chiếu, hai chân chụm vào nhau. Ôngnhảy lên hai lần, sau đó ông quỳ gối bên phải xuống chiếu, bànchân trái dẫm ra đằng trước như hình chữ Lệnh ...

Tài liệu được xem nhiều: