Lễ hội Pơthi của người Jrai ở Gia Lai
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 599.31 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lễ hội Pơthi mặc dù là một lễ nghi tang ma, nhưng trên thực tế là một lễ hội lớn của người Jrai. Hơn thế nữa, lễ hội Pơthi còn biểu hiện cho những giá trị văn hoá đặc sắc, đặc biệt nhất là ý niệm về sự sống và cái chết thật độc đáo: “Pơthi để người chết được tái sinh” -một quan niệm rất đặc trưng của một số dân tộc ở Tây Nguyên và Đông Nam Á.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lễ hội Pơthi của người Jrai ở Gia Lai LỄ HỘI PƠTHI CỦA NGƯỜI JRAI ỞGIA LAI RƠLAN H’ HLƠNH Khoa Lịch sử Tóm tắt: Lễ hội Pơthi mặc dù là một lễ nghi tang ma, nhưng trên thực tế là một lễ hội lớn của người Jrai. Hơn thế nữa, lễ hội Pơthi còn biểu hiện cho những giá trị văn hoá đặc sắc, đặc biệt nhất là ý niệm về sự sống và cái chết thật độc đáo: “Pơthi để người chết được tái sinh” -một quan niệm rất đặc trưng của một số dân tộc ở Tây Nguyên và Đông Nam Á. Để thể hiện ý niệm này, người Jrai tiến hành một loạt nghi thức và sáng tạo nên những biểu tượng văn hoá hết sức tiêu biểu như nhà mồ, tượng nhà mồ…cùng với những sinh hoạt văn hoá mang đậm dấu ấn của người Jrai. Do vậy, nếu mất đi lễ hội Pơthi cũng đồng nghĩa với việc mất đi không ít những giá trịvăn hoá của người Jrai. Từ khóa: Pơthi, Jrai, Gia Lai1. MỞ ĐẦUPơthi (lễ bỏ mả) là một lễ hội lớn của đồng bào Tây Nguyên nói chung và người Jrai ởtỉnh Gia Lai nói riêng. Quan niệm của người Tây Nguyên là “vạn vật hữu linh” và mộtngười khi đã chết thì đó chưa phải là chết mà họ chỉ mới tạm rời cõi sống để chuẩn bịsang thế giới Atâu (ma quỷ). Trong thời gian chôn cất, người sống vẫn chia của cải,mang cơm nước để phục vụ hàng ngày. Cho đến khi chuẩn bị đầy đủ các vật cúng (bò,heo, gà, dê...), người sống sẽ tiến hành tổ chức lễ Pơthi để vĩnh viễn chia tay, khôngvướng bận với người chết nữa. Như vậy, lễ hội Pơthi là một nghi thức đặc biệt trongphong tục tang ma của người Jrai, ghi dấu sự đoạn giao giữa người sống với người chết- là cuộc chia ly cuối cùng giữa người sống và người chết. Bởi lẽ sau khi lễ hội kết thúc,người thân của người chết sẽ chấm dứt việc thăm mộ. Đối với họ, nghĩa vụ và tình cảmvới người chết đã hoàn toàn hết.Trong nhiều năm trở lại đây, cuộc sống của người Jrai so với truyền thống đã có nhiềuthay đổi. Các lễ hội văn hoá của người Jrai nói chung và lễ hội Pơthi nói riêng cũngđang đứng trước những thử thách. Đặc biệt, trong tầng lớp trẻ của người Jrai hiện naygần như bị đồng hóa về nhiều mặt. Thậm chí một số con em Jrai không biết đến sự tồntại của các lễ hội truyền thống dân tộc mình. Hiện nay có những công trình nghiên cứumà người nghiên cứu không am hiểu về lễ hội Pơthi. Từ đó đưa ra những nhận định sailệch, như lễ hội Pơthi là một hủ tục lạc hậu, cần được xóa bỏ…Điều này, không chỉkhông góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa Tây Nguyên mà còn tạo ra những ấn tượngkhông được tốt về vùng đất Tây Nguyên và về con người Jrai. Vì vậy, nghiên cứu về lễhội Pơthi là một việc làm hết sức có ý nghĩa nhằm phục dựng một cách toàn diện nhữngnghi lễ cũng như làm sáng tỏ những giá trị tiêu biểu của lễ hội Pơthi nhằm bảo tồn vàphát triển lễ hội trong bối cảnh mới. 80KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-20182. NỘI DUNG2.1. Khái quát về người Jrai ở Gia LaiLà một trong 5 tộc người anh em (Jrai, Ê Đê, Chăm, Raglai, Chu Ru) thuộc nhóm MãLai-Đa Đảo, người Jrai hiện đang sinh sống trên vùng đất nam Trường Sơn và đồngbằng ven biển Trung Bộ. Địa bàn cư trú là từ Nam tỉnh Kon Tum đến Bắc tỉnh Đăk Lăk(theo chiều Bắc - Nam) và từ Tây Bắc tỉnh Phú Yên đến vùng biên giới tiếp giáp vớiCampuchia (theo chiều Đông - Tây). Trong đó, Gia Lai là địa bàn có người Jrai sinhsống tập trung đông nhất. Khu vực cư trú chính là phía tây cao nguyên Pleiku (thuộc cáchuyện Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, thành phố Pleiku) và vùng trũngCheo Reo - Phú Túc ở phía Đông Nam tỉnh (thuộc thị xã Ayun Pa và các huyện PhúThiện, Ia Pa, Krông Pa). Người Jrai được chia thành năm nhóm chính là: Jrai Chor, JraiHdrung, Jrai Mthur, Jrai Aráp, Jrai Tbuăn với mười dòng họ lớn: Rơlan(Rahlan, Rlan),Rơ châm (Rơ chom, Rcom), Nay, Rơ Ô, Siu, Rơmah, Ksor, Hiec (Hiao), Kpă, Kpuih 1.2.2. Lễ hội Pơthi của người Jrai ở Gia LaiVới người Jrai ở Tây Nguyên, cái chết chưa phải đã kết thúc tất cả mà linh hồn vẫn cònlưu luyến với người thân. Người Jrai quan niệm rằng khi chết linh hồn vẫn trú ngụ xungquanh các nhà mồ, linh hồn vẫn phải ăn uống nên hàng ngày, người sống vẫn phải mangcơm nước đến khu nhà mồ để nuôi người chết. Trong nhà, trong làng có chuyện gì, cứchiều tối đến, người nhà lại ra khu nhà mồ tâm sự cùng các linh hồn.Vì tin rằng khi chết linh hồn của người chết sẽ sang sống ở thế giới bên kia của tổ tiênnên người Jrai tổ chức lễ hội Pơthi để tiến đưa linh hồn người chết ra đi hay chuyểntrạng thái sống cho người chết. Do vậy, lễ hội Pơthi là tang thức cuối cùng mà ngườisống phải làm cho người chết.Chỉ sau khi làm lễ Pơthi, linh hồn người chết mới rời khỏi dương gian về với thế giớibên kia, hoàn toàn tách khỏi mọi ràng buộc với người sống. Còn người sống thật sựđược giải phóng khỏi mọi li ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lễ hội Pơthi của người Jrai ở Gia Lai LỄ HỘI PƠTHI CỦA NGƯỜI JRAI ỞGIA LAI RƠLAN H’ HLƠNH Khoa Lịch sử Tóm tắt: Lễ hội Pơthi mặc dù là một lễ nghi tang ma, nhưng trên thực tế là một lễ hội lớn của người Jrai. Hơn thế nữa, lễ hội Pơthi còn biểu hiện cho những giá trị văn hoá đặc sắc, đặc biệt nhất là ý niệm về sự sống và cái chết thật độc đáo: “Pơthi để người chết được tái sinh” -một quan niệm rất đặc trưng của một số dân tộc ở Tây Nguyên và Đông Nam Á. Để thể hiện ý niệm này, người Jrai tiến hành một loạt nghi thức và sáng tạo nên những biểu tượng văn hoá hết sức tiêu biểu như nhà mồ, tượng nhà mồ…cùng với những sinh hoạt văn hoá mang đậm dấu ấn của người Jrai. Do vậy, nếu mất đi lễ hội Pơthi cũng đồng nghĩa với việc mất đi không ít những giá trịvăn hoá của người Jrai. Từ khóa: Pơthi, Jrai, Gia Lai1. MỞ ĐẦUPơthi (lễ bỏ mả) là một lễ hội lớn của đồng bào Tây Nguyên nói chung và người Jrai ởtỉnh Gia Lai nói riêng. Quan niệm của người Tây Nguyên là “vạn vật hữu linh” và mộtngười khi đã chết thì đó chưa phải là chết mà họ chỉ mới tạm rời cõi sống để chuẩn bịsang thế giới Atâu (ma quỷ). Trong thời gian chôn cất, người sống vẫn chia của cải,mang cơm nước để phục vụ hàng ngày. Cho đến khi chuẩn bị đầy đủ các vật cúng (bò,heo, gà, dê...), người sống sẽ tiến hành tổ chức lễ Pơthi để vĩnh viễn chia tay, khôngvướng bận với người chết nữa. Như vậy, lễ hội Pơthi là một nghi thức đặc biệt trongphong tục tang ma của người Jrai, ghi dấu sự đoạn giao giữa người sống với người chết- là cuộc chia ly cuối cùng giữa người sống và người chết. Bởi lẽ sau khi lễ hội kết thúc,người thân của người chết sẽ chấm dứt việc thăm mộ. Đối với họ, nghĩa vụ và tình cảmvới người chết đã hoàn toàn hết.Trong nhiều năm trở lại đây, cuộc sống của người Jrai so với truyền thống đã có nhiềuthay đổi. Các lễ hội văn hoá của người Jrai nói chung và lễ hội Pơthi nói riêng cũngđang đứng trước những thử thách. Đặc biệt, trong tầng lớp trẻ của người Jrai hiện naygần như bị đồng hóa về nhiều mặt. Thậm chí một số con em Jrai không biết đến sự tồntại của các lễ hội truyền thống dân tộc mình. Hiện nay có những công trình nghiên cứumà người nghiên cứu không am hiểu về lễ hội Pơthi. Từ đó đưa ra những nhận định sailệch, như lễ hội Pơthi là một hủ tục lạc hậu, cần được xóa bỏ…Điều này, không chỉkhông góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa Tây Nguyên mà còn tạo ra những ấn tượngkhông được tốt về vùng đất Tây Nguyên và về con người Jrai. Vì vậy, nghiên cứu về lễhội Pơthi là một việc làm hết sức có ý nghĩa nhằm phục dựng một cách toàn diện nhữngnghi lễ cũng như làm sáng tỏ những giá trị tiêu biểu của lễ hội Pơthi nhằm bảo tồn vàphát triển lễ hội trong bối cảnh mới. 80KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2017-20182. NỘI DUNG2.1. Khái quát về người Jrai ở Gia LaiLà một trong 5 tộc người anh em (Jrai, Ê Đê, Chăm, Raglai, Chu Ru) thuộc nhóm MãLai-Đa Đảo, người Jrai hiện đang sinh sống trên vùng đất nam Trường Sơn và đồngbằng ven biển Trung Bộ. Địa bàn cư trú là từ Nam tỉnh Kon Tum đến Bắc tỉnh Đăk Lăk(theo chiều Bắc - Nam) và từ Tây Bắc tỉnh Phú Yên đến vùng biên giới tiếp giáp vớiCampuchia (theo chiều Đông - Tây). Trong đó, Gia Lai là địa bàn có người Jrai sinhsống tập trung đông nhất. Khu vực cư trú chính là phía tây cao nguyên Pleiku (thuộc cáchuyện Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ, Chư Prông, Chư Sê, thành phố Pleiku) và vùng trũngCheo Reo - Phú Túc ở phía Đông Nam tỉnh (thuộc thị xã Ayun Pa và các huyện PhúThiện, Ia Pa, Krông Pa). Người Jrai được chia thành năm nhóm chính là: Jrai Chor, JraiHdrung, Jrai Mthur, Jrai Aráp, Jrai Tbuăn với mười dòng họ lớn: Rơlan(Rahlan, Rlan),Rơ châm (Rơ chom, Rcom), Nay, Rơ Ô, Siu, Rơmah, Ksor, Hiec (Hiao), Kpă, Kpuih 1.2.2. Lễ hội Pơthi của người Jrai ở Gia LaiVới người Jrai ở Tây Nguyên, cái chết chưa phải đã kết thúc tất cả mà linh hồn vẫn cònlưu luyến với người thân. Người Jrai quan niệm rằng khi chết linh hồn vẫn trú ngụ xungquanh các nhà mồ, linh hồn vẫn phải ăn uống nên hàng ngày, người sống vẫn phải mangcơm nước đến khu nhà mồ để nuôi người chết. Trong nhà, trong làng có chuyện gì, cứchiều tối đến, người nhà lại ra khu nhà mồ tâm sự cùng các linh hồn.Vì tin rằng khi chết linh hồn của người chết sẽ sang sống ở thế giới bên kia của tổ tiênnên người Jrai tổ chức lễ hội Pơthi để tiến đưa linh hồn người chết ra đi hay chuyểntrạng thái sống cho người chết. Do vậy, lễ hội Pơthi là tang thức cuối cùng mà ngườisống phải làm cho người chết.Chỉ sau khi làm lễ Pơthi, linh hồn người chết mới rời khỏi dương gian về với thế giớibên kia, hoàn toàn tách khỏi mọi ràng buộc với người sống. Còn người sống thật sựđược giải phóng khỏi mọi li ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lễ hội Pơthi Người Jrai ở Gia Lai Giá trị cố kết cộng đồng Giá trị hướng về cội nguồn Giá trị tâm linh Nghi lễ đời người JraiGợi ý tài liệu liên quan:
-
10 trang 29 0 0
-
Tìm hiểu đền thờ Thần Đạo Nhật Bản
6 trang 20 0 0 -
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt: Khái niệm và giá trị tâm linh
8 trang 13 0 0 -
Đền thờ thần ở Thanh Hóa nơi lưu giữ những giá trị về tư liệu lịch sử
8 trang 13 0 0 -
Linh vật Việt trong các đình được xếp hạng di tích quốc gia trên địa bàn thành phố Hà Nội
6 trang 10 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
8 trang 10 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu văn bia tỉnh Bắc Giang
28 trang 5 0 0