Danh mục

Leng keng chuông tàu điện

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 371.77 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải tài liệu: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từng có 4 tuyến đường tàu điện trong Hà Nội. Một đường bắt đầu từ chợ Mới Mơ qua các phố Bạch Mai, Hàng Bài (có thời kỳ phố này mang tên Đồng Khánh) qua ga chính là Bờ Hồ trên phố Đinh Tiên Hoàng, chỗ đài phun nước ngày nay, tên chính là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, khi dỡ bỏ đường tàu điện thì mới có đài phun nước. Đường tàu điện tiếp tục từ ga này qua Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường. Hàng Giấy, Chợ Đồng Xuân, Quán Thánh, Thuỵ Khuê và kết thúc ở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Leng keng chuông tàu điệnLeng keng chuông tàu điệnHồi ức của nhà văn Băng SơnTừng có 4 tuyến đường tàu điện trong Hà Nội. Một đườngbắt đầu từ chợ Mới Mơ qua các phố Bạch Mai, Hàng Bài (cóthời kỳ phố này mang tên Đồng Khánh) qua ga chính là BờHồ trên phố Đinh Tiên Hoàng, chỗ đài phun nước ngày nay,tên chính là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, khi dỡ bỏđường tàu điện thì mới có đài phun nước. Đường tàu điệntiếp tục từ ga này qua Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường.Hàng Giấy, Chợ Đồng Xuân, Quán Thánh, Thuỵ Khuê và kếtthúc ở chợ Bưởi, chỗ có gốc đa cổ thụ và cái giếng thơi cũngcổ. Đường tàu điện này dài hơn 10 cây số.Đường thứ hai bắt đầu từ ga chính Bờ Hồ qua Hàng Gai,Hàng Bông, Cửa Nam, Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), KimMã, đền Voi Phục (Thủ Lệ) và kết thúc chỗ đầu dốc gầnchiếc cầu của cửa Ô Tây Dương, tức Ô Cầu Giấy.Đường thứ ba chung với đường trên một đoạn, cũng bắt đầutừ ga Bờ Hồ qua Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Đẫy, đến đoạnVăn Miếu mới rẽ trái qua Hàng Bột, Nam Đồng và đi thẳngvào Hà Đông, dừng lại bến cuối cùng là Cầu Đơ bắc quasông Nhuệ, không đi vào đến thị xã.Đường thứ tư, cũng là đường có mặt sau cùng, là từ cửa bệnhviện Bạch Mai (còn có tên cũ là nhà thương Robin) quađường Kim Liên, Hàng Lọng, cửa ga Hàng Cỏ, Cửa Nam,đầu Hàng Bông, đến ngã ba Phùng Hưng thì rẽ theo đườngPhùng Hưng, song song với cây cầu cạn trên cao của xe lửa,rẽ lên Hàng Cót, qua Hàng Than và kết thúc ở Ô Yên Phụ,sau khi vượt qua Nhà máy nước Yên Phụ và bến Tân Ấp.Mỗi tuyến đường đều xấp xỉ 10 cây số. Trong nội thành,đường ray xe điện là riêng biệt, được đánh chìm xuống lòngđường, chỉ còn một cái gờ nhỏ tạo ra cái khe cho bánh xebám vào, thuận tiện cho các loại xe khác vì không bị vấp,nhưng cũng do đó mà từng làm nhiều người bị ngã, nhất làlúc có mưa, đường trơn, đi xe đạp chưa vững, bánh xe đạp lọtthỏm vừa khít vào cái khe đó. Các tuyến đường tàu điện khiđi ra đến ranh giới nội ô và ngoại ô thì để tiết kiệm, Công tyxe điện cho đặt nổi đường ray trên mặt đường chung, nógiống hệt đường ray tàu hoả, từ Ngã Tư Sở đến Hà Đông, từdốc Hàng Than đến Ô Yên Phụ, từ bến xe Kim Mã đến ÔCầu Giấy, từ Kim Liên qua Ô Đồng Lầm đến cổng bệnh việnBạch Mai, từ Thuỵ Khuê đến chợ Bưởi. Những quãng đườngnổi này cũng được chăm lo, nhưng nó là con đường lộ thiên,giống như đường xe lửa, nó luôn có cỏ mọc xen vào khe đácủ đậu. Nhiều khi người ta còn bắt gặp những vẹt cỏ màu đenđi sát hai bên đường ray, đó là dầu máy từ đầu tàu rỏ xuốngkéo đi thành vệt dài.Nhà tập kết, bến chính, nơi sửa chữa là nhà ga Thuỵ Khuêngoài cổng có đường ray để mọi tuyến đường đều có thể dẫnđoàn tàu về nhà máy và cần thì đi tuốt vào trong xưởng, cónhà vòm cao, con tàu đi vào đấy một cách thênh thang khiếnnhiều người thời đó nói vui là nhà của con tàu nên to thật(thời đó Hà Nội làm gì có nhà cao cửa rộng như bây giờ).Ngoài nhà máy này, Công ty xe điện còn có ga tạm thời, sửachữa nhỏ, cũng có mái nhà (không tường bao) ngay nơi CầuMới, trước cửa Nhà máy Trung quy mô, sau này là Nhà máycơ khí Hà Nội, đường tàu đi qua lòng mái nhà để sang phíabên kia, vào Hà Đông hoặc ra Hà Nội.Suốt mấy chục năm, tàu điện không có ghế ngồi cho ngườivát- man, tức người lái tàu. Ông ta phải đứng suốt chuyến đi,nghĩa là suốt ngày đêm, một tay điều khiển chiếc vô-lăng làvòng hãm phanh, tay kia cầm chiếc chìa khoá bằng đồng lắpvào cái đĩa đồng có chữ số cao ngang tầm bụng người để điềukhiển máy ngầm phía trong, nhanh hoặc chậm, đi hoặc dừng.Và khi ông ta dậm chân cho chiếc chuông nơi sàn tàu kêuleng keng là lúc một chân co một chân duỗi, chẳng khác concò đứng trên cánh đồng là mấy, mà tiếng chuông ấy đã âmvang trong hồn người Hà Nội suốt gần thế kỷ, kể cả nhữngngười đi xa, những nhạc sĩ và thi sĩ... Sau năm 1954, Công tyxe điện do Hà Nội tiếp quản mới lắp cái ghế riêng cho ngườilái tàu được ngồi.Tàu điện có toa đầu và toa đuôi. Toa đầu có cả hai cái máy ởhai đầu nên đoàn tàu không cần xoay để trở chiều. Khi đếnbến, muốn quay lại thì người lái tàu chỉ việc bảo anh soát vécầm lấy sợi dây chão to bằng cổ tay, đầu chão buộc vào cáicần câu trên nóc tàu, đu người lên rồi quay ngược cần câu1800, đầu tàu đi ngược lại một chút, nối với các toa, thế làđầu thành đuôi, đuôi thành đầu.Có một bài ca dao khuyết danh nói về tàu điện thuở đó:Thằng Tây ngồi nghĩ cũng tàiSinh ra đèn máy thắp hoài năm canhThằng Tây ngồi nghĩ cũng sànhSinh ra tàu điện chạy quanh phố phườngLa ga thì ở Thuỵ ChươngDây đồng cột sắt tìm đường kéo lênBồi bếp cho chí bồi bànChạy tiền kí cược đi làm sơ vơXưa nay có thế bao giờCó cái tàu điện đứng chờ ngã baĐàn ông cho chí đàn bàHễ tàu vừa đến lấy đà nhảy lênBa xu ghế gỗ rẻ tiềnToa sau thì để xếp riêng gánh gồngNăm xu ngồi ghế đệm bôngHỏi mình có sướng hay không hỡi mình.”Thuỵ Chương tức Nhà máy xe điện ở phố Thuỵ Khuê. Còn sơvơ là anh bán vé kiêm cầm cần vẹt, ...

Tài liệu được xem nhiều: