Danh mục

Lí Bí - Lý Nam Đế

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.53 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lý Nam Đế (503–548) là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử ViệtNam. Ông tên thật là Lý Bí , còn gọi là Lý Bôn[1], người làng Thái Bình, phủ Long Hưng[2], Việt Nam (khoảng Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, Hà Nội). [1] Tuy nhiên, theo nhận định gần đây, quê gốc của LýNamĐế thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày nay.[3] LýNamĐế có tài văn võ. Ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi được quân đô hộ, rồi xưng là Nam Đế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lí Bí - Lý Nam Đế Lí Bí - Lý Nam Đế Lý Nam Đế (503–548) là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhànước Vạn Xuân trong lịch sử ViệtNam. Ông tên thật là Lý Bí , còn gọi là Lý Bôn[1],người làng Thái Bình, phủ Long Hưng[2], Việt Nam (khoảng Thạch Thất và thị xãSơn Tây, Hà Nội). [1] Tuy nhiên, theo nhận định gần đây, quê gốc của LýNamĐếthuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày nay.[3] LýNamĐế có tài văn võ. Ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi đượcquân đô hộ, rồi xưng là Nam Đế (vua nước Nam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đôở Long Biên (chưa rõ ở đâu, có lẽ gần thành phố Bắc Ninh ngày nay). Quê hương Nhiều sách sử cho biết tổ tiên của LýNamĐế là người Trung Quốc, vào cuốithời Tây Hán thì tránh sang ở ViệtNam(lúc đó đang là thuộc địa của Trung Quốc) đểtrốn nạn binh đao. Qua 7 đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở ViệtNamđược hơn 5thế kỷ. Chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là Giao Châu thổ nhân.[4] Theo sách Văn minh Đại Việt của Nguyễn Duy Hinh căn cứ các thần phả thìLý Bí không phải là thế hệ thứ 7 mà là thế hệ thứ 11 của họ Lý từ khi sang ViệtNam.Khoảng cách 11 thế hệ trong 5 thế kỷ hợp lý hơn là 7 thế hệ trong 5 thế kỷ. Theo đó,đời thứ 7 là Lý Hàm lấy bà Ma thị là người Việt, sinh ra Lý Thanh. Lý Thanh phục vụdưới quyền thứ sử Giao châu là Đàn Hòa Chi nhà Lưu Tống thời Nam Bắc Triều(Trung Quốc). Lý Thanh sinh ra Lý Hoa, Lý Hoa sinh ra Lý Cạnh. Lý Cạnh sinh ra LýThiên Bảo và Lý Bí[5]. Nguồn tài liệu khác cho biết vợ Lý Cạnh là Phí thị, ngoài LýThiên Bảo và Lý Bí còn sinh ra Lý Xuân và Lý Hùng.[4] Về quê hương Lý Bí, các nguồn tài liệu ghi khác nhau. Đại Việt sử ký toàn thưvà Lịch triều hiến chương loại chí ghi ông là người Thái Bình, phủ Long Hưng. TheoKhâm định Việt sử thông giám cương mục: tên Thái Bình đặt từ thời Đường (618-907), còn Long Hưng đặt từ thời Trần (1225-1400), như vậy gọi Thái Bình và LongHưng là gọi theo tên sau này đặt. Các sử gia nhà Nguyễn xác định Long Hưng thuộcThái Bình và cho rằng quê Lý Bí thuộc Thái Bình. Việt Nam Sử Lược ghi rằng phủLong Hưng thuộc tỉnh Sơn Tây (cũ). Các nhà nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng: thờiBắc thuộc, tỉnh Thái Bình hiện nay vẫn là biển. Tên gọi Thái Bình thời Bắc thuộc nằmtrong khoảng vùng Sơn Tây[6]. Tại khu vực này có nhiều đền thờ Lý Bí và nhữngngười gắn bó với ông như Triệu Túc, Phạm Tu, Lý Phật Tử. Nhân kỷ niệm 1.470 năm (542 - 2012) ngày cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ,ngày 6/10 tại Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và UBND tỉnh Thái Nguyên tổchức Hội thảo khoa học Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vuaLý Nam Đế với sự tham dự của đông đảo các nhà sử học, nhà khoa học và nhân dânđịa phương (Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ,...). Dựa trên cơ sở tư liệu điền dã thựcđịa ở các vùng: xã Tiên Phong - huyện Phổ Yên và huyện Thái Thụy, kết hợp với thầntích, truyền thuyết… còn lưu giữ tại các xã Giang Xá, Lưu Xá (huyện Hoài Đức), 27tham luận tại hội thảo đưa ra kết luận vua Lý Nam Đế có quê gốc ở thôn Cỏ Pháp, xãTiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.[3][7][8] Về kinh đô của nước Vạn Xuân: LýNamĐế có tài văn võ. Ông đã lãnh đạonhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi được quân đô hộ, rồi xưng là Nam Đế (vua nướcNam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Về Thành long Biên: ThànhLong Biên toạ lạc tại xã Hoà Long huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã HoàLong. thành phố Bắc Ninh.( Sách Dư địa chí Bắc Ninh). Hiện nay tại xã Hoà Long,thành phố Bắc Ninh còn rất rõ dấu tích một dạng thành cổ. Thành cổ nằm sát đê sôngCầu, có dạng hình tròn, thành nội là một ốc đảo dạng hình tròn có diện tích khoảng50ha; hào nước bao quanh chỗ rộng nhất đến 147m, chỗ hẹp nhất cũng hơn 100m,chuvi ngoài của hào nước dài 3340m, ngoài hào nước có đường bao quanh dài 3865m.Tổng diện tích khu vực này là 112,5 ha. Tuổi trẻ Lý Bí sinh ngày 12 tháng 9 năm Quý Mùi (17-10-503). Từ nhỏ, Lý Bí đã tỏ ralà một cậu bé thông minh, sớm hiểu biết. Khi Lý Bí 5 tuổi thì cha mất; 7 tuổi thì mẹqua đời. Ông đến ở với chú ruột. Một hôm, có một vị Pháp tổ thiền sư đi ngang qua,trông thấy Lý Bí khôi ngô, tuấn tú liền xin Lý Bí đem về chùa nuôi dạy. Sau hơn 10năm rèn sách chuyên cần, Lý Bí trở thành người học rộng, hiểu sâu. Nhờ có tài văn võkiêm toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương. Lý Bí có tài, được Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ởĐức châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay).[4] Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu Tiêu Tư hà khắc tàn bạo nên mất lòng người.Do bất bình với các quan lại đô hộ tàn ác, Lý Bí bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mãchống lại chính quyền đô hộ. Đánh đuổi quân Lương và Lâm Ấp Khởi nghĩa đuổi Tiêu Tư Kháng chiến của ViệtNam Được nhiều người hưởng ứng, lực lượng của Lý Bí lớn mạnh. Tù trưởng ở ChuDiên (Hải Dương) là Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục phục tài đức của ôngnên đã đem quân nhập với đạo quân của ông. Tinh Thiều, một người giỏi từ chương,từng đến kinh đô nhà Lương xin được chọn làm quan, nhưng chỉ cho chức gác cổngthành, nên bỏ về Giao Châu theo Lý Bí. Ngoài ra trong lực lượng của Lý Bí còn cómột võ tướng là Phạm Tu đã ngoài 60 tuổi. Thần phả còn ghi nhận thêm các tướngtheo giúp Lý Bí là Trịnh Đô, Lý Công Tuấn.[9] Lý Bí liên kết với các châu lân cận cùng chống lại Tiêu Tư. Cuối năm 541, LýBí chính thức khởi binh chống nhà Lương, khí thế rất mạnh. Theo sách Lương thư củaTrung Quốc, Tiêu Tư liệu thế không chống nổi quân Lý Bí, phải sai người mang củacải đến đút lót cho Lý Bí để được tha chạy thoát về Quảng châu[10]. Quân của Lý Bíđánh chiếm lấy thành Long Biên. Tuy Tiêu Tư đã bỏ chạy nhưng Lý Bí mới kiểm soát được vùng Bắc Bộ ViệtNam hiện nay, các châu phía nam vẫn trong tay nhà Lương. Tháng 4 năm 542, LươngVũ Đế sai Thứ sử Việt châu là Trần Hầu, thứ sử La châu là Ninh Cự, thứ sử An ch ...

Tài liệu được xem nhiều: