Lí thuyết dạy học hiện đại và cách tiếp cận dạy học khám phá trong giáo dục
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 124.33 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết đề cập đến vấn đề tổng quan các lí thuyết hiện đại trong dạy học và việc tiếp cận dạy học khám phá như là phương pháp dạy học (PPDH) tích cực trong giáo dục hiện nay. Những lí thuyết, quan điểm và chiến lược dạy học được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, từ đó đi sâu phân tích các kĩ thuật dạy học khám phá, và khả năng áp dụng chúng trong dạy học các môn khoa học trong nhà trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lí thuyết dạy học hiện đại và cách tiếp cận dạy học khám phá trong giáo dục JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 77-87 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0132 LÍ THUYẾT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI VÀ CÁCH TIẾP CẬN DẠY HỌC KHÁM PHÁ TRONG GIÁO DỤC Phó Đức Hòa Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến vấn đề tổng quan các lí thuyết hiện đại trong dạy học và việc tiếp cận dạy học khám phá như là phương pháp dạy học (PPDH) tích cực trong giáo dục hiện nay. Những lí thuyết, quan điểm và chiến lược dạy học được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau; từ đó đi sâu phân tích các kĩ thuật dạy học khám phá, và khả năng áp dụng chúng trong dạy học các môn khoa học trong nhà trường. Tác giả bài viết này có mong muốn nhỏ, đó là hệ thống lại các lí thuyết dạy học, và việc định hướng chiến lược trong học tập Từ khóa: Lí thuyết dạy học; thuyết hành vi; thuyết nhận thức; thuyết kiến tạo; dạy học khám phá. 1. Mở đầu Dạy học là một hoạt động mang tính truyền thống, lâu đời và luôn được phát triển theo thời gian. Đây là hoạt động luôn gắn liền với sự tồn tại của con người. Chính hoạt động dạy học mang lại cho thế hệ mai sau những kinh nghiệm của xã hội loài người, được truyền thụ và lĩnh hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, bản thân hoạt động dạy học bao gồm hai mặt: hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Hai hoạt động này tồn tại đồng thời và song song với nhau. Theo quan niệm truyền thống này, hoạt động dạy học là sự tương tác giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học. Sự tương tác này mang tính một chiều, thể hiện quá trình đào tạo trẻ em thành người lớn thông qua những người lớn tuổi hơn, những người tích luỹ nhiều kinh nghiệm của xã hội. Hoạt động dạy học ở đây mang tính mệnh lệnh và uy quyền. Ý tưởng về dạy học truyền thống được cụ thể hoá trong nội dung và PPDH. Các nhà hoạch định chuyên môn nhận thức được nội dung nào là cơ bản, từ đó xác định những yêu cầu, các tiêu chuẩn, đề ra các tiêu chí, những kĩ năng bắt buộc người học phải đạt được. Sự lựa chọn nội dung dạy học hướng về tính toàn diện và cân đối, định hướng chuyên môn là chủ đạo và đào tạo theo hình thức niên chế là chủ yếu. Phương pháp là cách thức, con đường nhằm truyền tải nội dung dạy học. Các PPDH truyền thống, về cơ bản là truyền thụ và thông báo chiếm ưu thế, trong đó định hướng sẵn mục đích học tập và kiểm tra. Phương pháp dạy học truyền thống mang nặng về định hướng hiệu quả truyền đạt. Ngày nhận bài: 23/8/2016. Ngày nhận đăng: 22/9/2016. Liên hệ: Phó Đức Hòa, e-mail: phoduchoa40@yahoo.com. 77 Phó Đức Hòa Nguồn thông tin cung cấp chủ yếu từ người dạy và các tài liệu có sẵn. Ở đây, người học chiếm lĩnh kiến thức mang tính một chiều, bị động, hạn chế khả năng phát triển tư duy cũng như khả năng giao tiếp. Tuy nhiên, PPDH này cũng có ưu điểm nhất định. Đó là lượng thông tin truyền thụ đến người học được nhiều, mang tính hệ thống và chính xác. Vấn đề đặt ra là người học tiếp nhận lượng thông tin một cách rập khuôn, máy móc, mang nặng lỗi hệ thống: sự bắt chước, giáo điều, triệt tiêu tính mạo hiểm và sáng tạo. Người học chưa có kiến thức phải đến trường để tiếp nhận kiến thức, còn người dạy có kiến thức, có nhiệm vụ truyền thụ cho người học. Điều này đưa đến một loạt cách thức giảng dạy như nhau cho tất cả mọi người và một thời gian dài PPDH đồng nhất được áp dụng. Với quan điểm này, hoạt động dạy học trong nhà trường đề cao, thừa nhận sự quan trọng của nội dung; người học được nhìn nhận thu nhỏ trở thành một cái “thùng chứa”, mà cái “thùng chứa” này phải nhận nhiều nhất có thể được và người dạy có nhiệm vụ đổ đầy “thùng chứa”. Bản chất của hoạt động sư phạm này là người học học tập thụ động, còn người thầy mang đầy quyền uy. Trước thực tế đó, các nhà khoa học giáo dục trên thế giới đã nghiên cứu, giúp người học biết cách chủ động trong học tập, người dạy biết cách tác động phù hợp hơn với từng đối tượng. Nhà sư phạm nổi tiếng người Pháp Antoine de la Garandrie (1920) là một trong những người suy nghĩ theo hướng này và đưa ra phương pháp sư phạm “Dạy và học hợp quy luật hoạt động trí óc”. Theo ông, muốn xây dựng phương pháp cho một quá trình lao động nào đó thì cần phải hiểu được quy luật của đối tượng lao động để có thể tác động đến đối tượng một cách phù hợp nhất với những quy luật của đối tượng, nếu tác động không phù hợp có khi uổng công vô ích mà không có kết quả. Xã hội loài người ngày càng hoàn thiện, phát triển mang tính đa dạng và toàn cầu, song song tồn tại cùng sự bùng nổ của CNTT & TT. Xu hướng này làm thay đổi căn bản hoạt động dạy học trong các loại hình trường. Quan niệm hiện đại trong dạy học nhằm tạo ra các chương trình đào tạo phù hợp với chủ thể, hình thành các năng lực chuyên môn, năng lực xã hội và cá nhân, tạo ra những con người năng động, sáng tạo trong cuộc sống, luôn thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Hoạt động dạy học ngày nay chú trọn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lí thuyết dạy học hiện đại và cách tiếp cận dạy học khám phá trong giáo dục JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 77-87 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0132 LÍ THUYẾT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI VÀ CÁCH TIẾP CẬN DẠY HỌC KHÁM PHÁ TRONG GIÁO DỤC Phó Đức Hòa Phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến vấn đề tổng quan các lí thuyết hiện đại trong dạy học và việc tiếp cận dạy học khám phá như là phương pháp dạy học (PPDH) tích cực trong giáo dục hiện nay. Những lí thuyết, quan điểm và chiến lược dạy học được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau; từ đó đi sâu phân tích các kĩ thuật dạy học khám phá, và khả năng áp dụng chúng trong dạy học các môn khoa học trong nhà trường. Tác giả bài viết này có mong muốn nhỏ, đó là hệ thống lại các lí thuyết dạy học, và việc định hướng chiến lược trong học tập Từ khóa: Lí thuyết dạy học; thuyết hành vi; thuyết nhận thức; thuyết kiến tạo; dạy học khám phá. 1. Mở đầu Dạy học là một hoạt động mang tính truyền thống, lâu đời và luôn được phát triển theo thời gian. Đây là hoạt động luôn gắn liền với sự tồn tại của con người. Chính hoạt động dạy học mang lại cho thế hệ mai sau những kinh nghiệm của xã hội loài người, được truyền thụ và lĩnh hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, bản thân hoạt động dạy học bao gồm hai mặt: hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Hai hoạt động này tồn tại đồng thời và song song với nhau. Theo quan niệm truyền thống này, hoạt động dạy học là sự tương tác giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học. Sự tương tác này mang tính một chiều, thể hiện quá trình đào tạo trẻ em thành người lớn thông qua những người lớn tuổi hơn, những người tích luỹ nhiều kinh nghiệm của xã hội. Hoạt động dạy học ở đây mang tính mệnh lệnh và uy quyền. Ý tưởng về dạy học truyền thống được cụ thể hoá trong nội dung và PPDH. Các nhà hoạch định chuyên môn nhận thức được nội dung nào là cơ bản, từ đó xác định những yêu cầu, các tiêu chuẩn, đề ra các tiêu chí, những kĩ năng bắt buộc người học phải đạt được. Sự lựa chọn nội dung dạy học hướng về tính toàn diện và cân đối, định hướng chuyên môn là chủ đạo và đào tạo theo hình thức niên chế là chủ yếu. Phương pháp là cách thức, con đường nhằm truyền tải nội dung dạy học. Các PPDH truyền thống, về cơ bản là truyền thụ và thông báo chiếm ưu thế, trong đó định hướng sẵn mục đích học tập và kiểm tra. Phương pháp dạy học truyền thống mang nặng về định hướng hiệu quả truyền đạt. Ngày nhận bài: 23/8/2016. Ngày nhận đăng: 22/9/2016. Liên hệ: Phó Đức Hòa, e-mail: phoduchoa40@yahoo.com. 77 Phó Đức Hòa Nguồn thông tin cung cấp chủ yếu từ người dạy và các tài liệu có sẵn. Ở đây, người học chiếm lĩnh kiến thức mang tính một chiều, bị động, hạn chế khả năng phát triển tư duy cũng như khả năng giao tiếp. Tuy nhiên, PPDH này cũng có ưu điểm nhất định. Đó là lượng thông tin truyền thụ đến người học được nhiều, mang tính hệ thống và chính xác. Vấn đề đặt ra là người học tiếp nhận lượng thông tin một cách rập khuôn, máy móc, mang nặng lỗi hệ thống: sự bắt chước, giáo điều, triệt tiêu tính mạo hiểm và sáng tạo. Người học chưa có kiến thức phải đến trường để tiếp nhận kiến thức, còn người dạy có kiến thức, có nhiệm vụ truyền thụ cho người học. Điều này đưa đến một loạt cách thức giảng dạy như nhau cho tất cả mọi người và một thời gian dài PPDH đồng nhất được áp dụng. Với quan điểm này, hoạt động dạy học trong nhà trường đề cao, thừa nhận sự quan trọng của nội dung; người học được nhìn nhận thu nhỏ trở thành một cái “thùng chứa”, mà cái “thùng chứa” này phải nhận nhiều nhất có thể được và người dạy có nhiệm vụ đổ đầy “thùng chứa”. Bản chất của hoạt động sư phạm này là người học học tập thụ động, còn người thầy mang đầy quyền uy. Trước thực tế đó, các nhà khoa học giáo dục trên thế giới đã nghiên cứu, giúp người học biết cách chủ động trong học tập, người dạy biết cách tác động phù hợp hơn với từng đối tượng. Nhà sư phạm nổi tiếng người Pháp Antoine de la Garandrie (1920) là một trong những người suy nghĩ theo hướng này và đưa ra phương pháp sư phạm “Dạy và học hợp quy luật hoạt động trí óc”. Theo ông, muốn xây dựng phương pháp cho một quá trình lao động nào đó thì cần phải hiểu được quy luật của đối tượng lao động để có thể tác động đến đối tượng một cách phù hợp nhất với những quy luật của đối tượng, nếu tác động không phù hợp có khi uổng công vô ích mà không có kết quả. Xã hội loài người ngày càng hoàn thiện, phát triển mang tính đa dạng và toàn cầu, song song tồn tại cùng sự bùng nổ của CNTT & TT. Xu hướng này làm thay đổi căn bản hoạt động dạy học trong các loại hình trường. Quan niệm hiện đại trong dạy học nhằm tạo ra các chương trình đào tạo phù hợp với chủ thể, hình thành các năng lực chuyên môn, năng lực xã hội và cá nhân, tạo ra những con người năng động, sáng tạo trong cuộc sống, luôn thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Hoạt động dạy học ngày nay chú trọn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lí thuyết dạy học hiện đại Cách tiếp cận dạy học khám phá Thuyết hành vi Thuyết nhận thức Thuyết kiến tạoTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Các lí thuyết phát triển tâm lí người: Phần 1
229 trang 71 1 0 -
24 trang 29 0 0
-
Quan điểm dạy học: Truyền thống và kiến tạo
6 trang 25 0 0 -
8 trang 17 0 0
-
Bản ngã, tâm thức và xã hội: Phần 1
294 trang 16 0 0 -
8 trang 15 0 0
-
Thuyết kiến tạo - cơ sở lí luận của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam
8 trang 15 0 0 -
7 trang 15 0 0
-
Bài thuyết trình Thảo luận về thuyết hành vi
31 trang 14 0 0 -
Phương pháp giáo dục vì một thế giới mới: Phần 1
80 trang 14 0 0