Danh mục

Lịch sử châu Âu: Phần 2

Số trang: 831      Loại file: pdf      Dung lượng: 9.07 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp những nội dung phần 1, phần 2 của cuốn Lịch sử châu Âu cung cấp cho độc giả những kiến thức về: Renatio - Phục hưng và cải cách tôn giáo (khoảng 1450 - 1670), Lumen - Khai sáng và chuyên chế (khoảng 1650 - 1789), Revolutio - Một châu lục trong rối loạn (khoảng 1770 - 1815), Dynamo - Sức mạnh của thế giới (1815 - 1914), Tenebrae - Châu Âu trong tăm tối (1914 - 1945), Divisa et Indivisa - Châu Âu chia rẽ và hợp nhất (1945 - 1991).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử châu Âu: Phần 2 CHƯƠNG VII -------- RENATIO – PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH TÔN GIÁO (KHOẢNG 1450-1670)K hi nhìn vào thời Phục Hưng ta có một cảm nhận mạnh mẽ về tính không thực. Cái lối tư duy được cho là đã khẳng định sự phân biệtvăn minh Âu châu cận đại với thế giới Kitô giáo Trung cổ và với nhữngvăn minh không châu Âu khác như Hồi giáo, là một lối tư duy không cókhởi đầu rõ ràng và cũng chẳng có kết thúc. Trong một thời gian dài, lối tưduy đó chỉ được dành cho một số ít trí thức tinh hoa, và phải đua tranh vớinhững khuynh hướng tư duy đối nghịch, cũ và mới. Trong cái gọi là “Thờiđại của Phục Hưng và Cải Cách Tôn Giáo”, mà theo quy ước thì bắt đầuvào khoảng 1450, lối tư duy đó chỉ có thể được mô tả như là chỉ được sựquan tâm của một thiểu số. Có những lãnh vực rộng lớn của xã hội Âuchâu, những vùng rộng lớn của lãnh thổ châu Âu hoàn toàn không chút ảnhhưởng của nó. Bằng cách nào đó, nó đã được khôn khéo tính toán trước đểtrở thành đặc trưng đáng lưu ý nhất của thời đại và như vậy tách rời khỏiđời sống văn hóa, chính trị, xã hội bình thường. Đó là lối tư duy không cóđại diện và không có điển hình. Tựa như những nhân vật xinh đẹp trongtranh của Sandro Botticelli, được thể hiện khéo léo nhất trong Primavera(1478) hoặc trong Vệ Nữ Nổi Lên Từ Những Ngọn Sóng (khoảng 1485),chân của các nhân vật trong tranh không hề chạm đất. Nó trôi nổi bên trêncái thế giới mà từ đó nó đã trỗi lên - một trừu tượng kỳ quái, một tinh thầnmang sinh lực mới. Đứng trước vấn đề đó, nhiều sử gia của thời kỳ này đã từ bỏ nhữngbăn khoăn trước kia của họ. Đã không còn là lúc để viết quá nhiều vềnhững quan tâm của thiểu số đó. Tư tưởng nhân văn, thần học cải cách,khám phá khoa học, và thám hiểm hải ngoại, mở đường cho những nghiêncứu về các điều kiện vật chất, về những tiếp diễn của Trung cổ, và về niềmtin (hoặc không tin) của đại chúng, như là sự đối kháng với văn hóa caocấp. Các chuyên gia giờ đây thích tìm hiểu về pháp thuật, về lối sống ducư của các bộ lạc, về dịch bệnh, hoặc về sự tàn sát những người dân thuộcđịa. Điều đó có thể là một nhìn nhận rất thích hợp; nhưng thật là lạ lùng đểquên đi Nostradamus hoặc một Miller người xứ Friuli. Những ai muốn biếttại sao châu Âu trong thế kỷ 17 đã quá khác với châu Âu trong thể kỷ 15 thìkhông thể né tránh những đề tài có tính truyền thống. Bản đồ 16: Châu Âu, 1519 Mặc dầu vậy, độc giả thiếu cẩn trọng cũng cần được nhắc nhở. Thếgiới của Phục Hưng và Cải Cách Tôn Giáo cũng là thế giới của bói toán,của thuật chiêm tinh, của những phép lạ, của thuật gọi hồn, của yêu thuật,của sử dụng ma thuật để biết về tương lai, của những thuật trị bệnh dângian, của những hồn ma, bùa phép, và những chuyện thân tiên. Pháp thuậtvẫn tiếp tục tranh đua và tương tác với tôn giáo và khoa học. Thật vậy, sựthông trị của ma thuật trong giới bình dân vẫn giữ vững ảnh hưởng qua mộtthời kỳ chung sống với những ý tưởng mới và điều đó kéo dài qua hai thếkỷ hoặc hơn nữa.556 Điều đó cũng cho thấy rằng “Buổi Đầu Của Thời KỳCận Đại” có thể là không cận đại chút nào. Ngoài những hạt mầm mới mẻđã gieo, nó có nhiều điều giống với thời Trung Cổ trước nó hơn là với thờiKhai Sáng nối tiếp nó. Do vậy, thời Phục Hưng là điều không thể định nghĩa. Một sử gia HoaKỳ đã tham vấn, “Kể từ khi thời Phục Hưng đã được nghĩ ra cách naykhoảng sáu trăm năm, không hề có sự đồng ý chung về việc định nghĩa nólà cái gì”. Phục Hưng không phải là từ chỉ dùng để nói đến sự bắt đầu pháttriển mối quan tâm trong học thuật và nghệ thuật cổ điển, vì một sự pháttriển như thế đã hồi sinh kể từ thế kỷ 12. Cũng chẳng phải là cái từ dùng đểnói đến sự khước từ hoàn toàn những giá trị Trung Cổ hoặc đột ngột sựquay trở về với thế giới quan của Hy Lạp và La Mã. Lại càng không phảiliên quan đến sự từ bỏ một cách chủ ý niềm tin Kitô giáo. Cái từ renatiohay “phục sinh” là một từ Latin sao chép từ một từ thần học Hy Lạp làpalingenesis, được sử dụng để nói về sự hồi sinh tinh thần hay là “sống lạitừ cõi chết”. Cái cốt lõi của Phục Hưng không nằm trong bất kỳ một sự độtngột tái khám phá nào về văn minh cổ điển mà nằm trong việc sử dụng cáckiểu mẫu cổ điển nhằm trắc nghiệm tính đáng tin cậy nằm bên dưới sởthích và minh triết có tính qui ước. Quả không thể hiểu được nếu khôngtham khảo những vực sâu tai tiếng mà giáo hội Trung cổ - nguồn suốitrước tiên của mọi tính chất đáng tin cậy - đã rơi vào. Trong vấn đề đó thìPhục Hưng là một phần và một mảnh của cùng một chuyển động mà hệ quảlà những cải cách tôn giáo. Trong dài hạn thì đó là giai đoạn đầu của sự tiếnhóa đưa đến thời Khai Sáng sau khi đã ngang qua thời Cải Cách Tôn Giáovà Cách Mạng Khoa Học. Chính sức mạnh tinh thần đã làm vỡ cái khuôncủa văn minh Trung cổ, khởi động tiến trình dài của sự phân rã, một tiếntrình dần dần khai sinh ra “châu Âu cận đại”. (Baletto) Trong tiến trình đó, Kitô giáo k ...

Tài liệu được xem nhiều: