Danh mục

Lịch sử doanh nghiệp Việt Nam từ xưa đến nay (Tập 2): Phần 2

Số trang: 89      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.02 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ebook Doanh nghiệp Việt Nam xưa & nay: Phần 2 sẽ giải thích cho các câu hỏi như: Cho biết đôi nét về “Nhất Kinh Kỳ, nhì Phố Hiến”? Thương cảng Hội An đóng vai trò thương mại ở Đàng Trong như thế nào? Cho biết đôi nét về thương cảng đầu tiên của Nam bộ? Cho biết một vài doanh nhân tiêu biểu đầu thế kỷ XX tại Việt Nam?,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử doanh nghiệp Việt Nam từ xưa đến nay (Tập 2): Phần 2 Những điều kiện của một thương cảng hiện đại (đặc biệt làcảng biển) lại khiến ta nghĩ rằng Vân Đồn vĩnh viễn sẽ khôngđược chọn lại làm một thành phố cảng nữa”(1) Tất nhiên, vấn đề chưa dừng lại ở đây. Cho dù ngày naythương cảng cổ Vân Đồn đã “trơ gan cùng tuế nguyệt”, nhưngnó vẫn còn giấu biết bao điều bí ẩn và không ngừng tiếp tục thuhút sự quan tâm, tìm hiểu của các nhà nghiên cứu. Cho biết đôi nét về “Nhất Kinh Kỳ, nhì Phố Hiến”? Kinh kỳ là tên gọi của Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội. PhốHiến nay thuộc tỉnh Hưng Yên - một tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ,nằm bên tả ngạn sông Hồng, phía bắc giáp Bắc Ninh, phía đônggiáp Hải Dương, phía đông nam giáp Thái Bình, phía tây và tâybắc giáp Hà Tây và Hà Nội, phía nam và tây nam giáp Hà Nam.Năm 1968, Hưng Yên hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành HảiHưng; từ năm 1996 lại tách ra thành tỉnh riêng, có bảy đơn vịhành chính là thị xã Hưng Yên và các huyện Tiên Lữ, Kim Động,Phù Cừ, Ân Thi, Châu Giang, Mỹ Văn. Hưng Yên là hậu thân của Phố Hiến. Tại sao lại có tên PhốHiến? Nhà nghiên cứu Lê Văn Lan giải thích: “Những tên gọi khác của nơi này là: chợ Hiến (Hiến thị), dinhHiến (Hiến doanh) hoặc có khi còn ghép lại chợ dinh Hiến (Hiếndoanh thị). Dễ dàng nhận ra chúng đều có chung một từ gốc:Hiến. Chùa Thiên Ứng của Phố Hiến có một tấm bia lập năm(1) Đỗ Văn Ninh - sách đã dẫn - T.167.80 m DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Chợ Phố Hiến ngày nay.Vĩnh Tộ thứ bảy (1625) giải thích: “Đó là nơi đặt trị sở Hiến Namán sát của một thừa tuyên. Hiến Nam thị lại là một đô hội nhưTrường An (kinh đô) nhỏ của bốn phương. Thời gian trôi qua,Hiến Nam án sát đã dời đi...”. Như thế chữ Hiến ở đây là mộttên tắt, bắt nguồn từ tên gọi đầy đủ nơi này vào thời Lê là HiếnNam. Biên niên sử đời Lê cho biết: năm Hồng Đức thứ 2 (1471)đặt “Hiến sát sứ ty” gọi tắt Hiến ty - một cơ quan cấp thừa tuyên.Lỵ sở thừa tuyên Sơn Nam thời Lê đặt ở xã Nhân Dục phố Hiến.Dinh Hiến ty của thừa tuyên Sơn Nam xưa đặt ở gần nghĩa địa DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY m 81Bắc Hòa thuộc phố Hiến ngày nay. Chợ Hiến nằm ở phía namdinh Hiến ty, cách vài chục mét. Cái tên Hiến Nam hẳn vì thế màcó”(1). Nhà giáo, nhà nghiên cứu Đinh Xuân Vịnh cũng cho biết:“Sở dĩ gọi là Phố Hiến vì phố này ở gần lỵ sở Ty Hiến sát đờiLê”(2). Sau khi đọc những tài liệu trên, chúng tôi còn muốn tríchdẫn thêm một đoạn ngắn do Quốc sử quán triều Nguyễn biênsoạn để thấy sự lý giải trên là chính xác: “Cung cũ Hiến Nam xưanằm ở địa phận xã Nhân Dục, huyện Kim Động, là sở lỵ trấn SơnNam đời Lê, phàm những người nước ngoài đến buôn bán thì tụtập ở đây, gọi là Vạn Lai Triều, phong vật phồn thịnh, nhà ngóinhư bát úp. Đại đô hội Bắc kỳ chỉ có Thăng Long và đây mà thôi,cho nên mới có câu “nhất kinh kỳ, nhì Phố Hiến”. Nay thì khôngđược như trước nữa”(3). Thử hỏi, Hiến sát sứ ty giữ nhiệm vụ quan trọng như thế nào,mà người dân lấy tên của cơ quan ấy gọi chung cho cả một vùngđất rộng lớn? Trong Lịch triều hiến chương loại chí, nhà bác họcPhan Huy Chú cho biết đây là một trong ba cơ quan quản lý cấptrấn thời Lê, mãi đến năm 1473 triều đình mới định rõ chức vụcủa Hiến ty gồm 32 điều, đại khái là chịu trách nhiệm tâu bày,khảo sát năng lực làm việc của các quan trong trấn, kiểm tra cácvụ kiện tụng, tuần hành xem xét đời sống và sản xuất trong địaphận mình quản lý - từ đó báo cáo, đề xuất về triều đình. Khichọn người giữ chức vụ này, dù chức phó cũng phải người đã(1) Đô thị cổ Việt Nam - nhiều tác giả, Viện Sử học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội XBnăm 1989, tr.195- 196.(2) Sổ tay địa danh Việt Nam - NXB Lao Động - 1996 - tr. 407.(3) Đại Nam nhất thống chí - bản dịch Viện Sử học - NXB Thuận Hóa - 1992. tr.301.82 m DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY Giáo sĩ phương Tây đi truyền đạo Thiên Chúa tại Bắc kỳ (thế kỷ XIX).đậu tiến sĩ “biết kỷ cương phép nước, quen việc, không sợ cườnghào”, bởi đây là “chức uy nghiêm ở một địa phương cho nên xemlà quan trọng”. Hiểu được điều này, ta thấy cách giải thích về tên gọi của PhốHiến như trên là hợp lý. Rõ ràng, nó là tên gọi tắt của một cơquan quyền lực. Cuối thế kỷ XVI, qua thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, PhốHiến đã trở thành một thương cảng sầm uất của Đàng Ngoài,sánh ngang với thương cảng Hội An ở Đàng Trong. Sở dĩ nhưthế vì Phố Hiến nằm ở tả ngạn sông Hồng, chỉ cách kinh thànhThăng Long khoảng 60km về phía Nam, thuận lợi cho việc giaothương của các doanh nhân từ xa đến và chúa Trịnh còn chophép họ được cư trú tại đây. Bên cạnh đó, chính vì làm tốt “côngtác cán bộ” nên Phố Hiến có thuận lợi hơn nữa trong việc phát DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XƯA VÀ NAY m 83 Bản đồ Phố Hiến do Bull de Geoge Hist và Dascript vẽ (thế kỷ XVII).triển. Ta không thể không nhắc đến vai trò của quan trấn thủ cócông mở mang Phố Hiến - Tước quận công ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: