Danh mục

Lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng địa - chính trị trong quan hệ quốc tế

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 866.57 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng địa - chính trị trong quan hệ quốc tế" mang tính giới thiệu thuật ngữ "Địa - chính trị" cũng như bước đầu tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng địa - chính trị trong quan hệ quốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng địa - chính trị trong quan hệ quốc tế LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG ĐỊA – CHÍNH TRỊ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ Lê Thị Bích Ngọc 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Quá trình hình thành quốc gia và dân tộc hiện đại thường đi kèm với việc xác định lãnh thổ,tương quan với điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa hình và tài nguyên. Những yếu tố này đóng vaitrò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của một quốc gia, bao gồm cả mặt kinh tế, chính trị, vănhóa và xã hội. Sự xuất hiện của các khái niệm như Địa - kinh tế, Địa - chính trị, Địa - văn hóađã thúc đẩy nhu cầu nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý và các khía cạnh khác củacuộc sống xã hội. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường như hiệnnay, khái niệm Địa - chính trị ngày càng trở nên quan trọng trong quan hệ quốc tế, thay thế chokhái niệm chính trị truyền thống. Theo đó, địa - chính trị với tư cách là một ngành khoa học, tiếpcận và giải thích quan hệ quốc tế dựa trên yếu tố địa lý, từ đó hiểu rõ hơn về phân bố quyền lực chínhtrị và ảnh hưởng của nó. Bài viết mang tính giới thiệu thuật ngữ Địa - chính trị cũng như bước đầutìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng địa - chính trị trong quan hệ quốc. Từ khoá: Địa – chính trị, phân bố quyền lực chính trị, quan hệ quốc tế1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một cách khái quát, địa lý và chính trị là hai yếu tố có mối liên hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau.Trên thực tế, các tính toán lợi ích chiến lược của các quốc gia đều liên quan đến sự sắp xếp về mặtđịa lý như ranh giới, khí hậu, dân số, địa hình hay tài nguyên thiên nhiên. Địa – chính trị với tư cách là một môn khoa học khảo sát mối quan hệ biện chứng giữa các yếutố địa lý và chính trị. Mục đích của nó, trước hết nhằm luận giải các quan hệ quốc tế dựa trên các yếutố địa lý, tức là nghiên cứu các thực thể, quá trình, xu hướng cũng như sự phân bố quyền lực chínhtrị trên phạm vi địa lý và trong thời điểm lịch sử cụ thể. Trong khoảng thời gian 25 năm đầu thế kỷXX có một sự bùng nổ về số lượng các nhà địa lý ở Châu Âu. Khát vọng chinh phục thế giới, đượckhuấy động bởi những cải thiện trên lĩnh vực giao thông, đã đặt ra nhu cầu phải tăng cường sức mạnhmọi mặt đất nước, chẳng hạn theo Zbigniew Brzezinski (1968, tr.43) cho rằng “biết được vị trí địa lýcủa một quốc gia là biết được chính sách đối ngoại của quốc gia đó” hay “vị trí địa lý vẫn là điểmxuất phát để xác định những ưu tiên đối ngoại của các quốc gia dân tộc, và tầm vóc lãnh thổ củaquốc gia cũng vẫn là một trong những tiêu chuẩn chính của vị thế và sức mạnh”. Ngoài ra, địa-chínhtrị cũng liên quan đến việc nghiên cứu về sự tương tác giữa các quốc gia và các khu vực, cũng nhưvề cách mà các yếu tố địa lý có thể dẫn đến sự cạnh tranh hoặc hợp tác giữa các quốc gia. Địa-chínhtrị thường được áp dụng trong việc phân tích các vấn đề như biên giới quốc gia, quyền lực vùng lãnhthổ, an ninh quốc gia, và các mối quan hệ quốc tế. Bài viết này tập trung làm rõ những nội dung sau: (i) Nhận thức khái niệm “Địa – chính trị”;(ii) Phân tích quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng “Địa – chính trị” qua các giai đoạn; (iii)Nhận thức mới về “Địa-chính trị” trong giai đoạn hiện nay theo quan điểm cá nhân của tác giả.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết là sự kết hợp của một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp lịch sử: phân tích lịch sử phát triển của tư tưởng địa - chính trị trong quan hệ quốctế từ nguồn gốc cho đến hiện đại. Điều này bao gồm việc nghiên cứu về sự tiến triển của các ý tưởngvà khái niệm địa - chính trị, từ sự hình thành ban đầu đến sự phát triển và thay đổi trong suốt lịch sử. 5 Phương pháp phân tích tài liệu: nghiên cứu tài liệu từ đó tiến hành phân tích các luận điểm,định hướng về tư tưởng địa - chính trị và vai trò của nó trong quan hệ quốc tế. Phương pháp tổng hợp, so sánh: nghiên cứu so sánh giữa các tư tưởng và trường phái tư tưởngđịa - chính trị khác nhau. Phân tích sự khác biệt và tương đồng trong các quan điểm và phương pháptiếp cận.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khái niệm Địa – chính trị Xét về mặt khoa học, khái niệm địa – chính trị (Geopolitic) được xem là một thuật ngữ ẩn dụcho một không gian địa lý được chính trị hóa cụ thể bởi chủ thể có mục đích hành động. Thuật ngữnày lần đầu tiên được sử dụng năm 1899 bởi học giả người Thụy Điển John Rudolf Kjellen trong tácphẩm “Nhà nước như một cơ thể sống” (The State as a Living Form) sau khi được gợi mở ý tưởngtừ nhà địa lý người Đức Friedrich Ratzel (trong tác phẩm Political Geography (Địa lý – chính trị )xuất bản năm 1897). Theo đó, Kjellén cho rằng một quốc gia muốn trở nên hùng mạnh thì cần phảicó sự “cố kết nội tại”, có “ý chí tâm lý dân tộc” và mong muốn mở rộng “không gian sinh tồn” (TrầnKhánh, 2019). Vào thời kì thực dân Châu Âu phát triển mạnh mẽ, thuật ngữ của ông được lưu thôngtrôi chảy không chỉ trong giới học thuật mà còn hoà nhập trong tư duy toan tính chính trị của các nhàcầm quyền. Ở Mỹ và Đức người ta cũng nhận thấy địa chính trị hay địa lý chính trị được sử dụng vào việcđề ra chiến lược quốc gia. Ở Mỹ, Bowman với tác phẩm “Thế giới mới, những vấn đề trong địa lýchính trị” đã đề cao vai trò toàn cầu ngày càng tăng của nước Mỹ khi tham gia vào Hội nghị hòa bìnhnăm 1919. Trong khi đó nhà lịch sử hải quân người Mỹ Alfred Thayer Mahan (1840–1914) trong tácphẩm “Ảnh hưởng của sức mạnh biển đối với lịch sử 1660-1783)” (The Influence of Sea Power uponHistory, 1660-1783) nhấn mạnh vai trò của yếu tố biển trong việc nâng cao sức mạnh và vị thế củaquốc gia. Trong tác phẩm này, Mahan đã hệ thống hoá các thành tố cấu thành sức mạnh biển của mộtquốc gia, gồm 6 thành tố như vị trí địa lý, cấu tạo địa hì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: