Danh mục

Tìm hiểu về chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam: Phần 2

Số trang: 81      Loại file: pdf      Dung lượng: 888.10 KB      Lượt xem: 82      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (81 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 của cuốn "Chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam (Sách tham khảo)" tiếp tục trình bày những nội dung về: kiến nghị, đề xuất chính sách về an ninh mạng cho Việt Nam; thực trạng an ninh mạng tại Việt Nam; bảo đảm an ninh mạng và bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc trên không gian mạng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu về chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế hiện nay và đối sách của Việt Nam: Phần 2 Chương 3 KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH VỀ AN NINH MẠNG CHO VIỆT NAM 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận (i) Vấn đề an ninh mạng trong một số lý thuyết quan hệ quốc tế Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, vấn đề an ninh mạng hiện không chỉ dừng lại ở khía cạnh bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, mà đã trở thành vấn đề an ninh quốc gia, và do đó trở thành vấn đề trong quan hệ giữa các nước, là lĩnh vực vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Theo Thuyết hiện thực, mục tiêu của các quốc gia là tìm cách nâng cao quyền lực nhằm tự bảo đảm an ninh và sự tồn tại của mình trong hệ thống thông qua việc cố gắng giành được càng nhiều nguồn lực càng tốt. Điều này dẫn tới việc các quốc gia luôn ở trong thế cạnh tranh và đối đầu lẫn nhau (trong nhiều trường hợp còn xảy chiến tranh, xung đột vũ trang) nhằm theo đuổi lợi ích quốc gia dưới dạng Chương 3: Kiến nghị, đề xuất chính sách... 141 quyền lực, khiến các quốc gia không thể duy trì việc hợp tác một cách lâu dài. Theo cách hiểu này, trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là giữa các nước lớn, mặt cạnh tranh trong lĩnh vực an ninh mạng sẽ mang tính bản chất và nổi trội. Việc hợp tác sẽ chủ yếu mang tính tạm thời và chiến thuật như trong trường hợp quan hệ Mỹ - Trung Quốc, với việc hai nước tuy đã thiết lập cơ chế hợp tác nhằm kiểm soát bất đồng nhưng các kết quả đạt được mới chủ yếu dừng lại ở việc giảm số vụ gián điệp kinh tế, ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ trong khi hoạt động gián điệp nhằm vào các mục tiêu của chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục. Cùng với đó, các nước sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển, nâng cao năng lực công nghệ thông tin nhằm giành ưu thế hơn về công nghệ trong việc vừa bảo đảm an ninh mạng quốc gia, vừa có khả năng tấn công đối phương trên không gian mạng. Chủ nghĩa hiện thực cũng góp phần giải thích nguyên nhân khiến việc hợp tác đa phương đến nay, đặc biệt là trong việc xây dựng khung pháp lý, tập quán, diễn ra chậm và không mấy tiến triển. Trong khi đó, chủ nghĩa tự do cho rằng, các quốc gia thay vì cạnh tranh có thể hợp tác với nhau để cùng đạt được lợi ích chung, đặc biệt là thông qua các thể chế quốc tế. Dưới góc nhìn này, các quốc gia, trong đó có các nước lớn hoàn toàn có thể tiến hành hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng vì lợi ích chung; các thể chế quốc tế và khu vực sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác, đặc biệt trong việc xây dựng hệ thống pháp luật và quy chuẩn 142 Chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế... quốc tế. Trên thực tế, các nước đều nhận thấy nhu cầu hợp tác và đã triển khai hợp tác với các quốc gia, đối tác bên ngoài, tuy nhiên mức độ và kết quả hợp tác còn khác nhau. Đáng chú ý là việc hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài như cạnh tranh địa - chính trị, sự nghi kỵ, sự khác biệt về trình độ khoa học - công nghệ. Thuyết kiến tạo cho rằng, mỗi quốc gia có một bản sắc quốc gia, hay cách quốc gia đó nhận thức về bản thân mình, và bản sắc quốc gia này giúp định hình các mục tiêu mà quốc gia đó theo đuổi, như an ninh, chính sách đối ngoại hay phát triển triển kinh tế. Tuy nhiên cách thức mà các quốc gia hiện thực hóa các mục tiêu này như thế nào lại phụ thuộc vào bản sắc xã hội, hay là cách các quốc gia nhận thức về bản thân mình trong mối quan hệ với các quốc gia khác. Các quốc gia sẽ xác định lợi ích quốc gia mình dựa trên cơ sở những bản sắc này. Do vậy, trong lĩnh vực an ninh mạng, việc các quốc gia cạnh tranh và hợp tác với nhau như thế nào phụ thuộc rất lớn vào việc từng quốc gia nhận thức như thế nào về vấn đề an ninh mạng, các mối đe dọa an ninh mạng cũng như môi trường, đối tác quốc tế bên ngoài. Cách tiếp cận này có thể góp phần lý giải việc các quốc gia đều có nhu cầu hợp tác trong lĩnh vực bảo đảm an ninh mạng, tuy nhiên mức độ hợp tác lại tùy thuộc vào việc các quốc gia đó nhận thức về mức độ nguy hại của các nguy cơ không gian mạng đối với an ninh quốc gia đến đâu, cũng như đối tác Chương 3: Kiến nghị, đề xuất chính sách... 143 hợp tác hay đối tượng cạnh tranh là ai. Theo đó, các nước nhỏ, có trình độ công nghệ thấp, không có quan hệ thù địch sẽ có xu hướng dễ hợp tác với nhau. (ii) Quan điểm của Việt Nam về vấn đề an ninh mạng Công nghệ thông tin xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm, là một ngành tổng thể bao gồm nhiều nhánh nhỏ như mạng lưới bưu chính viễn thông, truyền thông đa phương tiện, Internet,... Cho đến nay, có thể khẳng định rằng ở Việt Nam đã xây dựng được một cơ cấu hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, đầy đủ. Dấu mốc đáng nhớ trong sự phát triển ngành công nghệ thông tin là năm 1997 với việc tham gia kết nối vào mạng toàn cầu và tính cho tới thời điểm này, Việt Nam đã trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới. Vấn đề an ninh mạng trong các văn bản chính thức, như các nghị quyết của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,... thường được gắn liền với khái niệm công nghệ thông tin. Khái niệm này được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 04/8/1993 về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90 của Chính phủ, theo đó công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. 144 Chính sách an ninh mạng trong quan hệ quốc tế... Ngày 17/10/2000, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệ ...

Tài liệu được xem nhiều: