Lịch sử khẩn hoang miền nam -II
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 210.03 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lịch sử khẩn hoang miền nam -II( Những năm thái bình đời Gia LongGia Long xưng Hoàng đế ở Huế, vùng Gia Định dứt nạn binh đao trong khoảng thời gian ngắn, nhưng là khá dài so với thời chúa Nguyễn và các trào vua kế tiếp. Từ Bình Thuận trở vào, về mặt hành chánh đặt ra Gia Định thành với quan Tổng trấn cầm đầu, nắm khá nhiều quyền hạn, lãnh coi các việc binh dân, xâu thuế và hình phạt của năm trấn : Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Lại coi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử khẩn hoang miền nam -II Lịch sử khẩn hoang miền nam -II(tiếp Theo)Những năm thái bình đời Gia LongGia Long xưng Hoàng đế ở Huế, vùng Gia Định dứt nạn binh đao trong khoảng thời gianngắn, nhưng là khá dài so với thời chúa Nguyễn và các trào vua kế tiếp. Từ Bình Thuậntrở vào, về mặt hành chánh đặt ra Gia Định thành với quan Tổng trấn cầm đầu, nắm khánhiều quyền hạn, lãnh coi các việc binh dân, xâu thuế và hình phạt của năm trấn : PhiênAn, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Lại coi luôn trấn Bình Thuận vềmặt quân sự. Dân số lần hồi đông đúc, các tổng trước kia đa số đều thăng làm huyện,huyện thăng làm phủ.Việc phồn thịnh của thương cảng Sài Gòn và lỵ sở của các trấn được ghi khá đầy đủ quaGia Định thành Thông chí do Trịnh Hoài Đức, người đương thời biên soạn. Đường giaothông vận tải nắm ưu thế vẫn là đường thủy. Du khách Hoa Kỳ là John White năm 1819có đến Sài Gòn, ghi lại trong quyển sổ tay như sau :- Thành lũy Sài Gòn xây bằng đá ong, kế bên một cơ thủy trại, gần đó là xóm nhà của dâncư gồm những lều lụp xụp, thấp hẹp. Xóm buôn bán ở về hướng Đông. Khi đức Gia Longdẹp yên giặc Tây Sơn thì dân chúng tụ về thành rất đông. Họ sửa sang nhà cửa lại mới,một phần lớn các gia đình này dồn về hướng Tây của thành lũy nhà vua”. ... “Thời buổiấy, dọc theo hai bên bờ sông và bờ kinh rạch có vài chỗ đã được cẩn đá hay xây gạch kỹcàng, chạy nối dài non ngàn thước tây. Về công lộ, có đường đã lót đá nguyên miếng lớndễ coi, nhưng phần nhiều vẫn quanh co uốn khúc và không được săn sóc tu bổ nên khôngđược sạch”.Về nhân số thì thành Sài Gòn phỏng độ lối :- 180 000 dân bổn thổ- 10 000 người Trung quốc.Năm 1822 “lại có một thú y sĩ qů danh là ông Finlayson tháp tùng phái đoàn Crawfurdcũng có đến viếng Sài Gòn. Finlayson viết : Sài Gòn gồm hai thành phố, mỗi cái đều rộnglớn bằng kinh đô nước Xiêm La, ấy là :- Sài Gòn.- Pingeh.Nên hiểu Pingeh là Bến Nghé (Sài Gòn ngày nay), còn Sài Gòn là Chợ Lớn ngày nay.Mức sản xuất lúa gạo lúc bấy giờ gia tăng như thế nào ?Chúng ta không có con số cụ thể. Chỉ biết là năm 1804, vua Gia Long sai các quan địaphương trữ lúa thuế vào kho cho nhiều. Kho Đồn Điền của Gia Định thành dựng năm1805 gồm hai dãy kho ngói, mỗi dãy gồm sáu gian, trữ số lúa đồn điền để làm số lưu trữ,còn dư thì trữ theo kho ở các trấn.Năm 1804, nước Lữ Tống (Phi Luật Tân) đói, xin đong gạo Gia Định, vua cho đong500000 cân gạo, năm 1817 vùng Long Hồ, Sa Đéc đủ sức bán cho Cao Miên, nhân nạnđói đến 10000 hộc lúa. Năm 1816, có lịnh cấm thuyền buôn không được chở lúa gạo ranước ngoài. Đường thủy cũng được tu chỉnh lại, nhằm chuyên chở lúa gạo từ sông CửuLong lên Sài Gòn : năm 1819, sửa lại cho rộng và cho sâu con kinh nối liền từ Vũng Gù(Tân An) đến rạch Mỹ Tho mà Nguyễn Cửu Vân đã cho đào từ năm 1705, dùng non10000 dân phu trong trấn Định Tường. Đào xong, vua đặt tên là Bảo Định Hà.Cũng năm 1819, sai Huỳnh Công Lý đốc xuất dân phu đào con kinh nối liền từ cầu BàThuông (Thị Thông) đến kinh Ruột Ngựa (kinh Ruột Ngựa đào từ năm 1772), vua đặt tênlà An Thông Hà vừa rộng, vừa sâu, hai bên bờ để đất trống, đưa sản phẩm từ Tiền gianglên Sài Gòn “dòng sông sâu rộng, ghe thuyền đậu dài 10 dặm, theo hai con nước lên,nước ròng, thuyền bè qua lại chèo chống ca hát, ngày đêm tấp nập, làm chỗ đô hội lưuthông khắp ngả, thật là tiện lợi”.Hương binh được bãi cho về cày ruộng (1810). Lúc chiến tranh, nhiều cường hào lợidụng thời cơ, chiếm đất của dân nên vua định lệ quân cấp công điền công thổ (1804), vàcông điền công thổ không được bán vì bất cứ lý do gì. Ai làm ruộng ẩn lậu, không khaibáo để đóng thuế thì có thể mất đất, đất giao cho người tố giác.Vấn đề cho vay được đặt ra, trên nguyên tắc một vốn một lời (tức bất quá bổn), ngườicho vay trái phép và con nợ lường gạt đều có tội. Từ năm 1806, khi mất mùa vì thiên tai,hạn hán, lụt lội thì có lệ là chủ ruộng phải khai báo trước khi gặt để được miễn thuế. Khaibáo gian hoặc quan lại mà giấu không chịu khai báo thì tội đồng nhau. Khi thâu thuế cóngười đáng tin cậy ngồi coi, đề phòng nạn người coi kho làm khó dân, chê lúa xấu tốt,đong ít đong nhiều để ăn hối lộ.Trịnh Hoài Đức ghi chép rằng người địa phương ít dùng những địa danh về hành chánh.Họ dùng tên của “những lỵ sở hoặc chỗ nhóm họp đông lớn, hoặc chỗ địa đầu” mà gọiđại khái, tổng quát.Trong dân gian gọi trấn Biên Hòa là Đồng Nai Bà Rịa, trấn Phiên An là Bến Nghé SàiGòn, trấn Định Tường là Vĩnh Gù Mỹ Tho, trấn Vĩnh Thanh là Long Hồ Sa Đéc, trấn HàTiên là Cà Mau Rạch Giá.Trong một trấn tại sao chỉ chọn lựa hai vị trí, và tại sao lựa vị trí này mà không lựa vị tríkhác ? Dân gian nói thành thói quen ắt có lý do riêng. Theo chúng tôi nghĩ đó là họ muốnxác nhận nơi làm ăn sung túc, “làm ăn“ có nghĩa là mua bán, cày cấy.Sài Gòn là thành phố của người Trung Hoa dựng lên lúc ban đầu, nặng về bán sỉ, trongkhi thành phố Bến Nghé do người Việt xây dựng về sau, nặng về bán lẻ và là khu hànhchính. Vũng Gù tức là ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử khẩn hoang miền nam -II Lịch sử khẩn hoang miền nam -II(tiếp Theo)Những năm thái bình đời Gia LongGia Long xưng Hoàng đế ở Huế, vùng Gia Định dứt nạn binh đao trong khoảng thời gianngắn, nhưng là khá dài so với thời chúa Nguyễn và các trào vua kế tiếp. Từ Bình Thuậntrở vào, về mặt hành chánh đặt ra Gia Định thành với quan Tổng trấn cầm đầu, nắm khánhiều quyền hạn, lãnh coi các việc binh dân, xâu thuế và hình phạt của năm trấn : PhiênAn, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên. Lại coi luôn trấn Bình Thuận vềmặt quân sự. Dân số lần hồi đông đúc, các tổng trước kia đa số đều thăng làm huyện,huyện thăng làm phủ.Việc phồn thịnh của thương cảng Sài Gòn và lỵ sở của các trấn được ghi khá đầy đủ quaGia Định thành Thông chí do Trịnh Hoài Đức, người đương thời biên soạn. Đường giaothông vận tải nắm ưu thế vẫn là đường thủy. Du khách Hoa Kỳ là John White năm 1819có đến Sài Gòn, ghi lại trong quyển sổ tay như sau :- Thành lũy Sài Gòn xây bằng đá ong, kế bên một cơ thủy trại, gần đó là xóm nhà của dâncư gồm những lều lụp xụp, thấp hẹp. Xóm buôn bán ở về hướng Đông. Khi đức Gia Longdẹp yên giặc Tây Sơn thì dân chúng tụ về thành rất đông. Họ sửa sang nhà cửa lại mới,một phần lớn các gia đình này dồn về hướng Tây của thành lũy nhà vua”. ... “Thời buổiấy, dọc theo hai bên bờ sông và bờ kinh rạch có vài chỗ đã được cẩn đá hay xây gạch kỹcàng, chạy nối dài non ngàn thước tây. Về công lộ, có đường đã lót đá nguyên miếng lớndễ coi, nhưng phần nhiều vẫn quanh co uốn khúc và không được săn sóc tu bổ nên khôngđược sạch”.Về nhân số thì thành Sài Gòn phỏng độ lối :- 180 000 dân bổn thổ- 10 000 người Trung quốc.Năm 1822 “lại có một thú y sĩ qů danh là ông Finlayson tháp tùng phái đoàn Crawfurdcũng có đến viếng Sài Gòn. Finlayson viết : Sài Gòn gồm hai thành phố, mỗi cái đều rộnglớn bằng kinh đô nước Xiêm La, ấy là :- Sài Gòn.- Pingeh.Nên hiểu Pingeh là Bến Nghé (Sài Gòn ngày nay), còn Sài Gòn là Chợ Lớn ngày nay.Mức sản xuất lúa gạo lúc bấy giờ gia tăng như thế nào ?Chúng ta không có con số cụ thể. Chỉ biết là năm 1804, vua Gia Long sai các quan địaphương trữ lúa thuế vào kho cho nhiều. Kho Đồn Điền của Gia Định thành dựng năm1805 gồm hai dãy kho ngói, mỗi dãy gồm sáu gian, trữ số lúa đồn điền để làm số lưu trữ,còn dư thì trữ theo kho ở các trấn.Năm 1804, nước Lữ Tống (Phi Luật Tân) đói, xin đong gạo Gia Định, vua cho đong500000 cân gạo, năm 1817 vùng Long Hồ, Sa Đéc đủ sức bán cho Cao Miên, nhân nạnđói đến 10000 hộc lúa. Năm 1816, có lịnh cấm thuyền buôn không được chở lúa gạo ranước ngoài. Đường thủy cũng được tu chỉnh lại, nhằm chuyên chở lúa gạo từ sông CửuLong lên Sài Gòn : năm 1819, sửa lại cho rộng và cho sâu con kinh nối liền từ Vũng Gù(Tân An) đến rạch Mỹ Tho mà Nguyễn Cửu Vân đã cho đào từ năm 1705, dùng non10000 dân phu trong trấn Định Tường. Đào xong, vua đặt tên là Bảo Định Hà.Cũng năm 1819, sai Huỳnh Công Lý đốc xuất dân phu đào con kinh nối liền từ cầu BàThuông (Thị Thông) đến kinh Ruột Ngựa (kinh Ruột Ngựa đào từ năm 1772), vua đặt tênlà An Thông Hà vừa rộng, vừa sâu, hai bên bờ để đất trống, đưa sản phẩm từ Tiền gianglên Sài Gòn “dòng sông sâu rộng, ghe thuyền đậu dài 10 dặm, theo hai con nước lên,nước ròng, thuyền bè qua lại chèo chống ca hát, ngày đêm tấp nập, làm chỗ đô hội lưuthông khắp ngả, thật là tiện lợi”.Hương binh được bãi cho về cày ruộng (1810). Lúc chiến tranh, nhiều cường hào lợidụng thời cơ, chiếm đất của dân nên vua định lệ quân cấp công điền công thổ (1804), vàcông điền công thổ không được bán vì bất cứ lý do gì. Ai làm ruộng ẩn lậu, không khaibáo để đóng thuế thì có thể mất đất, đất giao cho người tố giác.Vấn đề cho vay được đặt ra, trên nguyên tắc một vốn một lời (tức bất quá bổn), ngườicho vay trái phép và con nợ lường gạt đều có tội. Từ năm 1806, khi mất mùa vì thiên tai,hạn hán, lụt lội thì có lệ là chủ ruộng phải khai báo trước khi gặt để được miễn thuế. Khaibáo gian hoặc quan lại mà giấu không chịu khai báo thì tội đồng nhau. Khi thâu thuế cóngười đáng tin cậy ngồi coi, đề phòng nạn người coi kho làm khó dân, chê lúa xấu tốt,đong ít đong nhiều để ăn hối lộ.Trịnh Hoài Đức ghi chép rằng người địa phương ít dùng những địa danh về hành chánh.Họ dùng tên của “những lỵ sở hoặc chỗ nhóm họp đông lớn, hoặc chỗ địa đầu” mà gọiđại khái, tổng quát.Trong dân gian gọi trấn Biên Hòa là Đồng Nai Bà Rịa, trấn Phiên An là Bến Nghé SàiGòn, trấn Định Tường là Vĩnh Gù Mỹ Tho, trấn Vĩnh Thanh là Long Hồ Sa Đéc, trấn HàTiên là Cà Mau Rạch Giá.Trong một trấn tại sao chỉ chọn lựa hai vị trí, và tại sao lựa vị trí này mà không lựa vị tríkhác ? Dân gian nói thành thói quen ắt có lý do riêng. Theo chúng tôi nghĩ đó là họ muốnxác nhận nơi làm ăn sung túc, “làm ăn“ có nghĩa là mua bán, cày cấy.Sài Gòn là thành phố của người Trung Hoa dựng lên lúc ban đầu, nặng về bán sỉ, trongkhi thành phố Bến Nghé do người Việt xây dựng về sau, nặng về bán lẻ và là khu hànhchính. Vũng Gù tức là ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 254 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 250 0 0 -
4 trang 207 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 206 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 122 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 114 0 0 -
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 103 0 0 -
4 trang 77 0 0
-
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 65 0 0 -
Đề tài: Xây dựng dự án khả thi hệ thống quản lý thư viện ĐHQG HN
20 trang 60 0 0