Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá 3
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 128.28 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chỉnh đốn tỉnh lỵ Rạch Giá và các vùng phụ cận Chợ Rạch Giá là cơ sở tốt với giồng cao ráo sát bờ biển, lại còn nhiều giồng đất phì nhiêu vùng phụ cận. Quy chế khẩn đất đặt ra rành mạch, các tỉnh miền Tiền giang không còn đất tốt vô chủ khiến nhiều người đổ xô về Rạch Giá là nơi dễ làm ăn, đặc biệt là dân từ Long Xuyên đến. Tháng 10/1895, chủ tỉnh báo cáo về Thống đốc Nam kỳ với ý kiến của Hội đồng địa hạt đưa nhiều đề nghị :...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá 3 Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá 3Chỉnh đốn tỉnh lỵ Rạch Giá và các vùng phụ cậnChợ Rạch Giá là cơ sở tốt với giồng cao ráo sát bờ biển, lại còn nhiều giồng đấtphì nhiêu vùng phụ cận. Quy chế khẩn đất đặt ra rành mạch, các tỉnh miền Tiềngiang không còn đất tốt vô chủ khiến nhiều người đổ xô về Rạch Giá là nơi dễ làmăn, đặc biệt là dân từ Long Xuyên đến. Tháng 10/1895, chủ tỉnh báo cáo về Thốngđốc Nam kỳ với ý kiến của Hội đồng địa hạt đưa nhiều đề nghị :— Từ vài năm qua dân số gia tăng gấp đôi.— Diện tích canh tác tăng hơn 10 lần.— Đề nghị vét kinh Rạch Giá, Long Xuyên (Thoại Hà) để tàu Lục tỉnh từ Sài Gònđến chợ Rạch Giá ít nhứt là 3 lần trong mỗi tuần như các tỉnh khác. Bấy lâu, RạchGiá và Hà Tiên không có chuyến nào trong tuần (tức là khoảng 10 ngày mới cómột chuyến).— Bảo vệ bờ biển Rạch Giá đừng cho lở, bằng cách cẩn đá mà chận sóng biển.Đồng thời, xây một con đê bằng đá chạy ra ngoài biển để vào mùa hạn tàu bè cóthể cất hàng hóa (nhưng không thực hiện được).Bấy lâu đường giao thông từ Rạch Giá lên Sài Gòn khó khăn vì kinh Thoại Hà quácạn, nhứt là vào mùa hạn. Hành khách từ Sài Gòn đến Rạch Giá dùng xe lửa SàiGòn, Mỹ Tho, rồi đi tàu Lục tỉnh từ Mỹ Tho đến Long Xuyên. Từ Long Xuyên,dùng ghe mà chèo chống qua Rạch Giá.Để thiết kế tỉnh lỵ, năm 1896, 4 xã Vĩnh Lạc, Vĩnh Hòa (Huề), Vân Tập, ThanhLương nhập lại gọi là làng Vĩnh Thanh Vân. Đến năm 1908 mới đặt tên đường sálại chợ và năm 1910, đưa dự án dùng đèn thắp bằng “ga” ở đường phố.Tàu buồm Hải Nam ra vào cửa Rạch Giá tấp nập. Vào tháng gió chướng (gió mùatừ Đông Bắc), nhiều khi 20 chiếc cặp bến một lượt. Ty Thương chánh hoạt độngvới quyền hạn không phân định rõ rệt vì cho rằng chỉ chịu sự chỉ huy từ Sài Gònmà thôi, không can hệ gì đến nhà cầm quyền ở tỉnh. Năm 1887, viên chức Thươngchánh xét bắt Hoa kiều ở chợ, tha hồ làm tiền vì quả thật các tàu buôn Hải Namvào bến chở theo á phiện lậu thuế để bán lén theo hệ thống ri êng cho các tỉnh miềnTây là nơi tập trung người Huê kiều khá giả. Người Huê kiều thì ăn chịu với viênchức địa phương. Ngoài ra, viên chức Thương chánh (bấy giờ gọi là Công—xi) lạicòn bắt buộc người làm nước mắm ở hòn Sơn Rái, thuộc tỉnh Rạch Giá phải đóngthuế nhập cảng, lấy cớ trong n ước có mắm muối, xem mấy người làm nước mắmnhư đã chở muối lậu thuế. Mấy bang Huê kiều yêu cầu đừng đánh thuế quá nặngnhững hàng hóa chở từ bên Xiêm vào chợ Rạch Giá, nhưng không được chấpthuận. Bấy giờ, tàu Hải Nam chở vào nhiều nhứt là vải, từ Xiêm hoặc từ Tân GiaBa, đặc biệt có loại vải thông dụng (gọi là vải Xiêm, vải tám Hạ, tức là từ Hạ Châuđem đến). Mặc nhiên, hàng hóa xuất xứ từ Anh quốc lại cạnh tranh với hàng hóaPháp ! Mấy viên cai tổng đồng thanh phản đối việc tra xét của mấy ông tây“Công—xi”, khi đồng bào đến chợ theo đường biển phải đi ngang qua Thươngcảng. Năm 1886, hải quân Pháp ra tận hònCổ Tron (Poulo Dama) để thám hiểmnhưng ngoài ấy chẳng có nguồn lợi gì về kinh tế.Việc bán gạo từ hải cảng Rạch Giá đã có từ đời Mạc Cửu do người Huê kiều đảmtrách độc quyền. Dịch vụ xay lúa tổ chức theo kỹ thuật cổ truyền, d ùng loại cối to,mỗi cối có bốn người cầm giàng xay, hai người sàng, một người quạt, một ngườigiần tấm.Năm 1884, chợ có 6 trại xay lúa, sử dụng gần 40 cối to. Khi tàu Hải Nam gần đếnđể ăn gạo, trại hoạt động suốt ngày đêm, dùng toàn sức người. Dọc theo bờ rạchgần mé biển, người Huê kiều cất khi dự trữ hàng hóa. Tàu Hải Nam đến mua nhiềunhứt là gạo, chiếu, tiền kẽm, nước mắm, cá khô, mắm ruốc cà ròn (bao bằngvàng), mật, sáp. Họ chở đến tô chén, bài tứ sắc, vải bô, giấy tiền vàng bạc, mền,thuốc Bắc, pháo, nhang, trái cây khô.Lần hồi, thương cảng bớt hoạt động. Gạo xay máy từ Sài Gòn chở qua HươngCảng bằng tàu máy ít tốn sở phí hơn là gạo xay bằng sức người, chở bằng ghebuồm ở Rạch Giá.Về đường sá trong tỉnh, mãi đến năm 1907 chỉ thấy vài khúc lộ dở dang. Theosáng kiến của tham biện, con lộ từ chợ Rạch Giá đến Hòn Đất thành hình, bắt dânlàm xâu, đường trải đá ong Biên Hòa và trải đất hầm (đất ruộng đốt cho chín rồiđập ra từng cục nhỏ). Dụng ý của bọn Pháp ở địa ph ương là đắp đường theo mébiển ăn tới Hòn Đất nơi chúng chọn làm căn cứ nghỉ mát ; từ trên Hòn nhìn ra vịnhXiêm La, khung cảnh khá thơ mộng. Điều bất lợi là con lộ này chạy ngang vùngcòn rừng tràm, người Miên sống rải rác. Trong tương lai, nhà nước hy vọng là nốilên Hòn Chông thuộc Hà Tiên. Nhưng công tác này trở thành tốn kém vô ích, khíhậu Hòn Đất không tốt cho lắm, đất hai bên lộ quá xấu, mở đường mà chẳng íchlợi gì cho việc canh tác ! Bọn Pháp ở địa phương cố duy trì kế hoạch, lấy lý do làđể tới lui giữ an ninh đồng thời làm bờ đê chận nước biển. Lộ bị dẹp bỏ vì rốt cuộcai cũng nhìn nhận là lãng phí (lộ hãy còn di tích sát theo bờ biển, song song vớicon lộ Rạch Giá, Hà Tiên đắp xa biển hơn lúc sau này).Con lộ thứ nhì là n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá 3 Lịch sử Khẩn hoang Vùng Rạch Giá 3Chỉnh đốn tỉnh lỵ Rạch Giá và các vùng phụ cậnChợ Rạch Giá là cơ sở tốt với giồng cao ráo sát bờ biển, lại còn nhiều giồng đấtphì nhiêu vùng phụ cận. Quy chế khẩn đất đặt ra rành mạch, các tỉnh miền Tiềngiang không còn đất tốt vô chủ khiến nhiều người đổ xô về Rạch Giá là nơi dễ làmăn, đặc biệt là dân từ Long Xuyên đến. Tháng 10/1895, chủ tỉnh báo cáo về Thốngđốc Nam kỳ với ý kiến của Hội đồng địa hạt đưa nhiều đề nghị :— Từ vài năm qua dân số gia tăng gấp đôi.— Diện tích canh tác tăng hơn 10 lần.— Đề nghị vét kinh Rạch Giá, Long Xuyên (Thoại Hà) để tàu Lục tỉnh từ Sài Gònđến chợ Rạch Giá ít nhứt là 3 lần trong mỗi tuần như các tỉnh khác. Bấy lâu, RạchGiá và Hà Tiên không có chuyến nào trong tuần (tức là khoảng 10 ngày mới cómột chuyến).— Bảo vệ bờ biển Rạch Giá đừng cho lở, bằng cách cẩn đá mà chận sóng biển.Đồng thời, xây một con đê bằng đá chạy ra ngoài biển để vào mùa hạn tàu bè cóthể cất hàng hóa (nhưng không thực hiện được).Bấy lâu đường giao thông từ Rạch Giá lên Sài Gòn khó khăn vì kinh Thoại Hà quácạn, nhứt là vào mùa hạn. Hành khách từ Sài Gòn đến Rạch Giá dùng xe lửa SàiGòn, Mỹ Tho, rồi đi tàu Lục tỉnh từ Mỹ Tho đến Long Xuyên. Từ Long Xuyên,dùng ghe mà chèo chống qua Rạch Giá.Để thiết kế tỉnh lỵ, năm 1896, 4 xã Vĩnh Lạc, Vĩnh Hòa (Huề), Vân Tập, ThanhLương nhập lại gọi là làng Vĩnh Thanh Vân. Đến năm 1908 mới đặt tên đường sálại chợ và năm 1910, đưa dự án dùng đèn thắp bằng “ga” ở đường phố.Tàu buồm Hải Nam ra vào cửa Rạch Giá tấp nập. Vào tháng gió chướng (gió mùatừ Đông Bắc), nhiều khi 20 chiếc cặp bến một lượt. Ty Thương chánh hoạt độngvới quyền hạn không phân định rõ rệt vì cho rằng chỉ chịu sự chỉ huy từ Sài Gònmà thôi, không can hệ gì đến nhà cầm quyền ở tỉnh. Năm 1887, viên chức Thươngchánh xét bắt Hoa kiều ở chợ, tha hồ làm tiền vì quả thật các tàu buôn Hải Namvào bến chở theo á phiện lậu thuế để bán lén theo hệ thống ri êng cho các tỉnh miềnTây là nơi tập trung người Huê kiều khá giả. Người Huê kiều thì ăn chịu với viênchức địa phương. Ngoài ra, viên chức Thương chánh (bấy giờ gọi là Công—xi) lạicòn bắt buộc người làm nước mắm ở hòn Sơn Rái, thuộc tỉnh Rạch Giá phải đóngthuế nhập cảng, lấy cớ trong n ước có mắm muối, xem mấy người làm nước mắmnhư đã chở muối lậu thuế. Mấy bang Huê kiều yêu cầu đừng đánh thuế quá nặngnhững hàng hóa chở từ bên Xiêm vào chợ Rạch Giá, nhưng không được chấpthuận. Bấy giờ, tàu Hải Nam chở vào nhiều nhứt là vải, từ Xiêm hoặc từ Tân GiaBa, đặc biệt có loại vải thông dụng (gọi là vải Xiêm, vải tám Hạ, tức là từ Hạ Châuđem đến). Mặc nhiên, hàng hóa xuất xứ từ Anh quốc lại cạnh tranh với hàng hóaPháp ! Mấy viên cai tổng đồng thanh phản đối việc tra xét của mấy ông tây“Công—xi”, khi đồng bào đến chợ theo đường biển phải đi ngang qua Thươngcảng. Năm 1886, hải quân Pháp ra tận hònCổ Tron (Poulo Dama) để thám hiểmnhưng ngoài ấy chẳng có nguồn lợi gì về kinh tế.Việc bán gạo từ hải cảng Rạch Giá đã có từ đời Mạc Cửu do người Huê kiều đảmtrách độc quyền. Dịch vụ xay lúa tổ chức theo kỹ thuật cổ truyền, d ùng loại cối to,mỗi cối có bốn người cầm giàng xay, hai người sàng, một người quạt, một ngườigiần tấm.Năm 1884, chợ có 6 trại xay lúa, sử dụng gần 40 cối to. Khi tàu Hải Nam gần đếnđể ăn gạo, trại hoạt động suốt ngày đêm, dùng toàn sức người. Dọc theo bờ rạchgần mé biển, người Huê kiều cất khi dự trữ hàng hóa. Tàu Hải Nam đến mua nhiềunhứt là gạo, chiếu, tiền kẽm, nước mắm, cá khô, mắm ruốc cà ròn (bao bằngvàng), mật, sáp. Họ chở đến tô chén, bài tứ sắc, vải bô, giấy tiền vàng bạc, mền,thuốc Bắc, pháo, nhang, trái cây khô.Lần hồi, thương cảng bớt hoạt động. Gạo xay máy từ Sài Gòn chở qua HươngCảng bằng tàu máy ít tốn sở phí hơn là gạo xay bằng sức người, chở bằng ghebuồm ở Rạch Giá.Về đường sá trong tỉnh, mãi đến năm 1907 chỉ thấy vài khúc lộ dở dang. Theosáng kiến của tham biện, con lộ từ chợ Rạch Giá đến Hòn Đất thành hình, bắt dânlàm xâu, đường trải đá ong Biên Hòa và trải đất hầm (đất ruộng đốt cho chín rồiđập ra từng cục nhỏ). Dụng ý của bọn Pháp ở địa ph ương là đắp đường theo mébiển ăn tới Hòn Đất nơi chúng chọn làm căn cứ nghỉ mát ; từ trên Hòn nhìn ra vịnhXiêm La, khung cảnh khá thơ mộng. Điều bất lợi là con lộ này chạy ngang vùngcòn rừng tràm, người Miên sống rải rác. Trong tương lai, nhà nước hy vọng là nốilên Hòn Chông thuộc Hà Tiên. Nhưng công tác này trở thành tốn kém vô ích, khíhậu Hòn Đất không tốt cho lắm, đất hai bên lộ quá xấu, mở đường mà chẳng íchlợi gì cho việc canh tác ! Bọn Pháp ở địa phương cố duy trì kế hoạch, lấy lý do làđể tới lui giữ an ninh đồng thời làm bờ đê chận nước biển. Lộ bị dẹp bỏ vì rốt cuộcai cũng nhìn nhận là lãng phí (lộ hãy còn di tích sát theo bờ biển, song song vớicon lộ Rạch Giá, Hà Tiên đắp xa biển hơn lúc sau này).Con lộ thứ nhì là n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử văn hóa việt nam tài liệu lịch sử hành trình khai hoang Việt Nam tài liệu về hành trình khai hoang Việt Nam lịch sử Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 98 1 0 -
69 trang 85 0 0
-
82 trang 78 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 56 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0