Danh mục

Lịch sử nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ khuyết tật trí tuệ trên thế giới và Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.32 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các nghiên cứu về tiến trình phát triển của HVTƯ đã mở rộng tầm hiểu biết của chúng ta về bản chất của các lĩnh vực HVTƯ trong mối liên quan với sự phát triển của con người. Những nghiên cứu như vậy đã giúp chúng ta xác định yêu cầu đặc thù của quá trình đánh giá, đánh giá chức năng và phát triển chương trình giáo dục ở những độ tuổi và mức KTTT khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ khuyết tật trí tuệ trên thế giới và Việt Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science., 2010, Vol. 55, N◦ . 5, pp. 105-111 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU HÀNH VI THÍCH ỨNG CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Trần Thị Lệ Thu Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu hành vi thích ứng (HVTƯ) trong lĩnh vực khuyết tật trí tuệ (KTTT) có lịch sử rất dài và phức tạp, liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, triết học và y học. Hiệp hội Khuyết tật trí tuệ và phát triển của Mỹ (trước đây là American Association on Mental Deficiency (AAMD) - Hiệp hội Thiếu hụt Trí tuệ Hoa Kỳ, tiếp đó là Hiệp hội Chậm phát triển trí tuệ Hoa Kỳ - the American Association on Mental Retardation (AAMR, nay là Hiệp hội Khuyết tật trí tuệ và phát triển Hoa Kỳ - the American Association on Intellectual and Developmental Disabilities (AAIDD) là nơi đầu tiên đưa HVTƯ vào khái niệm KTTT (năm 1959). Năm 1961 Heber đã đưa ra khái niệm KTTT bao gồm cả yếu tố HVTƯ: “KTTT là hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình kết hợp với khiếm khuyết về HVTƯ và bắt đầu biểu hiện trong quá trình phát triển” [6]. Việc nhấn mạnh cả trí tuệ và HVTƯ trong khái niệm KTTT là một thay đổi rất có ý nghĩa trong những công trình nghiên cứu về KTTT. Nó làm thay đổi hẳn cách nhìn về KTTT của những thập kỉ trước năm 1960, đó là quan niệm chỉ dựa vào trí tuệ để nghiên cứu về KTTT. Với quan niệm mới này thì một đứa trẻ có trí tuệ thấp nhưng lại hoạt động hiệu quả trong xã hội sẽ không bị coi là KTTT. Xoay quanh thuật ngữ HVTƯ và lịch sử nghiên cứu về HVTƯ trong lĩnh vực KTTT còn có rất nhiều quan niệm và giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau. Bài viết này đề cập tới một số giai đoạn phát triển chính của HVTƯ trong lĩnh vực KTTT trên thế giới và ở Việt nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Lịch sử nghiên cứu hành vi thích ứng của trẻ khuyết tật trí tuệ trên thế giới 2.1.1. Thời kì trước những năm 60 của thế kỉ XX Ngay từ năm 1905, hai tác giả người Pháp là Alfred Binet và Theodore Simon đã công bố trắc nghiệm trí tuệ để phân biệt trẻ bình thường học kém và trẻ học 105 Trần Thị Lệ Thu kém do KTTT. Ngay sau đó, nhà tâm lí học Mỹ Lewis Terman (1877- 1956), giáo sư trường Đại học Stanford (Mỹ) đã cải tiến trắc nghiệm Binet- Simon để dùng cho trẻ em Mỹ, và nó được gọi là trắc nghiệm Stanford - Binet. Trắc nghiệm Stanford - Binet là kiểu mẫu để phát triển nhiều trắc nghiệm trí tuệ sau này [3]. Cùng với sự xuất hiện của các trắc nghiệm trí tuệ, trong thời gian này bắt đầu có nhiều nhà khoa học đã quá tin tưởng vào điểm số trí tuệ và hiểu sai về bản chất của trí tuệ. Thực trạng này đã củng cố cho quan điểm coi KTTT là không thể cải thiện được, đồng thời biện hộ cho cách chăm sóc người KTTT theo kiểu giam giữ và quản thúc trong suốt nửa đầu thế kỉ XX. Việc chẩn đoán trí tuệ dựa vào điểm số của một thành phần, gọi là trí tuệ đơn nhất/nguyên khối (monolithic intelligence) cho thấy rõ quan niệm chưa đúng về trí tuệ. Trong thời gian này, cũng có một số ít quan niệm cho rằng trí tuệ bao gồm nhiều yếu tố, như trong các tiểu test của trắc nghiệm trí tuệ David Wechsler, song những yếu tố đa chiều lại không bộc lộ trong điểm số trí tuệ tổng hợp. Trên thực tế, trắc nghiệm trí tuệ chỉ đơn thuần dùng để phân loại các cá nhân là loại KTTT nhẹ, trung bình, hay nặng. Việc hiểu sai về bản chất của trí tuệ đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới quan điểm về KTTT, gây trở ngại nghiêm trọng tới sự thay đổi cần thiết đối với các phương pháp và cách thức cải thiện tình trạng KTTT. Việc coi HVTƯ là một trong những thành phần của hệ thống phân loại KTTT đã giúp AAIDD có một định hướng đúng trong việc mở rộng phạm vi nghiên cứu về KTTT. Tháng 9 năm 1964, AAIDD cùng với bệnh viện và trung tâm đào tạo mục sư đã nhận được khoản tài trợ của Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia để chứng minh chức năng của HVTƯ đối với các vấn đề tâm thần, cũng như việc thiết lập cách phân loại KTTT mới. Kết quả là năm 1968 dự án này (của các tác giả: Nihira, Foster, Shellhaas và Lambert) đã xây dựng được các bảng kiểm tra HVTƯ cho trẻ em và người lớn. Đây chính là nguồn gốc thang đo HVTƯ của AAIDD năm 1993. Cách tiếp cận HVTƯ là cơ sở khuyến khích các nhà chuyên môn đánh giá cá nhân không chỉ để phân loại hay đặt tên mà là để điều trị, để tìm cách cải thiện tình trạng KTTT. 2.1.2. Những năm 60 của thế kỉ XX Những năm 60 là thời kì có nhiều tác động quan trọng về mặt xã hội nhằm thúc đẩy việc quay trở lại cách tiếp cận có HVTƯ trong vấn đề KTTT hay không? Đây cũng là thập kỉ mà việc điều trị và cải thiện tình trạng KTTT cho các cá nhân khuyết tật được nhiều quốc gia quan tâm. Năm 1961 nhà xuất bản Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Xô Viết đã xuất bản cuốn Một số ngu ...

Tài liệu được xem nhiều: