Danh mục

Lịch sử ngoại giao Việt Nam các thời trước

Số trang: 196      Loại file: doc      Dung lượng: 796.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 26,000 VND Tải xuống file đầy đủ (196 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn tham khảo tài liệu với kết cấu nội dung trình bày 10 chương cơ bản như sau: Ba nghìn năm từ đối ngoại hòa bình tới đối ngoại chống xâm lược, ngoại giao củng cố độc lập, ngoại giao trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc thời Trần, ngoại giao thời Trần, thời Hồ, hậu Trần, ngoại giao thời Lê - Nguyễn Trãi chống quân Minh đô hộ, ngoại giao thời Lê, ngoại giao thời Mạc, ngoại giao thời Lê - Trịnh Nguyễn, ngoại giao thời Quang Trung Nguyễn Huệ, ngoại giao thời nguyễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử ngoại giao Việt Nam các thời trướcTên sách: Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trướcTác giả: Nguyễn Lương BíchNhà xuất bản: Quân đội nhân dânNăm xuất bản: 1996 LỜI GIỚI THIỆUHoạt động ngoại giao là một bộ phận quan trọng của đấu tranh dựng nước, giữ nướclâu dài và anh dũng của dân tộc Việt Nam. Tìm hiểu hoạt động đó trong sự phát triểnphong phú qua các thời kì lịch sử để rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết có thểvận dụng kết quả cho hiện tại đó là một việc làm vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ýnghĩa thực tiễn. Tiếc rằng cho tới nay vẫn chưa có một công trình giới thiệu một cáchcó hệ thống và tương đối toàn diện họat động ngoại giao Việt Nam trong tiến trìnhlịch sử, kể cả một giáo trình về lịch sử ngoại giao nước ta để giảng dạy cho sinh viênở Học viện Quan hệ quốc tế cũng mớỉ bắt đầu được xây dựng.Với “Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước”, nhà sử học Nguyễn LươngBích đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân ta muốn tìm hiểu lịch sử dântộc nói chung, lịch sử ngoại giao của dân tộc nói riêng.Trên cơ sở khai thác nhiều nguồn tư liệu gốc về lịch sử cổ - trung đại Việt Nam vàTrung Quốc, nhà sử học Nguyễn Lương Bích vốn là chuyên gia có nhiều công trìnhnghiên cứu giá trị về thời kì lịch sử này, đã giới thiệu khá cụ thể hoạt động ngoại giaocủa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, từ những ngày đầu các vua Hùng lập quốc đếnkhi thực dân Pháp phát động chiến tranh xâm lược và hoàn thành đánh chiếm Việt Namvào cuối thê kỉ XIX.Thông qua các câu chuyện kể sinh động về những con người và những việc làm cụthể, người đọc ngày nay có điều kiện và cơ hội nhận rõ tâm lực, tài trí, bản lĩnh rấtđáng tự hào của cha ông xưa. Cũng qua đó nhận thức sâu sắc hơn về truyền thống tốtđẹp của ngoại giao Việt Nam, một truyền thống được định hình ngay từ buổi đầudựng nước, ngày càng củng cố và phát triển, để đến khi bắt gặp ánh sáng của cách 1mạng thì càng có điều kiện phát huy tất cả sức mạnh và hiệu qủa. Cơ sở vững bềncủa truyền thống ngoại giao Việt Nam là tình yêu đất nước, ý chí độc lập, tinh thầndân chủ, nguyện vọng hòa bình và hữu nghị, những giá trị tinh thần vĩnh hằng mà dântộc ta luôn luôn gắn bó và phát huy.Công trình “Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước được nhà sử họcNguyễn Lương Bích hoàn thành từ lâu, sau đó ông bị bệnh nặng rồi từ trần nên khôngcó điều kiện gia công sửa chữa thêm trước khi cho ra mắt bạn đọc. Đến nay, côngtrình được xuất bản, nếu như bạn đọc thấy còn một số hạn chế nào đó về nội dungvà hình thức, rồi góp ý xây dựng để nhà xuất bản có điều kiện biên tập tốt hơn cholần tái bản, chắc hẳn rằng tác giả ở dưới suối vàng cũng ngậm cười hoan hỉ. Ngày 25 tháng 5 năm 1996 ĐINH XUÂN LÂM (Giáo sư sử học) Chương một BA NGHÌN NĂM TỪ ĐỐI NGOẠI HÒA BÌNH TỚI ĐỐI NGOẠI CHỐNG XÂM LƯỢC I. TỪ TRUYỀN THỐNG HÒA BÌNH HỮU NGHỊ VỚI CÁC DÂN TỘC ĐẾN LIÊN MINH ĐỐI NGOẠI CHỐNG NGOẠI XÂMDân tộc Việt Nam ở Đông Nam Á dựng nước sớm, từ hàng nghìn năm trước Côngnguyên, nhưng đời sống của dân tộc và hoạt động của Nhà nước ta như thế nào từthuở xa xưa ấy, ngày nay chúng ta không được rõ lắm. Vì nước ta đã có những thời kỳbị giặc ngoài xâm lược liên tục hàng nghìn năm. Không mấy thế kỷ là không có ngoạixâm. Chiến tranh liên miên, sử sách, dấu tích, kỷ vật gần như không còn. Nghiên cứuđời sống của Tổ tiên ta trước Công nguyên và những thế kỷ đầu Công nguyên là cựckhó. Tìm hiểu lịch sử ngoại giao của Tổ tiên ta ở những thời kỳ đó lại càng khó. 2Nhưng qua truyền thuyết và những tư liệu thành văn của nước ngoài, chúng ta cũngbiết được đôi điều về hoạt động đối ngoại của Tổ tiên ta thời Hùng Vương và thờiAn Dương Vương.Vào thời kỳ đó người Hán cũng thành lập Nhà nước Trung Quốc đầu tiên ở vùng SơnTây, Cam Túc miền Bắc Á. Hai nước xa nhau hàng vạn dặm, cách nhau bởi nhiều lãnhthổ, nhiều địa bàn cư trú của nhiều tộc người khác nhau. Vậy mà người Việt Namthời bấy giờ đã có những tiếp xúc ngoại giao đầu tiên với người Trung Quốc nơi xaxôi đó.Sử sách Trung Quốc ghi nhận: năm Mậu Thân (tức năm thứ 5 đời vua Đương Nghiêuở Trung Quốc) theo dương lịch là năm 2353 trước Công nguyên, một sứ bộ ngoại giaođầu tiên của vua Hùng nước ta đã chủ động tới thăm Trung Quốc. Theo sử TrungQuốc thì sứ bộ của ta đã qua hai lần thông dịch mới tới được Trung Quốc. Điều đócho thấy sứ bộ ta đã tiếp xúc ngoại giao với nhiều dân tộc khác trên con đường tớiTrung Quốc. Trong điều kiện đường đất xa xôi, cách trở như vậy, m ...

Tài liệu được xem nhiều: