Danh mục

Vua Chiêm Thành là người Việt 4

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.94 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vua Chiêm Thành là người Việt 4Năm 990, niên hiệu Hưng Thống thứ 2, vua Lê Đại Hành sai quân sang đánh châu Địa Lý, bắt được nhiều tù binh. Harivarman II liền cử sứ bộ mang tê ngưu và sản vật quí giá sang Tống triều tiến cống và dâng biểu tố cáo Đại Cồ Việt lại sang xâm chiếm đất đai Chiêm Thành. Vua Tống Thái Tông đích thân đứng ra giảng hòa hai nước Chiem Việt. Ngay trong năm 990, niên hiệu Thuần Hóa năm đàu triều Tống Thái Tông, vua Tống gửi chiếu cho vua Lê...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vua Chiêm Thành là người Việt 4 Vua Chiêm Thành là người Việt 4Năm 990, niên hiệu Hưng Thống thứ 2, vua Lê Đại Hành sai quân sang đánh châuĐịa Lý, bắt được nhiều tù binh. Harivarman II liền cử sứ bộ mang tê ngưu và sảnvật quí giá sang Tống triều tiến cống và dâng biểu tố cáo Đại Cồ Việt lại sang xâmchiếm đất đai Chiêm Thành. Vua Tống Thái Tông đích thân đứng ra giảng hòa hainước Chiem Việt.Ngay trong năm 990, niên hiệu Thuần Hóa năm đàu triều Tống Thái Tông, vuaTống gửi chiếu cho vua Lê yêu cầu bãi binh, và khuyến dụ nước nào hãy giữnguyên biên cảnh nước đó, không được xâm lược lẫn nhau. Vua Lê Đại Hành vìmới được nhà Tống phong Kinh Triệu Quận hầu, và gia phong Kiểm Hiệu Thái úy(5), lại vì việc năm trước vua Chiêm Thành Harivarman II không chứa chấp bọnphản thần Dương Tiến Lộc (6), nên chấp nhận việc bãi binh nghị hòa. Vua Lê ĐạiHành ra lệnh rút quân khỏi châu Địa Lý, đem về đóng giữ châu Bố Chính.Năm 992, niên hiệu Hưng Thống thứ 4, vua Lê Đại Hành trao trả cho ChiêmThành 360 người bị bắt tại châu Địa Lý trong trận đánh năm 990.Cũng trong năm 992, nhà vua sai Phụ Quốc Ngô Tử An đem 3 vạn người mởđường bộ dọc theo bờ biển từ cửa Nam Giới (cửa Sót ở Hà Tĩnh) vượt đèo Ngangvà xuyên suốt qua châu Bố Chính để đến thẳng châu Địa Lý (miền giữa QuảngBình).Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành chỉ được 3 năm (986-989), thời gian làm vuakhông đủ dài và sự nghiệp không có gì hiển hách để lưu lại dấu ấn trong lịch sửbang giao hai nước Chiêm Việt. Tuy vậy, việc Lưu Kế Tông tự lập làm vua ChiêmThành là chuyện có thực. Điều đáng nói là sự kiện lịch sử này sử cũ nước ta hoàntoàn không đả động đến, trong lúc đó thì sử nhà Tống ghi chép rất rõ ràng việcLưu Kế Tông lên ngôi vua và gửi sứ bộ qua Tống triều cầu phong (1), cũng nh ưbiểu tấu của các biên thần ở Quảng Châu và Đạm Châu về việc những ngườiChiêm Thành chống đối Lưu Kế Tông chạy sang Trung Quốc xin qui phụ (2,4).Sử cũ nước ta không hề nhắc nhở đến nhân vật Lưu Kế Tông, thảng hoặc có đềcập đến Lưu Kế Tông thì hoàn toàn không nói đến việc Lưu Kế Tông làm vuaChiêm Thành mà chỉ nói đến chuyện Lưu Kế Tông trốn ở lại.Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng Lưu Kế Tông vốn là một viên Quản giáptrong đạo quân của Lê Đại Hành đi chinh phạt Chiêm Thành năm Thiên Phúc th ứ3 (982). Khi vua Lê rút quân về nước năm Thiên Phúc thứ 4 (983), Lưu Kế Tôngtrốn ở lại. Vua Lê sai người con nuôi (không tường danh tính) đưổi theo bắt được,đem chém. Điều ghi chép này của Toàn Thư có mấy điểm không ổn.Thứ nhất, Quản giáp đời Tiền Lê là chức quan võ phụ trách việc binh bị của mộtchâu, tương đương với chức vụ Tiểu Khu trưởng hay Tư lệnh Quân khu ngày nay,như vậy, việc đào nhiệm của một Quản giáp là một sự kiện quan trọng, sử quankhông thể giản lược chép Lưu Kế Tông trốn ở lại mà không nói rõ thêm vì saotrốn ở lại, trốn ở lại rồi đi đâu, làm gì v.v.Thứ hai, việc đuổi bắt thành công một Quản giáp đào nhiệm là một công trạng khálớn, người được vua sai phái thi hành công tác lại là con nuôi vua, thế mà sử quankhông có được một vài chữ để nói về thân thế nhân vật này, chỉ ghi chú khôngtường danh tánh.Thứ ba, việc vua Lê sai con nuôi đưổi theo bắt được, đem chém được Toàn Thưghi là xẩy ra vào năm Thiên Phúc th ứ 4 (983) đời Lê Đại Hành, trong lúc đó thìTống sử lại chép năm Ung Hy thứ 3 (986) đời Tống Thái Tông, tức l à 3 năm sau,Lưu Kế Tông sai sứ giả là Lý Triều Tiên sang cầu phong. Chả lẽ Lưu Kế Tông bịchém chết rồi sống lại? Chả lẽ sử quan nhà Tống đặt chuyện ra để chép bậy? Mànếu sử nhà Tống chép đúng sự thực thì việc đưổi theo bắt được đem chém làchuyện không hề xẩy ra.Cứ thế mà suy thì việc con nuôi vua Lê được sai phái đi đuổi bắt cũng không hềcó, và việc Lưu Kế Tống trốn ở lại khi vua Lê rút quân về Hoa Lư chỉ đúng sựthực có nửa phần, nghĩa là Lưu Kế Tông đã ở lại chứ không phải trốn ở lại. Nóikhác đi, Lưu Kế Tông đã công khai ở lại, Lưu Kế Tông được chỉ định ở lại để thihành nhiệm vụ. Mà nhiệm vụ gì thích đáng hơn để giao phó cho một Quản giáp (làviên chức trông nom việc binh bị một châu) nếu không là nhiệm vụ chỉ huy đạoquân lưu lại chiếm đóng phần lãnh thổ mới bình định của nước Chiêm Thành, từđèo Ngang đến mũi Varella.Tóm lại, chuyện Lưu Kế Tông tự lập làm vua Chiêm Thành là chuyện có thực.Nguyên ủy của việc Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành là do vua Lê Đại Hànhkhi rút quân về Hoa Lư năm 983 đã lưu lại một đạo quân để chiếm đóng miền bắcChiêm Thành, và cử Quản giáp Lưu Kế Tông chỉ huy đạo quân đó. Nhưng tại saosử nước ta hoàn toàn không đề cập đến việc Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành?Tại sao sử nước ta không ghi chép việc vua L ê có lưu quân chiếm đóng miền bắcChiêm Thành?Và tại sao sử nước ta lại quanh co bịa đặt chuyện Lưu Kế Tông đào nhiệm, bị bắtvà bị xử chém?Đó là những vấn đề cần được nêu lên để làm sáng tỏ một số dữ kiện lịch sử quanyếu trong giai đoạn nền tự chủ của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: