Lịch sử Trung Quốc chương 1-I
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 211.02 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nguyễn Hiến LêSử Trung QuốcNĂM 1979, viết xong cuốn “Kinh Dịch, một tổng hợp Trung triết thời Tiên Tần”, tôi tính chấm dứt công việc biên khảo để viết hồi ký, rồi nghỉ ngơi: đã gần thất tuần rồi. Năm 1981, bộ Hồi ký viết xong, tôi sắp đặt lại các tủ sách ở Sài Gòn và Long Xuyên, không ngờ có tới non năm chục cuốn về lịch sử, văn minh Trung Hoa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Trung Quốc chương 1-I Nguyễn Hiến Lê Sử Trung Quốc TựaNĂM 1979, viết xong cuốn “Kinh Dịch, một tổng hợp Trung triết thời Tiên Tần”,tôi tính chấm dứt công việc biên khảo để viết hồi ký, rồi nghỉ ngơi: đã gần thất tuầnrồi.Năm 1981, bộ Hồi ký viết xong, tôi sắp đặt lại các tủ sách ở Sài Gòn và LongXuyên, không ngờ có tới non năm chục cuốn về lịch sử, văn minh Trung Hoa. Tôilấy ra đọc lại hết, mượn thêm được của bạn 6 -7 cuốn nữa; và cũng như trên bachục năm trước khi tìm hiểu văn học Trung Quốc, tôi vừa đọc vừa ghi chép, và rốtcuộc viết thành bộ sử này, ngoài dự định của tôi.Trung Hoa ngày nay lớn gần bằng cả châu Âu, dân số trên một tỉ (1 phần 5 dân sốthế giới), có truyền thống trọng sử, từ thế kỷ thứ VIII trước Tây Lịch (đời TuyênVương nhà Chu) đã có tín sử, và từ đó đời nào cũng có những sử quan chép sử kỹlưỡng, có công tâm, cho nên tài liệu về sử của họ nhiều vô cùng, rất có giá trị. Bốnnăm chục cuốn tôi được đọc, chỉ như một bụi cây trong một khu rừng rộng, cóthấm gì đâu, cho nên tôi phải hạn chế sự tìm hiểu của tôi.Tôi cho lịch sử Trung Hoa là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đặc(infiniment originale: Guillermaz), tuy ra đời sau vài nền văn minh khác: Ai Cập,Lưỡng Hà... nhưng tồn tại lâu nhất. Khoảng 3.000 năm trước, nó xuất hiện từ miềntrung du sông Hoàng Hà. Trong khi các bộ lạc chung quanh đều bán khai thì nhàÂn (cuối nhà Thương) và nhà Chu đã giỏi về nông tang, đồ đồng, có một tổ chức 1xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tính cách xã hội (thờ Thượng đế, thần xã tắc, chamẹ...), rất ít mê tín, một vũ trụ quan duy vật (thuyết âm dương) và một lối chữtượng hình, hội ý mà một số nhà ngôn ngữ học hiện nay khen là có thể dùng làm lốichữ quốc tế được; mà sự thực trong non 3.000 năm, nó đã đóng vai trò ngôn ngữquốc tế trong “thế giới” của Trung Hoa gồm cả chục dân tộc ở Đông Á.Văn minh đó truyền bá lần lần ra các miền chung quanh mà không phải dùng tới võlực; nó thu phục rồi khai hóa, đồng hóa nhiều bộ lạc dã man, và cuối thời ChiếnQuốc nó đã lan rộng ra gần hết lưu vực hai con sông lớn nhất của Trung Quốc:Hoàng Hà và Dương Tử giang. Rồi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, chấm dứt chếđộ phong kiến, lại mở mang thêm đất đai tới hạ lưu sông Tây Giang (Quảng Đôngngày nay).Phía đông là biển. Phía tây và phía bắc là những cánh đồng cỏ, những sa mạc mênhmông, bạt ngàn, từ đó, các dân tộc du mục hết lớp này tới lớp khác, đột nhập vàođất Trung Hoa, cướp phá mùa màng, súc vật..., người Trung Hoa phải xây trườngthành để chặn họ; từ nhà hán phải chiến đấu với họ, dồn họ về các cánh đồng cỏ,mới đầu có lẽ chỉ là để tự vệ, sau nhân đó mà mở mang thêm bờ cõi, thành mộtcuộc tranh dành đất đai suốt hai ngàn năm, tới cuối nhà Thanh. Hễ Hán (TrungHoa) thịnh thì Hồ (du mục) lùi về phương Bắc để đợi thời Hán suy để vượt trườngthành vào chiếm đất: mới đầu họ chiếm được một phần miền Hoa bắc (các tỉnhThiểm Tây, Sơn Tây...), lần lần họ mạnh lên, chiếm trọn được Hoa bắc, tới bờ sôngDương Tử, sau cùng, đời Nguyên, Thanh, có thời họ làm chủ hoàn toàn non sôngcủa người Hán hai lần: lần đầu một thế kỷ (Nguyên), lần sau hai thế kỷ rưỡi(Thanh). Họ chiếm đất, cai trị dân tộc Hán, dùng văn tự, ngôn ngữ Hán, chỉ trongvài thế hệ Hán hóa, thành người Hán, và khi người Hán dành lại được chủ quyền,thì đất đai của Hồ thành đất đai của Hán, con dân Hồ cũng thành con dân Hán, nhờvậy mà sau thời Nam Bắc triều dân tộc Hán thêm được dòng máu Tiên Ti, TâyTạng, Thác Bạt, sau thời Ngũ Đại, thêm được dòng máu Sa Đà; sau thời Thanhthêm được dòng máu Mãn, Mông, Hồi Hột và đế quốc của họ rộng hơn tất cả các 2đời trước, trừ đời Nguyên. Hiện tượng đó có thể nói là độc nhất trong lịch sử nhânloại.Hơn nữa, họ tiếp thu các văn minh khác, một cách có “sáng tác” - theo ngôn ngữngày nay - như tiếp thu đạo Phật của Ấn mà làm giàu cho triết học của họ, cho cảtriết học Ấn nữa. Ngày nay họ đương tiếp thu văn minh phương Tây và đã có ýmuốn sửa đổi chính sách của Nga: họ còn dò dẫm, ta chờ xem họ có thành cônghay không.Một điểm nữa tôi muốn nhấn mạnh: ảnh hưởng của Khổng Tử tới lịch sử TrungHoa.Ông chủ trương vua phải là người có tài, đức; ngôi vua không truyền cho con màtruyền cho người hiền như Nghiêu truyền cho Thuấn, Thuấn cho Vũ; nhưng thờiông, sự truyền tử đã có từ lâu đời, không thể bỏ được; ông chỉ có thể cải thiện chếđộ, đào tạo những kẻ sĩ có tài, để giúp bọn quý tộc và lần lần thay họ mà trị nước.Những kẻ sĩ đó đều được tuyển trong dân chúng, và từ Hán, Đường trở đi, chế độquân chủ Trung Hoa có tính cách sĩ trị, không còn giai cấp quý tộc cha truyền connối nắm hết các chức vụ lớn ở trong triều, ngoài quận nữa. Đó là một tiến bộ rấtlớn, người phương Tây phải khen.Ông lại giảm bớt quyền chuyên chế của vua bằng cách đề cao nhiệm vụ, tư cáchcủa sử quan, gián quan; dạy cho vua, quan, kẻ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Trung Quốc chương 1-I Nguyễn Hiến Lê Sử Trung Quốc TựaNĂM 1979, viết xong cuốn “Kinh Dịch, một tổng hợp Trung triết thời Tiên Tần”,tôi tính chấm dứt công việc biên khảo để viết hồi ký, rồi nghỉ ngơi: đã gần thất tuầnrồi.Năm 1981, bộ Hồi ký viết xong, tôi sắp đặt lại các tủ sách ở Sài Gòn và LongXuyên, không ngờ có tới non năm chục cuốn về lịch sử, văn minh Trung Hoa. Tôilấy ra đọc lại hết, mượn thêm được của bạn 6 -7 cuốn nữa; và cũng như trên bachục năm trước khi tìm hiểu văn học Trung Quốc, tôi vừa đọc vừa ghi chép, và rốtcuộc viết thành bộ sử này, ngoài dự định của tôi.Trung Hoa ngày nay lớn gần bằng cả châu Âu, dân số trên một tỉ (1 phần 5 dân sốthế giới), có truyền thống trọng sử, từ thế kỷ thứ VIII trước Tây Lịch (đời TuyênVương nhà Chu) đã có tín sử, và từ đó đời nào cũng có những sử quan chép sử kỹlưỡng, có công tâm, cho nên tài liệu về sử của họ nhiều vô cùng, rất có giá trị. Bốnnăm chục cuốn tôi được đọc, chỉ như một bụi cây trong một khu rừng rộng, cóthấm gì đâu, cho nên tôi phải hạn chế sự tìm hiểu của tôi.Tôi cho lịch sử Trung Hoa là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đặc(infiniment originale: Guillermaz), tuy ra đời sau vài nền văn minh khác: Ai Cập,Lưỡng Hà... nhưng tồn tại lâu nhất. Khoảng 3.000 năm trước, nó xuất hiện từ miềntrung du sông Hoàng Hà. Trong khi các bộ lạc chung quanh đều bán khai thì nhàÂn (cuối nhà Thương) và nhà Chu đã giỏi về nông tang, đồ đồng, có một tổ chức 1xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tính cách xã hội (thờ Thượng đế, thần xã tắc, chamẹ...), rất ít mê tín, một vũ trụ quan duy vật (thuyết âm dương) và một lối chữtượng hình, hội ý mà một số nhà ngôn ngữ học hiện nay khen là có thể dùng làm lốichữ quốc tế được; mà sự thực trong non 3.000 năm, nó đã đóng vai trò ngôn ngữquốc tế trong “thế giới” của Trung Hoa gồm cả chục dân tộc ở Đông Á.Văn minh đó truyền bá lần lần ra các miền chung quanh mà không phải dùng tới võlực; nó thu phục rồi khai hóa, đồng hóa nhiều bộ lạc dã man, và cuối thời ChiếnQuốc nó đã lan rộng ra gần hết lưu vực hai con sông lớn nhất của Trung Quốc:Hoàng Hà và Dương Tử giang. Rồi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, chấm dứt chếđộ phong kiến, lại mở mang thêm đất đai tới hạ lưu sông Tây Giang (Quảng Đôngngày nay).Phía đông là biển. Phía tây và phía bắc là những cánh đồng cỏ, những sa mạc mênhmông, bạt ngàn, từ đó, các dân tộc du mục hết lớp này tới lớp khác, đột nhập vàođất Trung Hoa, cướp phá mùa màng, súc vật..., người Trung Hoa phải xây trườngthành để chặn họ; từ nhà hán phải chiến đấu với họ, dồn họ về các cánh đồng cỏ,mới đầu có lẽ chỉ là để tự vệ, sau nhân đó mà mở mang thêm bờ cõi, thành mộtcuộc tranh dành đất đai suốt hai ngàn năm, tới cuối nhà Thanh. Hễ Hán (TrungHoa) thịnh thì Hồ (du mục) lùi về phương Bắc để đợi thời Hán suy để vượt trườngthành vào chiếm đất: mới đầu họ chiếm được một phần miền Hoa bắc (các tỉnhThiểm Tây, Sơn Tây...), lần lần họ mạnh lên, chiếm trọn được Hoa bắc, tới bờ sôngDương Tử, sau cùng, đời Nguyên, Thanh, có thời họ làm chủ hoàn toàn non sôngcủa người Hán hai lần: lần đầu một thế kỷ (Nguyên), lần sau hai thế kỷ rưỡi(Thanh). Họ chiếm đất, cai trị dân tộc Hán, dùng văn tự, ngôn ngữ Hán, chỉ trongvài thế hệ Hán hóa, thành người Hán, và khi người Hán dành lại được chủ quyền,thì đất đai của Hồ thành đất đai của Hán, con dân Hồ cũng thành con dân Hán, nhờvậy mà sau thời Nam Bắc triều dân tộc Hán thêm được dòng máu Tiên Ti, TâyTạng, Thác Bạt, sau thời Ngũ Đại, thêm được dòng máu Sa Đà; sau thời Thanhthêm được dòng máu Mãn, Mông, Hồi Hột và đế quốc của họ rộng hơn tất cả các 2đời trước, trừ đời Nguyên. Hiện tượng đó có thể nói là độc nhất trong lịch sử nhânloại.Hơn nữa, họ tiếp thu các văn minh khác, một cách có “sáng tác” - theo ngôn ngữngày nay - như tiếp thu đạo Phật của Ấn mà làm giàu cho triết học của họ, cho cảtriết học Ấn nữa. Ngày nay họ đương tiếp thu văn minh phương Tây và đã có ýmuốn sửa đổi chính sách của Nga: họ còn dò dẫm, ta chờ xem họ có thành cônghay không.Một điểm nữa tôi muốn nhấn mạnh: ảnh hưởng của Khổng Tử tới lịch sử TrungHoa.Ông chủ trương vua phải là người có tài, đức; ngôi vua không truyền cho con màtruyền cho người hiền như Nghiêu truyền cho Thuấn, Thuấn cho Vũ; nhưng thờiông, sự truyền tử đã có từ lâu đời, không thể bỏ được; ông chỉ có thể cải thiện chếđộ, đào tạo những kẻ sĩ có tài, để giúp bọn quý tộc và lần lần thay họ mà trị nước.Những kẻ sĩ đó đều được tuyển trong dân chúng, và từ Hán, Đường trở đi, chế độquân chủ Trung Hoa có tính cách sĩ trị, không còn giai cấp quý tộc cha truyền connối nắm hết các chức vụ lớn ở trong triều, ngoài quận nữa. Đó là một tiến bộ rấtlớn, người phương Tây phải khen.Ông lại giảm bớt quyền chuyên chế của vua bằng cách đề cao nhiệm vụ, tư cáchcủa sử quan, gián quan; dạy cho vua, quan, kẻ ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 246 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 242 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 204 0 0 -
4 trang 200 0 0
-
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 120 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 113 0 0 -
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 103 0 0 -
4 trang 70 0 0
-
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 62 0 0 -
Đề tài: Xây dựng dự án khả thi hệ thống quản lý thư viện ĐHQG HN
20 trang 57 0 0