Lịch sử Trung Quốc chương 3-I
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 130.85 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sử Trung QuốcNguồn gốcA. Huyền thoại Dân tộc nào cũng tạo ra một số huyền thoại để giảng giải nguồn gốc của mình; địa thế của xứ sở, do đâu mà có núi, sông; đất đại được khai phá ra sao, và dân tộc bắt đầu văn minh ra sao... 1. Bàn Cổ Người Việt chúng ta tự cho là con Rồng cháu Tiên, người Nhật Bản tự nhận là con cháu nữ thần Mặt Trời; người Trung Hoa bảo tổ tiên của họ chỉ là một người, ông Bàn Cổ, nhưng ông Bàn Cổ còn hơn cả Rồng, Tiên,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Trung Quốc chương 3-I Sử Trung Quốc Chương II Nguồn gốcA. Huyền thoạiDân tộc nào cũng tạo ra một số huyền thoại để giảng giải nguồn gốc của mình; địathế của xứ sở, do đâu mà có núi, sông; đất đại được khai phá ra sao, và dân tộc bắtđầu văn minh ra sao...1. Bàn CổNgười Việt chúng ta tự cho là con Rồng cháu Tiên, người Nhật Bản tự nhận là concháu nữ thần Mặt Trời; người Trung Hoa bảo tổ tiên của họ chỉ là một người, ôngBàn Cổ, nhưng ông Bàn Cổ còn hơn cả Rồng, Tiên, và Mặt Trời nữa.Theo một học giả Trung Hoa, ông Tsui Chi trong cuốn Histoire de la Chine et de laCivilisation Chinoise (Payot, 1949) thì thời khai thiên lập địa, trời và đất như lòngtrắng và lòng đỏ trứng gà; rồi ông Bàn Cổ sinh ra, lấy những chất trong và sáng tạora trời, những chất đục và tối tạo ra đất. Mỗi ngày ông lớn lên được một trượng(khoảng 3 mét), trời cao thêm được một trượng và đất cũng dày thêm được bấynhiêu. Ông sống được 18.000 năm, khi ông mất thì trời cao lắm và đất cũng dàylắm rồi.Ông khóc, nước mắt ông chảy xuống trở thành sông Hoàng Hà và sông Dương Tử,ông thở thành gió, nói thì thành sấm, mắt ông đưa qua chớp lại thành chớp? Khiông mất, xác ông rơi xuống từng mảnh thành năm ngọn núi thiêng ở Trung Hoa,tức Ngũ Nhạc (Thái Sơn, Hoa Sơn...); hai mắt ông thành mặt trời, mặt trăng, mỡ 1của ông chảy ra thành sông, biển và tóc ông đâm rễ trong lòng đất, thành cây cối.2. Tam HoàngKhông rõ bao nhiêu năm sau khi Bàn Cổ chết thì có những ông vua đầu tiên củaTrung Quốc; mà ba ông vua - Tam Hoàng - đó là ai thì các học giả Trung Hoakhông nhất trí với nhau. Có ít nhất ba giả thuyết:a. Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng.b. Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế.c. Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông (theo Tsui Chi, sách đã dẫn).3. Ngũ ĐếSau Tam Hoàng tới Ngũ Đế. Cũng có nhiều thuyết về Ngũ Đế:a. Thái Hạo, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.b. Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.c. Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Chí (theo Từ Hải).d. Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn (theo Tsui Chi).Thật là lộn xộn, cùng một ông, như Thần Nông, khi thì gọi là Hoàng, khi gọi là Đế,khi thì làm vua trước Hoàng Đế (2b), khi thì sau (3a).Những ông được nhắc tới nhiều nhất là:- Hoàng Đế, một ông được coi là tạo nên nền văn minh Trung Hoa: chữ viết, côngnghệ; bà vợ ông dạy cho dân tộc Trung Hoa nuôi tằm, dệt lụa.- Thần Nông, dạy dân cày ruộng, trồng lúa, và tìm được nhiều cây để chữa bệnh.- Phục Hi (cũng gọi là Thái Hạo), đặt ra bát quái, căn bản của Kinh Dịch.Nên kể thêm bà Nữ Oa, có công luyện đá ngũ sắc để vá trời khi trời sụp đổ vìnhững cây cột chống trời gãy.Mấy vị đó toàn là do dân Trung Hoa tưởng tượng ra cả rồi cho họ trị vì từ khoảng –2.900 (dấu - trước con số có nghĩa là trước kỷ nguyên Tây lịch) tới khoảng – 2.350.Chỉ có hai ông Nghiêu, Thuấn là có thể coi bán thực bán huyền (semi-historique). 24. Từ Nghiêu, Thuấn tới cuối nhà Hạ.Dân tộc Trung Hoa tin rằng thời đại hoàng kim của họ là thời Nghiêu, Thuấn, haiông vua mà họ coi là bậc thánh (Nghiêu: - 2.356 – 2.255, Thuấn – 2.255 – 2.205)rất bình dân, sống trong nhà lá, ăn mặc đạm bạc, giản dị như dân, rất yêu dân vàgiỏi trị nước: người dân nào cũng sung sướng, đủ ăn; không có trộm cướp (cửakhông phải đóng, không ai nhặt của rơi ngoài đường), không có giặc giã, cha thì từ,con thì hiếu, người già được kính trọng,không ai cô độc, muộn vợ muộn chồng ...Đáng quý nhất là hai ông thánh đó biết lựa người hiền để phụ tá mình, khi gần chết,không ai coi ngôi vua là của mình, không truyền ngôi cho con mà truyền ngôi chongười hiền: Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn, Thuấn cho Vũ.Truyền thuyết đó có một vẻ huyền thoại. Nội một điều vua Nghiêu ở ngôi đúng mộttrăm năm cũng đủ cho ta ngờ rồi.Nhiều học giả cho rằng Khổng tử tạo ra huyền thoại đó để chống đỡ tư tưởng chínhtrị của ông. Có thể như vậy. Bộ sử cổ nhất của Trung Hoa là Kinh Thư có chép vềNghiêu, Thuấn trong Ngu Thư (sử đời Ngu, tức đời vua Thuấn), nhưng Ngu thư lạibị các học giả ngày nay ngờ là nguỵ thư do nhà nho đời Hán viết vào khoảng thế kỷthứ hai sau Tây lịch. Vậy thì tác phẩm đầu tiên nói tới Nghiêu Thuấn phải kể là bộLuận Ngữ, trong các bài 18, 19 thiên VIII, 4 thiên XV, và I thiên XX.Bài XX-1 (tuy không ghi rõ là lời Khổng Tử, nhưng có thể tin được là tư tưởng củaông) chép lời Nghiêu khuyên Thuấn giữ đạo trung chính khi nhường ngôi choThuấn, và sau Thuấn cũng khuyên lại Vũ như vậy khi nhường ngôi cho Vũ.Còn hai bài thiên VIII thì khen sự nghiệp của Nghiêu vòi vọi, vĩ đại như trời (bài19), và đức của Thuấn, Vũ rất cao vì được nhường ngôi mà chẳng lấy làm vui,nghĩa là chẳng màng vinh hoa, phú quý (bài 18).Theo thiển kiến, Khổng tử không thể tạo nên một huyền thoại, và có thể huyềnthoại đó đã mờ mờ có từ cả ngàn năm trước, dựa trên một chút sự thực nào ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Trung Quốc chương 3-I Sử Trung Quốc Chương II Nguồn gốcA. Huyền thoạiDân tộc nào cũng tạo ra một số huyền thoại để giảng giải nguồn gốc của mình; địathế của xứ sở, do đâu mà có núi, sông; đất đại được khai phá ra sao, và dân tộc bắtđầu văn minh ra sao...1. Bàn CổNgười Việt chúng ta tự cho là con Rồng cháu Tiên, người Nhật Bản tự nhận là concháu nữ thần Mặt Trời; người Trung Hoa bảo tổ tiên của họ chỉ là một người, ôngBàn Cổ, nhưng ông Bàn Cổ còn hơn cả Rồng, Tiên, và Mặt Trời nữa.Theo một học giả Trung Hoa, ông Tsui Chi trong cuốn Histoire de la Chine et de laCivilisation Chinoise (Payot, 1949) thì thời khai thiên lập địa, trời và đất như lòngtrắng và lòng đỏ trứng gà; rồi ông Bàn Cổ sinh ra, lấy những chất trong và sáng tạora trời, những chất đục và tối tạo ra đất. Mỗi ngày ông lớn lên được một trượng(khoảng 3 mét), trời cao thêm được một trượng và đất cũng dày thêm được bấynhiêu. Ông sống được 18.000 năm, khi ông mất thì trời cao lắm và đất cũng dàylắm rồi.Ông khóc, nước mắt ông chảy xuống trở thành sông Hoàng Hà và sông Dương Tử,ông thở thành gió, nói thì thành sấm, mắt ông đưa qua chớp lại thành chớp? Khiông mất, xác ông rơi xuống từng mảnh thành năm ngọn núi thiêng ở Trung Hoa,tức Ngũ Nhạc (Thái Sơn, Hoa Sơn...); hai mắt ông thành mặt trời, mặt trăng, mỡ 1của ông chảy ra thành sông, biển và tóc ông đâm rễ trong lòng đất, thành cây cối.2. Tam HoàngKhông rõ bao nhiêu năm sau khi Bàn Cổ chết thì có những ông vua đầu tiên củaTrung Quốc; mà ba ông vua - Tam Hoàng - đó là ai thì các học giả Trung Hoakhông nhất trí với nhau. Có ít nhất ba giả thuyết:a. Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng.b. Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế.c. Phục Hi, Nữ Oa, Thần Nông (theo Tsui Chi, sách đã dẫn).3. Ngũ ĐếSau Tam Hoàng tới Ngũ Đế. Cũng có nhiều thuyết về Ngũ Đế:a. Thái Hạo, Hoàng Đế, Thần Nông, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.b. Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc.c. Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đế Chí (theo Từ Hải).d. Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn (theo Tsui Chi).Thật là lộn xộn, cùng một ông, như Thần Nông, khi thì gọi là Hoàng, khi gọi là Đế,khi thì làm vua trước Hoàng Đế (2b), khi thì sau (3a).Những ông được nhắc tới nhiều nhất là:- Hoàng Đế, một ông được coi là tạo nên nền văn minh Trung Hoa: chữ viết, côngnghệ; bà vợ ông dạy cho dân tộc Trung Hoa nuôi tằm, dệt lụa.- Thần Nông, dạy dân cày ruộng, trồng lúa, và tìm được nhiều cây để chữa bệnh.- Phục Hi (cũng gọi là Thái Hạo), đặt ra bát quái, căn bản của Kinh Dịch.Nên kể thêm bà Nữ Oa, có công luyện đá ngũ sắc để vá trời khi trời sụp đổ vìnhững cây cột chống trời gãy.Mấy vị đó toàn là do dân Trung Hoa tưởng tượng ra cả rồi cho họ trị vì từ khoảng –2.900 (dấu - trước con số có nghĩa là trước kỷ nguyên Tây lịch) tới khoảng – 2.350.Chỉ có hai ông Nghiêu, Thuấn là có thể coi bán thực bán huyền (semi-historique). 24. Từ Nghiêu, Thuấn tới cuối nhà Hạ.Dân tộc Trung Hoa tin rằng thời đại hoàng kim của họ là thời Nghiêu, Thuấn, haiông vua mà họ coi là bậc thánh (Nghiêu: - 2.356 – 2.255, Thuấn – 2.255 – 2.205)rất bình dân, sống trong nhà lá, ăn mặc đạm bạc, giản dị như dân, rất yêu dân vàgiỏi trị nước: người dân nào cũng sung sướng, đủ ăn; không có trộm cướp (cửakhông phải đóng, không ai nhặt của rơi ngoài đường), không có giặc giã, cha thì từ,con thì hiếu, người già được kính trọng,không ai cô độc, muộn vợ muộn chồng ...Đáng quý nhất là hai ông thánh đó biết lựa người hiền để phụ tá mình, khi gần chết,không ai coi ngôi vua là của mình, không truyền ngôi cho con mà truyền ngôi chongười hiền: Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn, Thuấn cho Vũ.Truyền thuyết đó có một vẻ huyền thoại. Nội một điều vua Nghiêu ở ngôi đúng mộttrăm năm cũng đủ cho ta ngờ rồi.Nhiều học giả cho rằng Khổng tử tạo ra huyền thoại đó để chống đỡ tư tưởng chínhtrị của ông. Có thể như vậy. Bộ sử cổ nhất của Trung Hoa là Kinh Thư có chép vềNghiêu, Thuấn trong Ngu Thư (sử đời Ngu, tức đời vua Thuấn), nhưng Ngu thư lạibị các học giả ngày nay ngờ là nguỵ thư do nhà nho đời Hán viết vào khoảng thế kỷthứ hai sau Tây lịch. Vậy thì tác phẩm đầu tiên nói tới Nghiêu Thuấn phải kể là bộLuận Ngữ, trong các bài 18, 19 thiên VIII, 4 thiên XV, và I thiên XX.Bài XX-1 (tuy không ghi rõ là lời Khổng Tử, nhưng có thể tin được là tư tưởng củaông) chép lời Nghiêu khuyên Thuấn giữ đạo trung chính khi nhường ngôi choThuấn, và sau Thuấn cũng khuyên lại Vũ như vậy khi nhường ngôi cho Vũ.Còn hai bài thiên VIII thì khen sự nghiệp của Nghiêu vòi vọi, vĩ đại như trời (bài19), và đức của Thuấn, Vũ rất cao vì được nhường ngôi mà chẳng lấy làm vui,nghĩa là chẳng màng vinh hoa, phú quý (bài 18).Theo thiển kiến, Khổng tử không thể tạo nên một huyền thoại, và có thể huyềnthoại đó đã mờ mờ có từ cả ngàn năm trước, dựa trên một chút sự thực nào ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 265 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 256 0 0 -
4 trang 217 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 206 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 130 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 115 0 0 -
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 104 0 0 -
4 trang 83 0 0
-
1 trang 70 0 0
-
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 65 0 0